Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/934
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNGUYỄN, TIẾN QUANG-
dc.contributor.authorNGHIÊM, TRẦN VƯỢNG-
dc.date.accessioned2021-10-20T16:39:30Z-
dc.date.available2021-10-20T16:39:30Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/934-
dc.description.abstractUng thư phổi là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong cao nhất trên thế giới. Theo GLOBOCAN 2018, ước tính có khoảng 2.1 triệu trường hợp mắc mới ung thư phổi, chiếm 11.6% tổng số các trường hợp mắc ung thư mới. Mặc dù các phương pháp điều trị ngày càng phát triển nhưng tỷ lệ tử vong do ung thư vẫn rất cao, ngay cả ở những nước phát triển. Ước tính năm 2018, có khoảng 1.76 triệu trường hợp tử vong do ung thư phổi, chiếm tới 18.4% các trường hợp tử vong do ung thư nói chung. Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ 2 sau ung thư gan, ước tính năm 2018 có hơn 23 000 ca mắc mới, chiếm 14.4% và hơn 16 700 ca tử vong, chiếm 18.4%.1 Do triệu chứng của bệnh ở giai đoạn sớm thường nghèo nàn, không đặc hiệu, dễ nhầm với các bệnh lành tính khác của đường hô hấp nên các bệnh nhân đến viện thường ở giai đoạn muộn, dẫn tới vấn đề điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Lúc này, điều trị không mang tính chất triệt căn mà chỉ điều trị triệu chứng nhằm kéo dài thời gian sống thêm toàn bộ và thời gian sống bệnh không tiến triển cho người bệnh.2,3 Về giải phẫu bệnh, ung thư phổi được chia làm 2 thể chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ, trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm tỷ lệ 80 – 85%.2,3Việc điều trị UTPKTBN giai đoạn IV trong nhiều năm trước đây dựa trên nền tảng cơ bản là hóa trị liệu toàn thân. Những năm gần đây, với những tiến bộ mới trong nghiên cứu con đường dẫn truyền tín hiệu tế bào cũng như các đích phân tử nhất là các tác nhân ức chế Tyrosin kinase tác động lên yếu tố phát triển biểu bì EGFR (Epidermal Growth Factor Receptor) đã làm thay đổi đáng kể tiên lượng và thời gian sống bệnh không tiến triển của những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn. Hơn nữa, tỷ lệ đột biến gen EGFR ở người châu Á chiếm tỷ lệ khá cao so với người châu Âu và châu Mỹ La tinh nên vai trò của các thuốc ức chế tyrosin kinase lại càng được khẳng định.4-7 Erlotinib là một trong những thuốc TKIs được chấp thuận trong điều trị ung thư phổi. Trong các nghiên cứu đối đầu giữa Erlotinib với hóa trị bộ đôi phác đồ chuẩn có platinum, Erlotinib kéo dài thời gian sống thêm bệnh không tiến triển có ý nghĩa thống kê. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về thuốc này sử dụng ở bước một hoặc bước 2 sau khi thất bại với phác đồ hóa chất. Tuy nhiên, các nghiên cứu này được tiến hành trên số lượng đối tượng nghiên cứu không lớn, thời gian theo dõi chưa dài.6,8 Chính vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả Erlotinib trong điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến EGFR” với hai mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến EGFR. 2. Đánh giá kết quả điều trị erlotinib bước một trên nhóm bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến gen EGFR.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ERLOTINIB TRONG ĐIỀU TRỊ BƯỚC MỘT UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN IV CÓ ĐỘT BIẾN EGFRvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0016.pdf
  Restricted Access
1.71 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.