Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5397
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPhạm, Văn Phú-
dc.contributor.advisorHoàng, Thị Đức Ngàn-
dc.contributor.authorPhan, Thị Hồng Diệu-
dc.date.accessioned2024-11-27T09:16:27Z-
dc.date.available2024-11-27T09:16:27Z-
dc.date.issued2024-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5397-
dc.description.abstractNghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 354 trẻ dưới 24 tháng tuổi và bà mẹ của trẻ tại Phòng khám Đa khoa và khám bệnh nghề nghiệp, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng năm 2023-2024 với mục tiêu: 1) đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại Phòng khám Đa khoa và khám bệnh nghề nghiệp Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng năm 2023 – 2024.; và 2) mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại Phòng khám Đa khoa và khám bệnh nghề nghiệp Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng năm 2023 – 2024. Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân và gầy còm trong nghiên cứu khá thấp, cụ thể suy dinh dưỡng nhẹ cân là 1,4%, suy dinh dưỡng gầy còm là 2,8%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi còn tương đối cao là 7,3%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì là 5,4%. Cân nặng lúc sinh: trẻ có cân nặng lúc sinh thấp <2500g thì nguy cơ mắc suy dinh dưỡng thể thấp còi cao gấp 13,6 lần so với những trẻ có cân nặng lúc sinh ≥2500g, cân nặng lúc sinh từ 4000g trở lên có nguy cơ bị thừa cân, béo phì cao gấp 7,7 lần những trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 4000g. Tuần thai khi sinh: trẻ sinh lúc ≤37 tuần có nguy cơ suy dinh dưỡng thể thấp còi cao gấp 3,5 lần so với những trẻ sinh lúc >37 tuần. Ăn uống của mẹ trong thai kỳ: những bà mẹ ăn ít hơn trong thai kỳ có nguy cơ có con bị suy dinh dưỡng thể gầy còm cao gấp 5,7 lần so với những bà mẹ ăn như bình thường và ăn nhiều hơn trong thai kỳ. Học vấn của mẹ: trẻ là con của những bà mẹ có trình độ học vấn dưới đại học có nguy cơ suy dinh dưỡng gầy còm cao gấp 3,9 lần những trẻ là con của bà mẹ có trình độ học vấn đại học/sau đại họcvi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1 - TỔNG QUAN 3 1.1. Một số đặc điểm cơ bản của trẻ dưới 24 tháng tuổi 3 1.1.1. Đặc điểm sinh lý và bệnh lý của trẻ dưới 24 tháng tuổi 3 1.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi 3 1.2. Tổng quan về tình trạng dinh dưỡng 4 1.2.1. Khái niệm tình trạng dinh dưỡng 4 1.2.2. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng 4 1.2.3. Khái niệm suy dinh dưỡng 5 1.2.4. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và hậu quả của suy dinh dưỡng 5 1.2.5. Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em trên thế giới và tại Việt nam 9 1.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi 12 1.3.1. Nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung 12 1.3.2. Chăm sóc khi trẻ bệnh 15 1.3.3. Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ 16 1.3.4. Một số yếu tố khác 17 Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1. Đối tượng nghiên cứu 18 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 18 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 18 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 18 2.2.2. Thời gian nghiên cứu 18 2.3. Thiết kế nghiên cứu 18 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 18 2.4.1. Cỡ mẫu 18 2.4.2. Phương pháp chọn mẫu 19 2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu 19 2.5.1. Biến số, chỉ số về tình trạng dinh dưỡng của trẻ 19 2.5.2. Biến số, chỉ số về một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 19 2.6. Công cụ, phương pháp thu thập thông tin 20 2.6.1. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi 20 2.6.2. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng bà mẹ 21 2.6.3. Phỏng vấn bà mẹ 22 2.7. Kỹ thuật đo lường sử dụng trong nghiên cứu 22 2.7.1. Kỹ thuật tính tuổi 22 2.7.2. Đo các chỉ số nhân trắc của trẻ dưới 24 tháng tuổi 23 2.7.3. Đo các chỉ số nhân trắc của bà mẹ là mẹ của trẻ được lựa chọn 24 2.8. Quy trình nghiên cứu 25 2.9. Sai số tiềm năng và biện pháp khống chế 25 2.9.1. Sai số tiềm năng 25 2.9.2. Biện pháp khống chế 26 2.10. Phương pháp phân tích số liệu 26 2.11. Đạo đức nghiên cứu 26 Chương 3 - KẾT QUẢ 27 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 27 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi 30 3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi 33 Bảng 3.8. Đặc điểm thai kỳ của bà mẹ 33 Chương 4 - BÀN LUẬN 47 4.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại Phòng khám Đa khoa và khám bệnh nghề nghiệp, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng 47 4.1.1. Đặc điểm của trẻ tham gia nghiên cứu 47 4.1.2. Đặc điểm của bà mẹ tham gia nghiên cứu 48 4.1.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi 49 4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại Phòng khám Đa khoa và khám bệnh nghề nghiệp, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng 52 4.2.1. Mối liên quan giữa các đặc điểm của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi 52 4.2.2. Mối liên quan giữa một số đặc điểm của trẻ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi 55 4.2.3. Mối liên quan giữa một số đặc điểm của gia đình và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi 57 4.2.4. Mối liên quan giữa nuôi con bằng sữa mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi 58 4.2.5. Mối liên quan giữa ăn bổ sung và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi 62 4.2.6. Mối liên quan giữa chăm sóc trẻ bệnh và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi 65 KẾT LUẬN 67 KHUYẾN NGHỊ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectDinh dưỡng, 24 tháng tuổi, thấp còivi_VN
dc.titleTình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại Phòng khám Đa khoa và khám bệnh nghề nghiệp, Viện Đào tạo YHDP & YTCC năm 2023- 2024vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2024THSphanthihongdieu.docx
  Restricted Access
1.16 MBMicrosoft Word XML
2024THSphanthihongdieu.pdf
  Restricted Access
2.34 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.