Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1533
Title: Mễ HèNH BỆNH TẬT VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHI THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2017 - 2019
Authors: PHÙNG ĐỨC, TOÀN
Advisor: Nguyễn Văn, Hiến
Keywords: Quản lý Y tế
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Mô hình bệnh tật của một quốc gia hay một địa phương, một cộng đồng là sự phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia hay cộng đồng đó1. Nghiên cứu cơ cấu bệnh của một khoa, một bệnh viện có ý nghĩa thiết thực trong công tác tổ chức y tế, xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ phù hợp, điều trị dự phòng, huấn luyện, đào tạo và nghiên cứu khoa học2. Việc xác định mô hình bệnh tật giúp cho ngành y tế xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho nhân dân một cách toàn diện, đầu tư cho công tác phòng chống bệnh có chiều sâu và trọng điểm, từng bước hạ thấp tỷ lệ tử vong cho cộng đồng, nâng cao chăm sóc sức khỏe nhân dân. Xã hội ngày càng phát triển, mô hình bệnh tật cũng thay đổi, do vậy cần có những nghiên cứu về mô hình bệnh tật thường xuyên để kịp thời đáp ứng nhu cầu thực tế trong chăm sóc sức khỏe. Mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển có sự khác biệt rõ rệt với mô hình bệnh tật của các nước phát triển. Ở các nước đang phát triển bệnh nhiễm khuẩn đang có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao, trong khi đó các nước phát triển bệnh không lây như: tim mạch, dị tật bẩm sinh, ung thư, rối loạn nội tiết và chuyển hoá ngày càng gia tăng2. Tại Việt Nam, mô hình bệnh tật đã có nhiều thay đổi. Trong khi bệnh lây nhiễm đang có xu hướng giảm thì bệnh không lây nhiễm đang gia tăng nhanh chóng. Các bệnh thuộc nhóm bệnh lây nhiễm là nguyên nhân chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi trong khi đó ở người già trên 60 tuổi, nhóm bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân chủ yếu3. Việt Nam phải đối mặt với mô hình bệnh tật kép bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm. Trong đó bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam và là nguyên nhân gây ra 77% tổng số tử vong toàn quốc. Đây là một thách thức lớn cho ngành y tế Việt Nam4. Mô hình bệnh tật ở trẻ em đến khám và điều trị tại các bệnh viện cũng khác nhau. Nghiên cứu của Trương Thị Mai Hồng tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2007 - 2011 cho thấy: Mặt bệnh nổi bật vào khoa cấp cứu là hô hấp (19%-24%), ngoại (18%-19%), tiêu hoá, sơ sinh tuỳ theo từng năm, sau đó đến các bệnh nhiễm trùng2. Nghiên cứu của Lê Thanh Hải, Nguyễn thị Hồng Lạc tại Khoa Nhi, Bệnh viện Nông Nghiệp): Trong 2 năm có mô hình bệnh cấp cứu cho trẻ em là: bệnh hô hấp (79,5%), bệnh tiêu hóa (17,7%), bệnh bẩm sinh (0,9%), bệnh thần kinh (1,5%), bệnh tim mạch (17,5%)5. Nghiên cứu của Võ Phương Khanh tại Bệnh viện Nhi Đồng 2: Bệnh đường hô hấp 39,9%, bệnh nhiễm trùng 28,2%, bệnh đường tiêu hóa 8,9% và bệnh bẩm sinh 4,3%6. Bệnh viện Nhi Thanh Hóa được thành lập ngày 01/06/2001, chính thức đi vào hoạt động tháng 09/2007. Trải qua hơn 12 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã khám và điều trị cho 1.468.248.689 lượt người bệnh7. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu đầy đủ về mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa để hỗ trợ cho công tác quản lý, đề ra kế hoạch khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với thực tiễn từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Một câu hỏi đặt ra là mô hình bệnh tật của người bệnh điều trị tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa hiện nay như thế nào? Hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện ra sao để đáp ứng mô hình bệnh tật của người bệnh nội trú. Để trả lời cho các câu hỏi này chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Mô hình bệnh tật và hoạt động khám chữa bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, giai đoạn 2017 - 2019”. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả thực trạng mô hình bệnh tật của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, giai đoạn 2017 - 2019. 2. Phân tích kết quả thực hiện một số chỉ số hoạt động khám chữa bệnh và một số yếu tố liên quan đến hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, giai đoạn 2017 - 2019.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1533
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0340.pdf
  Restricted Access
2.07 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.