Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/916
Title: ÁP DỤNG BẢNG ĐIỂM JSS TRONG CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ NẶNG VIÊM TỤY CẤP
Authors: DOÃN TRUNG, SAN
Advisor: TRẦN NGỌC, ÁNH
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại học Y Hà Nội
Abstract: Viêm tụy cấp (VTC) là một quá trình bệnh lí viêm cấp tính của tụy, thường gặp ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tỷ lệ mắc viêm tụy cấp (VTC) đang gia tăng trên toàn thế giới với tỷ lệ mắc hàng năm khoảng 13-45 trường hợp mới trên 100.000 mỗi năm 1, chi phí ước tính hàng năm là 2,2 tỷ đô la mỗi năm cho viêm tụy cấp ở Mỹ 2. Bệnh diễn biến phức tạp nhiều biến chứng, đặc biệt viêm tụy cấp nặng chiếm khoảng 20% với tỉ lệ tử vong trong số này nói chung từ 30-40% 3. Chẩn đoán lâm sàng VTC đã có tiêu chuẩn rõ ràng thống nhất theo đồng thuận Atlanta trong các trường hợp điển hình. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán sớm và điều trị viêm tuỵ cấp nhưng trong hai thập kỷ gần đây, tỉ lệ tử vong trong viêm tuỵ cấp nặng vẫn còn cao 4. Viêm tuỵ cấp nặng thường dẫn đến suy đa tạng hoặc kèm biến chứng tại chỗ như hoại tử, áp xe hay nang giả tuỵ, dẫn đến mất chức năng tụy gây hậu quả nghiêm trọng 5. Tỉ lệ tử vong bị ảnh hưởng bởi tuổi, nguyên nhân gây viêm tuỵ, có suy đa cơ quan lúc nhập viện, hoặc hiện diện của viêm tuỵ hoại tử. Bên cạnh các thang điểm chẩn đoán hình ảnh, cần có thêm những xét nghiệm sinh hoá và công cụ dự báo sớm, chính xác hơn để xác định viêm tuỵ, đánh giá mức độ nặng giúp cho phân loại bệnh nhân và hướng dẫn điều trị 6,7. Trước đây thang điểm Ranson và APACHE II được sử dụng rộng trong lâm sàng để đánh giá viêm tụy nhưng đòi hỏi quá nhiều thông số, thời gian thu thập kéo dài (ít nhất 48 giờ) xét nghiệm theo dõi khó thực hiện đầy đủ ở khoa lâm sàng hay đơn vị cấp cứu do tốc độ luân chuyển bệnh nhân. Điểm phân loại Balthazar đánh giá mức độ viêm; CTSI đánh giá mức độ viêm và hoại tử trên phim chụp cắt lớp vi tính đã được chứng minh giá trị trong dự đoán và tiên lượng mức độ nặng của VTC nhưng chỉ số này không có ý nghĩa thống kê, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa độ chính xác dự đoán của CLVT và hệ thống tính điểm lâm sàng 8. Thực tế tại Việt Nam không phải cơ sở ban đầu nào cũng có khả năng thực hiện, chi phì còn cao. Vì vậy, đã có những thang điểm mới được đề nghị để đánh giá sớm mức độ nặng viêm tụy cấp như Imrie cải tiến (thang điểm Glasgow), BISAP (Beside index severity in AP), HAPS (Harmless acute pancreatitis score), Japanese Sevirity Score (JSS). JSS là một thang điểm mới giúp đánh giá nhanh mức độ cũng như tiên lượng viêm tuỵ cấp ngay tại thời điểm nhập viện để tránh những trường hợp can thiệp sớm và chi phí không cần thiết, đồng thời nhận diện sớm những trường hợp viêm tụy nặng ở tuyến đầu để sớm có can thiệp và có thái độ tích cực nhằm giảm tỉ lệ suy đa cơ quan, tử vong đáng tiếc. Trên thế giới, đặc biệt ở Nhật Bản, JSS đã được nghiên cứu và kiểm chứng, đưa vào thực hành lâm sàng như là một thang điểm lâm sàng hữu ích cho việc đánh giá, phân loại mức độ nặng cũng như tiên lượng ở bệnh nhân viêm tụy cấp 9,10,11,12. Ở Việt Nam hiện nay chúng tôi thấy rằng còn ít các nghiên cứu được công bố về vai trò và tính ứng dụng của thang điểm trên. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Áp dụng bảng điểm JSS trong của chẩn đoán mức độ nặng viêm tụy cấp” với mục tiêu: 1. Đánh giá sự thay đổi của JSS (Japanese Severity Score) trong chẩn đoán mức độ viêm tụy cấp. 2. Đối chiếu giá trị của điểm JSS với điểm Ranson và Balthazar ở bệnh nhân viêm tụy cấp.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/916
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0006.pdf
  Restricted Access
1.92 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.