Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/999
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. NGUYỄN, LÂN HIẾU-
dc.contributor.authorONG, THỊ MINH HOA-
dc.date.accessioned2021-10-22T15:30:16Z-
dc.date.available2021-10-22T15:30:16Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/999-
dc.description.abstractRung nhĩ là một rối loạn nhịp tim thường gặp trên lâm sàng và có tỉ lệ mắc tăng lên theo tuổi. Trong số bệnh nhân RN được chẩn đoán có 45% BN từ 75 tuổi trở lên. Chỉ có khoảng 0.1-1.7% RN ở các bệnh nhân tuổi < 65, trong khi đó có tới 5.0% -10.3% ở tuổi từ 75-84 và khoảng 11.1% bệnh nhân từ 85 tuổi trở lên mắc RN.1 Tỉ lệ mắc RN sẽ còn tiếp tục gia tăng do tuổi thọ dân số ngày càng cao. Gánh nặng bệnh tật và kinh tế liên quan đến RN bao gồm các lần nhập viện do RN gây rối loạn huyết động, các biến cố tắc mạch, suy tim và tử vong…2,3 Kiểm soát nhịp là một trong những chiến lược điều trị RN. Ở những bệnh nhân khi mà chiến lược kiểm soát nhịp được thực hiện ngay từ đầu có thể giúp phục hồi nhịp xoang. Từ đó, đem lại những cải thiện đáng kể về triệu chứng, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, trong những trường hợp cấp cứu CN còn có vai trò quyết định cứu sống bệnh nhân. Chuyển nhịp bằng sốc điện và chuyển nhịp bằng thuốc là hai phương pháp vẫn được áp dụng khá nhiều trên lâm sàng bởi tính khả thi, tỉ lệ thành công ban đầu khá cao (88% - 98,9% với sốc điện, 71% - 75% với thuốc)4,5 và giá thành rẻ. Tuy nhiên, nguy cơ tái phát RN sau CN nói chung cũng khá cao. Tỉ lệ tái phát sau 1 năm khoảng 30% và lên tới 71% - 84% nếu không dùng thuốc chống loạn nhịp duy trì sau sốc điện,6 28% - 36% ở bệnh nhân CN bằng thuốc.4 Tái phát RN sau đó cũng liên quan đến tăng tỉ lệ tử vong.7 Làm sao để CN thành công và tỉ lệ tái phát thấp nhất, đem lại những lợi ích lâu dài của việc duy trì nhịp xoang cho bệnh nhân. Việc xác định các yếu tố có liên quan tới tái phát RN là quan trọng. Có rất nhiều yếu tố liên quan tới tái phát RN sau CN đã được nghiên cứu trên thế giới như : tuổi, giới tính, suy tim, suy thận, COPD, LAVI... Một số yếu tố nếu xác định được có thể giải quyết hoàn toàn (ví dụ: cân nặng, ngừng thở khi ngủ, cường giáp) giúp tăng tỉ lệ thành công, giảm tỉ lệ tái phát, giảm nguy cơ biến chứng của thủ thuật, tránh những thủ tục không cần thiết (nhập viện, gây mê, nhịn ăn), giảm chi phí cho BN. Rung nhĩ tái phát phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố, vì vậy nên đánh giá cá thể hóa trước khi quyết định CN cho BN. Tìm hiểu các yếu tố dự báo tái phát RN sau CN giúp các bác sĩ lâm sàng có quyết định tốt hơn, lựa chọn và chuẩn bị BN tốt hơn để thu được những lợi ích lâu dài của việc CN. Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố dự báo tái phát RN sau CN. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tái phát sau chuyển nhịp ở bệnh nhân rung nhĩ” với mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân rung nhĩ được chuyển nhịp. 2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tái phát sớm (24 giờ) sau chuyển nhịp ở những bệnh nhân rung nhĩ trên.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.titleTÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỈ LỆ TÁI PHÁT SAU CHUYỂN NHỊP Ở BỆNH NHÂN RUNG NHĨvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0081.pdf
  Restricted Access
1.43 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.