Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1195
Title: BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VIÊM ÂM ĐẠO BẰNG MÁY GMD-S600 TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Authors: HÀ THỊ HẢI, HƯỜNG
Advisor: Phạm Huy Hiền, Hào
Keywords: Sản phụ khoa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Nhiễm khuẩn đường sinh sản (NKĐSS) là một trong những bệnh lý phụ khoa phổ biến gặp ở khoảng 80% phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản [1], trong đó chủ yếu là viêm âm đạo. Nghiên cứu của Phạm Thu Xanh năm 2014 cho thấy tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ là 60,8% và viêm âm đạo đơn thuần là 37,9% [2]. Viêm âm đạo không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại có nhiều hệ lụy đến sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm âm đạo có thể gây ra những hậu quả như viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung. Ở phụ nữ có thai, viêm âm đạo có thể gây ra các hậu quả nặng nề như sẩy thai, đẻ non, thai lưu, vỡ ối non, nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn hậu sản, nhiễm khuẩn sơ sinh, dị tật bẩm sinh [3] . Các mầm bệnh gây viêm âm đạo thường gặp như nấm, Trichomonas, các vi khuẩn cơ hội (chủ yếu là Gardnerella vaginalis) và vi khuẩn kỵ khí làm thay đổi môi trường âm đạo, dẫn đến làm giảm hoặc tiêu diệt các quần thể vi khuẩn lành tính ở âm đạo, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Các vi khuẩn Gram âm, Gram dương như liên cầu, tụ cầu, E. coli… đều có thể gặp trong viêm âm đạo, ngoài ra cũng có thể do các tác nhân đặc hiệu như lậu cầu, Chlamydia trachomatis [4]. Gần đây, vai trò của vi khuẩn ưa khí cũng đang được nghiên cứu và cho thấy những tác động lớn gây nên tình trạng viêm âm đạo [5]. Chẩn đoán viêm âm đạo hiện nay chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, soi tươi, nhuộm Gram và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, kết quả chẩn đoán đôi khi mang tính chủ quan, còn một số khó khăn trong trang thiết bị, nhân lực, việc tự điều trị của người bệnh cũng như sự phức tạp trong trường hợp phối hợp các nguyên nhân cùng gây bệnh [6]. Kết quả xét nghiệm thiếu chính xác có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Vì vậy, việc chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời căn nguyên gây viêm âm đạo đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ đặc biệt phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Dù đa dạng về nguyên nhân gây bệnh, viêm âm đạo chủ yếu do sự mất cân bằng trong môi trường âm đạo. Bình thường, cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại đều có trong âm đạo, nhưng khi môi trường âm đạo bị thay đổi thì vi khuẩn có hại sẽ chiếm ưu thế, do vậy, nếu tìm ra được cách thức kiểm soát các vi khuẩn có lợi cùng việc tạo ra axit của chúng thì vấn đề sẽ được giải quyết… Hiện nay, nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ, đã có nhiều phương pháp để chẩn đoán viêm âm đạo như xét nghiệm sinh học phân tử hoặc các xét nghiệm nhanh (point-of-care test) cũng cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu cao [7]. Máy xét nghiệm viêm âm đạo GMD-S600 sử dụng phương pháp so màu điện quang và chụp dòng chảy tế bào để đánh giá số lượng hình thái các vi khuẩn trên mẫu khí hư và dùng các enzyme như Leucocyte esterase, Neuraminidase, Hydrogen peroxide,... để có thể đánh giá và phân loại các căn nguyên gây viêm âm đạo. Tuy nhiên, ở nước ta chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả của phương pháp xét nghiệm bằng máy GMD-S600, do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bước đầu nghiên cứu chẩn đoán viêm âm đạo bằng máy GMD-S600 tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương” với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân đến khám phụ khoa. 2. Nhận xét kết quả chẩn đoán viêm âm đạo bằng máy GMD-S600.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1195
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20CKII0197.pdf
  Restricted Access
1.83 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.