Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/937
Title: ỨNG DỤNG KỸ THUẬT LAI SO SÁNH HỆ GEN (aCGH) TRONG PHÂN TÍCH BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ
Authors: HOÀNG, THỊ HẢI
Advisor: TS.BS. Đoàn, Thị Kim Phượng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Theo tổ chức Y tế thế giới, dị tật bẩm sinh gặp vào khoảng 1-2% trẻ được sinh ra. Tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương ở Việt Nam, ước tính cứ 100 trẻ sinh ra có trên hai trẻ có các bất thường bẩm sinh. Các bất thường bẩm sinh có nguyên nhân di truyền không chỉ có nguy cơ truyền lại cho thế hệ sau mà còn để lại tâm lý nặng nề cho các bậc cha mẹ, gia đình và xã hội. Những hậu quả này thường là chậm phát triển trí tuệ, đa dị tật hay thậm chí còn chết chu sinh. Việc xác định căn nguyên di truyền liên quan đến nhiều trường hợp bệnh lý là rất cần thiết để tư vấn di truyền và can thiệp về mặt y tế. Để đáp ứng nhu cầu này, các kỹ thuật phát hiện các bất thường di truyền không ngừng phát triển để có thể phát hiện các bất thường với độ phân giải ngày càng cao. Nhiễm sắc thể đồ là một kỹ thuật thường quy trong di truyền lâm sàng, đặc biệt trong chẩn đoán các nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, nhiều bất thường cấu trúc nhỏ của nhiễm sắc thể (dưới 5 Mb) thì nhiễm sắc thể đồ không phát hiện được 1. Nhiều dị tật bẩm sinh xuất hiện ở nhiều thành viên trong gia đình và ở nhiều thế hệ nhưng kết quả karyotype hoàn toàn bình thường. Do đó, việc triển khai các kỹ thuật tiến bộ để nâng cao hiệu quả phát hiện bất thường di truyền rất cần thiết và là xu hướng tất yếu. Kỹ thuật lai so sánh hệ gen (aCGH) đã trở thành một công cụ hữu hiệu để phát hiện sự mất cân bằng bộ gen (đột biến) với độ phân giải cao hơn nhiều (vài trăm base pair) so với phân tích nhiễm sắc thể đồ. Năm 2012, một nghiên cứu phối hợp nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Mỹ đã báo cáo rằng aCGH đã phát hiện thêm 6,0% các thai nhi được chẩn đoán trước sinh có bất thường di truyền mà nhiễm sắc thể đồ không phát hiện được; khả năng phát hiện bất thường lệch bội nhiễm sắc thể của aCGH là tương đương với nhiễm sắc thể đồ2. Ngoài ra, phương pháp này có thể cho phép kiểm tra các bất thường di truyền không cân bằng trên toàn bộ bộ gen chỉ trong một lần xét nghiệm và không cần nuôi cấy tế bào. Chính vì vậy, hiện nay cộng đồng khoa học ngày càng thảo luận nhiều về dự kiến aCGH có khả năng sẽ thay thế karyotype trong chẩn đoán các bệnh nghi ngờ có bất thường di truyền nhiễm sắc thể, đặc biệt là các bệnh nhân chậm phát triển tâm thần thể chất, đa dị tật chưa rõ nguyên nhân3. Ở Việt Nam, áp dụng kỹ thuật aCGH cho chẩn đoán di truyền vẫn còn khá mới mẻ, kỹ thuật này đòi hỏi thực hiện quy trình phức tạp, nghiêm ngặt; đòi hỏi nhân lực được đào tạo chuyên sâu trong phân tích, giải thích và tư vấn kết quả di truyền. Cùng với công cuộc triển khai áp dụng các kỹ thuật mới để nâng cao hiệu quả chẩn đoán bất thường di truyền ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài: “Ứng dụng kỹ thuật lai so sánh hệ gen (aCGH) trong phân tích bất thường nhiễm sắc thể”. Thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi nhằm các mục tiêu sau: 1. Hoàn thiện kỹ thuật lai so sánh hệ gen (aCGH) từ tế bào máu ngoại vi. 2. Xác định một số bất thường nhiễm sắc thể bằng kỹ thuật lai so sánh hệ gen (aCGH).
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/937
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0019.pdf
  Restricted Access
2.08 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.