Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1548
Title: NHẬN XẫT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DẪN LƯU Ổ TỤ DỊCH Ở BỆNH NHÂN VIấM TỤY CẤP
Authors: MAI THỊ THU, THẢO
Advisor: TRẦN NGỌC, ÁNH
Keywords: Nội – Tiêu hóa
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Viêm tụy cấp là tổn thương viêm nhu mô tuyến tụy ở các mức độ từ nhẹ đến nặng do rối loạn chức năng tụy ngoại tiết với tỷ lệ mắc đang tăng trên toàn cầu.Viêm tụy cấp là một cấp cứu thường gặp và là một trong những bệnh khó tiên lượng nhất trong chuyên khoa tiêu hoá. Hàng năm có tới 270.000 ca viêm tụy cấp nhập viện, chi phí điều trị nội trú đã lên đến 2,5 tỷ đô la tại Hoa Kỳ 1. Viêm tụy cấp nặng thường có các biến chứng tại chỗ như hoại tử tụy, quanh tụy, nhiễm trùng, chảy máu và suy tạng kèm theo 2. Khoảng 15-20% VTC tiến triển nặng trong số này có khoảng 30% là viêm tụy cấp hoại tử nhiễm trùng với tỷ lệ tử vong 15-39%3. Hình thành ổ tụ dịch là biến chứng tại chỗ thường gặp của viêm tụy cấp. Ổ tụ dịch được quan sát thấy khoảng 37% trong số các bệnh nhân bị viêm tụy cấp, thường có xu hướng xuất hiện gặp trong 4 tuần đầu kể từ khi xuất hiện triệu chứng4 trong đó có đến hơn 50% hình thành sau viêm tụy cấp thể phù5.Trong viêm tụy việc hoạt hóa trypsinogen thành trypsin (một enzyme hoạt động) ngay trong lòng ống tụy, enzyme này gây tổn thương tụy dẫn tới đáp ứng viêm tại tụy cũng như toàn bộ hệ thống cơ thể, nặng có thể gây suy đa phủ tạng hoặc tử vong. Khi đó việc dẫn lưu dịch tụy sẽ làm giảm một số lượng lớn các chất trung gian gây viêm, enzyme và các chất chuyển hóa độc hại, do đó làm giảm sự kích thích của đám rối sau phúc mạc và phù tụy, cải thiện vi tuần hoàn tụy, do đó thúc đẩy phục hồi chức năng đường ruột. Can thiệp ổ tụ dịch trong viêm tụy cấp có thể bao gồm: dẫn lưu qua nội soi, dẫn lưu qua da hoặc phẫu thuật tùy vào từng bệnh nhân mà có các phương pháp phù hợp. Quyết định phẫu thuật, can thiệp dẫn lưu qua nội soi hay qua da phụ thuộc vào vị trí giải phẫu ổ tụ dịch, kỹ thuật chuyên môn của bác sĩ nội soi, điện quang hay phẫu thuật. Trước kia viêm tụy hoại tử nhiễm trùng thường được chỉ định phẫu thuật mặc dù hiệu quả dẫn lưu cao nhưng kết quả điều trị chưa đạt như mong muốn với tỷ lệ biến chứng và tử vong tương ứng là 35% và 10%6. Gần đây một số kỹ thuật xâm lấn tối thiểu được biết đến trong đó dẫn lưu ổ tụ dịch qua da (PCD: Percutaneous catheter drainage) là kỹ thuật tiếp cận tối thiểu đầu tiên được sử dụng để dẫn lưu ổ tụ dịch hoại tử 7, 8. Chỉ định dẫn lưu ổ tụ dịch trong viêm tụy cấp trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện tại còn nhiều tranh cãi. Theo Atlanta cải tiến 2012 ổ tụ dịch khi có triệu chứng được khuyến cáo dẫn lưu, hầu hết các tác giả đều thống nhất ổ tụ dịch nhiễm trùng có chỉ định dẫn lưu 9. Dẫn lưu ổ tụ dịch qua da (PCD) đã trở thành một phương pháp lựa chọn trong điều trị viêm tụy cấp nặng. PCD kết hợp với sử dụng kháng sinh sớm có thể làm giảm sự giải phóng các chất trung gian gây viêm và phục hồi nhiễm trùng.Theo một số nghiên cứu trên thế giới tỷ lệ thành công của dẫn lưu ổ tụ dịch qua da trong viêm tụy hoại tử nhiễm trùng tương đối thay đổi và dao động có thể lên đến 74%, có thể kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng và hầu như không có biến chứng liên quan đến kỹ thuật 10, 11. Dẫn lưu ổ tụ dịch ở bệnh nhân viêm tụy cấp tại các bệnh viện có đủ chuyên ngành có thể làm giảm thời gian nằm viện từ đó khảo sát những ổ tụ dịch cần đảm bảo các tiêu chí nào phải dẫn lưu sớm.Vì thế chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm tụy cấp có dẫn lưu ổ tụ dịch. 2. Nhận xét kết quả điều trị dẫn lưu qua da ổ tụ dịch có nhiễm trùng ở bệnh nhân viêm tụy cấp.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1548
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0355.pdf
  Restricted Access
1.91 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.