Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/792
Title: Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng của bệnh nhi dưới 5 tuổi mắc hội chứng ruột ngắn tại khoa dinh dưỡng bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2018-2019
Authors: Vũ Ngọc, Hà
Advisor: GS.TS. Lê Thị, Hương
TS. Lưu Thị Mỹ, Thục
Keywords: hội chứng ruột ngắn
Issue Date: 2019
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Hội chứng ruột ngắn (HCRN) là sự mất (bẩm sinh hoặc mắc phải) của một đoạn ruột non dẫn đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trong ruột không đủ [1]. Ngày nay, nhờ có các dịch nuôi ăn tĩnh mạch (PN) và các sản phẩm nuôi dưỡng đường ruột (EN) nên tỷ lệ sống của bệnh nhi HCRN ngày càng được cải thiện đáng kể trong 3 thập kỷ từ 53% lên 94% và 89,7% trẻ HCRN sống >15 năm [2]. Trẻ mắc HCRN thường cần hỗ trợ PN trong thời gian dài, nên làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng (nhiễm khuẩn huyết), ứ mật và đặc biệt là suy dinh dưỡng nặng do thiếu các chất dinh dưỡng (hậu quả của suy giảm chức năng ruột sau cắt bỏ đoạn ruột). Tỷ lệ tử vong cao ở trẻ bị HCRN có kết hợp SDD nặng. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ góp phần làm tăng tỷ lệ biến chứng, bệnh tật và tử vong ở bệnh nhi HCRN như độ dài của ruột còn lại, sự có mặt của van hồi manh tràng, tình trạng nhiễm khuẩn, kết quả, biến chứng của PN. Bệnh nhi HCRN có thể sống được thì ít nhất phải còn lại 15cm ruột non và còn van hồi manh tràng hoặc ít nhất còn 40 cm ruột khi không còn van hồi manh tràng [3]. Một số vi chất dinh dưỡng là thành phần quan trọng trong việc duy trì tính toàn vẹn, phát triển biểu mô đường tiêu hóa và cũng là quan trọng đối với quá trình thích nghi của đường ruột sau khi cắt bỏ khối lượng lớn [1], [4]. Trẻ em bị hội chứng ruột ngắn có nguy cơ rất cao thiếu các chất dinh dưỡng. Trong giai đoạn chuyển tiếp từ nuôi dưỡng tĩnh mạch sang giai đoạn nuôi dưỡng đường ruột có ít nhất 33% thiếu vitamin, 77% thiếu chất khoáng [5]. Sau giai đoạn chuyển tiếp đến giai đoạn nuôi dưỡng đường ruột hoàn toàn, nguy cơ thiếu vi chất càng tăng cao, các vi chất thiếu hay gặp nhất là vitamin D, kẽm, sắt. Thiếu các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) cũng rất hay gặp ở bệnh nhân ruột ngắn do kém hấp thu chất béo. Thiếu vitamin K có nguy cơ cao hơn ở những trẻ không còn đại tràng và sử dụng kháng sinh. Kém hấp thu chất béo cũng làm cản trở hấp thu Ca, kết hợp với tình trạng thiếu vitamin D lại làm cho tình trạng thiếu hụt Ca phổ biến và trầm trọng [6]. Ngoài ra, bệnh nhi HCRN còn có thiếu các chất dinh dưỡng khác như: thiếu sắt, thiếu kẽm, đồng, selen do tình trạng kém hấp thu tại ruột [6]. Do cắt bỏ đường ruột nên khả năng hấp thu vitamin và khoáng chất kém, tình trạng vi chất dinh dưỡng kém có thể ảnh hưởng xấu đến sự thích nghi của đường tiêu hóa. So với 30 năm trước, sự phát triển của nuôi ăn tĩnh mạch và đường tiêu hoá trên thế giới giúp cải thiện tiên lượng bệnh nhiều [7], [8]. Các kỹ thuật nuôi ăn giúp bệnh nhi bị HCRN có thể phát triển bình thường trong quãng thời gian dài chờ đợi sự thích ứng của phần ruột non còn lại. Ngoài ra, bệnh nhi còn được hỗ trợ bằng các can thiệp nội khoa và ngoại khoa để cải thiện chức năng của đoạn ruột còn lại. Tuy nhiên, việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân HCRN rất phức tạp và tốn kém. Tại Việt Nam, các công trình tổng kết về HCRN còn rất ít, đặc biệt là các nghiên cứu đánh giá về tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng ở bệnh nhi HCRN
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/792
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
VŨ NGỌC HÀ ThS Dinh dưỡng.docx
  Restricted Access
679.88 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.