Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/684
Title: ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH CÚM MÙA TẠI XÃ THANH HÀ TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2017
Authors: NGUYỄN THỊ, HUẾ
Advisor: TS. PHẠM QUANG, THÁI
PGS.TS. NGUYỄN MINH, SƠN
Keywords: bệnh cúm mùa
Issue Date: 2018
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Bệnh cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên. Tác nhân gây bệnh thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh thường tiến triển lành tính nhưng cũng có thể diễn biến nặng, dễ biến chứng và có thể dẫn tới tử vong ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai [1]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính hàng năm có khoảng 5-10% người trưởng thành và 20% -30% trẻ em trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi cúm, dẫn đến khoảng 3 đến 5 triệu ca bệnh nặng và khoảng 250.000 đến 500.000 người chết [2]. Việt Nam là một nước nhiệt đới thuộc khu vực Đông Nam Á, trong 10 năm gần đây hàng năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A/H3N2, cúm A/H1N1, cúm A/H1N1 pdm09 và cúm B gây nên [2] và số liệu theo dõi đã xác định thường có hai đợt dịch cúm xảy ra hàng năm, lần đầu vào mùa xuân và lần tiếp theo vào cuối mùa hè [3]. Để chủ động giám sát sự lưu hành và biến đổi của các chủng vi rút cúm ở nước ta, Bộ Y tế đã triển khai hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia từ năm 2006, giám sát nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng từ đầu năm 2016 và đẩy mạnh hoạt động xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cúm tại Trung tâm Cúm quốc gia tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay các đơn vị này đều có khả năng xét nghiệm các chủng vi rút cúm [2]. Tuy nhiên các báo cáo về dịch tễ học bệnh cúm tại Việt Nam còn ít, sự biến đổi của cúm mùa tại nước ta hiện tại chưa rõ ràng, do đó việc lựa chọn can thiệp và đối tượng can thiệp để dự phòng sự lan truyền hoặc giảm thiểu gánh nặng bệnh tật còn chưa hiệu quả. Tại Hà Nam, từ năm 2008 đến 2012 tỷ lệ mắc hội chứng cúm trên 100.000 dân dao động từ 1.889 đến 3.081 [4]. Năm 2007, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của trường Đại học tổng hợp Oxford đã chọn xã Thanh Hà thuộc huyện Thanh Liêm để triển khai nghiên cứu thuần tập về dịch tễ của việc lây truyền cúm trong cộng đồng. Từ nguồn dữ liệu thu thập được của nghiên cứu, đã có rất nhiều bài báo về bệnh cúm được xuất bản. Tuy nhiên, các bài báo này chỉ nghiên cứu sâu về một khía cạnh nào đó về bệnh cúm như: Biến đổi di truyền của vi rút, khả năng bảo vệ cúm theo hiệu giá kháng thể HI,…. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy bức tranh tổng thể về cúm màu tại Hà Nam trong suốt khoảng thời gian kéo dài từ 2008 đến 2017
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/684
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
luan van thS yhdp Nguyen thi hue. doc.doc
  Restricted Access
1.97 MBMicrosoft Word


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.