Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/791
Title: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có hóa trị tại Bệnh viện K năm 2018
Authors: Phạm Thị Thanh, Hoa
Advisor: GS.TS. Lê Thị, Hương
Keywords: ung thư đường tiêu hóa có hóa trị tại
Issue Date: 2019
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Giảm cân và suy dinh dưỡng thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến 40 đến 80% bệnh nhân ung thư [1],[2]. Trong đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa đã được báo cáo nằm trong khoảng từ 42 đến 87% [3],[4],[5]. Theo nghiên cứu của Kathryn Marshall và Jenelle Loeliger đã chỉ ra rằng vị trí ung thư như các bệnh nhân ung thư tiêu hóa và ung thư đầu-mặt-cổ có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn các bệnh nhân mắc ung thư ở vị trí khác, ngoài ra các phương pháp điều trị cũng có tác động đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư [6]. Năm 2013, Sánchez nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có điều trị hóa chất cho thấy có 63% bệnh nhân có sụt cân ở các mức độ khác nhau và 24,6% bệnh nhân có sụt cân ≥10% trọng lượng cơ thể [7]. Tại Việt Nam, nghiên cứu năm 2017 của Phan Thị Bích Hạnh ghi nhận tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa phân loại theo PG-SGA là 58,5% và tỷ lệ có nguy cơ suy dinh dưỡng nặng là 11,3% [8]. Ung thư đường tiêu hóa là một trong những loại ung thư gây suy dinh dưỡng nhiều nhất do có khối u nằm ở vị trí ảnh hưởng trực tiếp đến hấp thu, tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, ung thư đường tiêu hóa có hóa trị ngoài việc đối mặt với các ảnh hưởng do tác động của khối u còn chịu ảnh hưởng do quá trình điều trị hóa chất gây ra các tác dụng phụ như chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón hay biến chứng khô miệng, nhiệt miệng, viêm niêm mạc miệng làm giảm lượng thức ăn, thiếu chất dinh dưỡng. Những điều này đã góp phần làm cho tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa ngày càng trầm trọng thêm. Hậu quả suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa nói chung hay ung thư nói riêng gồm giảm chức năng miễn dịch, tình trạng hoạt động, chức năng cơ và chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, suy dinh dưỡng làm giảm đáp ứng với hóa trị, độc tính và biến chứng do hóa trị xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn và thời gian sống sót bị rút ngắn [9]. Do đó, việc hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa cũng như các tác dụng phụ thường gặp khi đang điều trị hóa chất đóng vai trò rất quan trọng để có một chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng, hạn chế quá trình sụt cân để nâng cao khả năng chống đỡ và đáp ứng với hóa trị, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhằm làm rõ hơn về tình hình dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa đang điều trị cũng như các yếu tố liên quan đến vấn đề này, tiến tới đề xuất một số biện pháp can thiệp nhằm hỗ trợ bệnh nhân về mặt dinh dưỡng nói chung và nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân nói riêng
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/791
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
PHẠM THỊ THANH HOA ThS Dinh dưỡng.docx
  Restricted Access
555.71 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.