Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/683
Title: PHẢN ỨNG NẶNG TRONG TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM TỪ 2013 - 2017 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Authors: NGÔ THỊ, TÂM
Advisor: TS. PHẠM QUANG, THÁI
TS. HOÀNG THỊ HẢI, VÂN
Keywords: Phản ứng nặng trong tiêm chủng mở rộng
Issue Date: 2018
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã được triển khai ở Việt Nam gần 40 năm và mang lại nhiều kết quả to lớn. Nhờ việc duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao trong nhiều năm, Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và tiếp tục duy trì các thành quả đó cho tới nay; ngoài ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em như bạch hầu, ho gà, sởi, …cũng đã giảm rất nhiều và đem lại những tác động tích cực tới sức khoẻ và đời sống của người dân [1]. Vắc-xin nói chung và vắc-xin trong chương trình TCMR nói riêng được đánh giá là an toàn nhưng không hoàn toàn loại trừ được nguy cơ gây ra các phản ứng phụ sau khi tiêm chủng. Vắc-xin cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào, có thể gây ra những tác dụng không mong muốn [2]. Khi tần suất tiếp xúc với vắc-xin càng nhiều thì xác suất gặp phải những phản ứng này càng cao. Trên thực tế, việc xuất hiện phản ứng sau tiêm không chỉ phụ thuộc vào chất lượng vắc-xin mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như kỹ thuật bảo quản vắc-xin, chất lượng hệ thống dây chuyền lạnh, kỹ năng thực hành tiêm chủng, thể trạng của trẻ,… Nói cách khác, phản ứng sau tiêm có thể do thuộc tính của vắc-xin hay không liên quan tới vắc-xin. Những phản ứng phụ này có thể thay đổi từ các tình trạng phổ biến, nhẹ đến các trường hợp nguy hiểm, nghiêm trọng và đe doạ đến tính mạng [3]. Tại Ấn độ, từ năm 2012 – 2015 đã ghi nhận được 771 trường hợp phản ứng sau tiêm, trong đó có 25% số trường hợp tử vong [4]. Tại Việt Nam, tính tới ngày 4 tháng 5 năm 2013, đã có 12 ca tử vong sau tiêm Quivaxem được ghi nhận [5]. Dữ liệu phân tích được lấy từ số liệu giám sát tiêm chủng của khu vực phía Nam Việt Nam cho thấy từ năm 2010-2016, trong tổng số 39.448.677 liều vắc-xin đã được sử dụng, có 96 ca sự cố bất lợi đã được báo cáo (tỷ lệ chung: 2,4/1.000.000 liều) [6]. Tiêm chủng mở rộng là chương trình can thiệp sức khỏe thành công trong việc ngăn ngừa mắc bệnh và giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các chương trình này đang bị đe dọa bởi những tin đồn và hiểu lầm về những rủi ro khi sử dụng vắc-xin [7]. Có thể nói, thành công của một chương trình tiêm chủng phụ thuộc vào mức độ chấp nhận và bao phủ của nó; nhưng trong những năm gần đây những sự kiện hoặc thông tin bất lợi lan truyền trong cộng đồng đã làm gia tăng tỷ lệ từ chối vắc-xin ở nhiều nơi trên thế giới [8]. Hậu quả là, các đợt dịch bệnh bùng phát trở lại hoặc mạnh hơn ngay sau đó [9], [10]. Đối mặt với vấn đề này, các nước phát triển đã có những báo cáo và đánh giá có hệ thống các vấn đề liên quan đến những trường hợp phản ứng nặng này [11]. Ở Việt Nam, phản ứng nặng sau tiêm được xem như một vấn đề khá nhạy cảm, vì vậy các nghiên cứu hiện có chủ yếu chỉ đánh giá các phản ứng nhẹ, thường gặp; mà còn thiếu những báo cáo, nghiên cứu tổng hợp về các trường hợp phản ứng nghiêm trọng. Nếu những phản ứng nặng không được điều tra và làm rõ kịp thời, chúng có thể làm giảm niềm tin của cộng đồng đối với vắc-xin, kết quả làm giảm tỷ lệ tiêm chủng [12]. Do đó, cần phải có những nghiên cứu xem xét các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm, đặc biệt là tìm hiểu các yếu tố liên quan, ảnh hưởng tới hậu quả nghiêm trọng như tử vong sau phản ứng để có những giải pháp can thiệp và khuyến nghị phù hợp
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/683
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LUẬN VĂN NGÔ THỊ TÂM ThS YHDP.docx
  Restricted Access
862.24 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.