Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1088
Title: GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ AMH, LH/FSH, AFC TRONG CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG
Authors: LÊ, TRỌNG TÀI
Advisor: GS.TS NGUYỄN, VIẾT TIẾN
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Hội chứng buồng trứng đa nang – HCBTĐN (PCOS: polycystic ovarian syndrome) là hội chứng gây rối loạn nội tiết và chuyển hóa phổ biến, xảy ra trong khoảng 5 - 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản1. Người mắc HCBTĐN có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, quan trọng nhất bao gồm rối loạn phóng noãn, các dấu hiệu cường androgen và hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm. Các biểu hiện thay đổi rất nhiều giữa các cá thể, chủng tộc và vùng miền khác nhau. Trên từng cá thể, biểu hiện của HCBTĐN cũng có thể thay đổi tùy theo các giai đoạn khác nhau của cuộc sống2. HCBTĐN được Stein và Leventhal mô tả từ năm 1935, kể từ đó đến những năm gần đây người ta vẫn chưa hiểu rõ được đầy đủ về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh đến phương pháp hiệu quả nhất để điều trị hiếm muộn cho phụ nữ bị HCBTĐN. HCBTĐN là một tình trạng bệnh lý hay gặp trong điều trị vô sinh và nội tiết. Trong các trường hợp vô sinh do rối loạn phóng noãn thì HCBTĐN chiếm tới 75%3. Hiện tượng rối loạn phóng noãn thực ra là hậu quả của rối loạn nội tiết sinh sản do HCBTĐN gây ra. Có nhiều tác giả nhận thấy AMH cao, tỉ lệ LH/FSH cao hơn và Prolactin cao hơn bình thường là thường gặp ở phụ nữ bị HCBTĐN. Ngoài các rối loạn nội tiết sinh sản thì người ta còn nhận thấy các rối loạn chuyển hóa trao đổi chất ở phụ nữ bị HCBTĐN thường gặp là đái tháo đường, béo phì... Năm 2003 tại Rotterdam, hội thảo Hội sinh sản và Phôi thai học Châu Âu và Hội sức khỏe sinh sản Hoa Kỳ đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán cho PCOS, việc chẩn đoán đưa ra khi có ít nhất 2/3 tiêu chí: - Rối loạn phóng noãn: kinh thưa hoặc không phóng noãn (<9 chu kỳ/năm). - Cường androgen: Rậm lông, Testosteron > 1,5 nmol/l. - Hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm: Ít nhất 12 nang kích thước 2-9 mm trên một lát cắt siêu âm hoặc thể tích buồng trứng >10 cm3. Ngoài các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như rối loạn kinh nguyệt và dấu hiệu rậm lông, béo phì thì với sự phát triển của các kỹ thuật cận lâm sàng như siêu âm đếm nang thứ cấp (Antral Folicle count: AFC), định lượng sự thay đổi hormon và các chất như AMH, LH, FSH, Triglycerid… cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc nâng cao chẩn đoán HCBTĐN trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, việc chẩn đoán PCOS không phải là dễ khi mà các dấu hiệu và triệu chứng không đồng nhất ở những cá thể khác nhau, chủng tộc khác nhau, sự thiếu đi những tiêu chuẩn được chỉ rõ làm cho việc nhận định căn bệnh phổ biến này trở nên mơ hồ đối với các bác sĩ lâm sàng. Có một số lí do đáng kể để tin rằng nhiều phụ nữ mắc HCBTĐN đã bị bỏ sót chẩn đoán vì sự không đồng nhất rỗng rãi trong sự hiện diện lâm sàng của HCBTĐN. Hơn nữa, với thực trạng béo phì đang gia tăng thì tỷ lệ mắc HCBTĐN có thể tăng lên, vì béo phì có thể ảnh hưởng xấu đến nội tiết và chuyển hóa của HCBTĐN 4. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về HCBTĐN đã được thực hiện khoảng 20 năm trở lại đây, với số lượng công bố tương đối nhiều tuy nhiên chưa có nghiên cứu một cách có hệ thống trên toàn quốc và chưa làm rõ được vai trò chẩn đoán của các chỉ số AMH, LH/FSH và AFC trong chẩn đoán HCBTĐN. Xuất phát từ mong muốn thực hiện một nghiên cứu có giá trị thực tiễn góp phần cơ bản vào chẩn đoán và điều trị HCBTĐN, cũng như qua đó giúp những phụ nữ vô sinh do HCBTĐN có được thiên chức làm mẹ, chúng tôi thực hiện đề tài: “Giá trị của chỉ số AMH, LH/FSH, AFC trong chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang”. Với mục tiêu: 1. Tìm hiểu giá trị của chỉ số AMH, LH/FSH, AFC trong chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1088
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1166.pdf
  Restricted Access
1.87 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.