Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/935
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTS. Lại, Thanh Hiền-
dc.contributor.advisorTS. Trần, Thị Phương Linh-
dc.contributor.authorMAI, VĂN DŨNG-
dc.date.accessioned2021-10-20T16:41:45Z-
dc.date.available2021-10-20T16:41:45Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/935-
dc.description.abstractTáo bón ở trẻ em là tình trạng chậm, khó bài xuất phân kéo dài ≥ 2 tuần gây ảnh hưởng đến tâm lý cho người bệnh 1. Táo bón chiếm khoảng 3 – 5% trẻ đến khám tại bác sĩ nhi khoa và 35% trẻ đến khám ở các bác sĩ nhi tiêu hoá 2. Theo nghiên cứu của Mugie và cộng sự năm 2011, tỷ lệ táo bón trung bình ở trẻ em là 12% 3. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Mai trên 137 trẻ táo bón đến khám tại phòng khám tiêu hoá, Bệnh viện Nhi Trung ương, có 92,5% trẻ mắc táo bón chức năng, không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc táo bón theo giới tính, với tỷ lệ nam/nữ trong nhóm nghiên cứu là 1,4/1 4. Táo bón ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó 10% các trường hợp là táo bón do nguyên nhân thực thể, 90% còn lại là táo bón chức năng. Táo bón chức năng là tình trạng táo bón khi đã loại trừ các nguyên nhân thực thể về giải phẫu, tổ chức sinh học, chỉ còn chức năng ống tiêu hóa chưa hoàn thiện. Trẻ bị táo bón kéo dài có thể mắc những bệnh lý khác như sa trực tràng, trĩ, chảy máu, nứt kẽ hậu môn... Không những thế bệnh còn ảnh hưởng đến tâm lý, giấc ngủ và gây suy dinh dưỡng cho trẻ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các thuốc điều trị táo bón cho trẻ hiện nay là rất cần thiết. Điều trị táo bón chức năng theo Y học hiện đại (YHHĐ) đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp như thay đổi chế độ ăn, huấn luyện đi vệ sinh đúng cách và sử dụng thuốc nhuận tràng hợp lí. Các thuốc chống táo bón tuy có hiệu quả nhưng khi dừng thuốc bệnh nhi thường táo bón trở lại, nếu lạm dụng có thể gây mất nước, lệ thuộc thuốc, giảm hấp thu, rối loạn phản xạ đại tiện... Trong Y học cổ truyền (YHCT), táo bón thuộc phạm vi chứng Tiện bí, là tình trạng đại tiện bí kết không thông, đi ngoài phải ngồi lâu, muốn đi ngoài nhưng phân khó ra. Điều trị táo bón bằng thuốc YHCT có khá nhiều ưu điểm do bài thuốc chữa bệnh ngoài các vị thuốc có tác dụng nhuận tràng, còn có các vị thuốc điều chỉnh theo cơ địa của trẻ nên có thể sử dụng kéo dài mà hạn chế tác dụng không mong muốn và cho kết quả bền vững 5,6. Cốm tan CTB được bào chế từ bài thuốc “Tăng dịch thừa khí thang”, là bài thuốc cổ phương có nguồn gốc từ Ôn bệnh điều biện. Bài thuốc thường được dùng để điều trị chứng tiện bí thể táo nhiệt nội kết. Trên lâm sàng bài thuốc đã được sử dụng để điều trị chứng táo bón mạn tính ở trẻ em dưới dạng thuốc sắc đem lại hiệu quả tốt. Để thuận tiện cho việc bảo quản, sử dụng nhất là trên đối tượng trẻ em, trong nghiên cứu này bài thuốc đã được bào chế dưới dạng cốm tan. Bởi vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu nhằm hai mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng của cốm tan CTB trong điều trị táo bón mạn tính chức năng thể táo nhiệt nội kết ở trẻ em. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của cốm tan CTB trên một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CỐM TAN CTB TRONG ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN MẠN TÍNH CHỨC NĂNG Ở TRẺ EMvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0017.pdf
  Restricted Access
1.68 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.