Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/516
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. Nguyễn Duy Huề-
dc.contributor.authorNGUYỄN LAN HƯƠNG-
dc.date.accessioned2019-02-21T10:01:10Z-
dc.date.available2019-02-21T10:01:10Z-
dc.date.issued2018-09-12-
dc.identifier.citationUng thư tuyến tiền liệt đứng đầu trong các bệnh hệ tiết niệu và đứng thứ hai trong các bệnh ung thư ở nam giới. Năm 2012, ước tính có khoảng 1,1 triệu trường hợp được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt trên toàn thế giới, chiếm 15% tổng số tất cả các ung thư [1]. Đặc điểm lâm sàng ung thư tuyến tiền liệt diễn biến chậm trong nhiều năm và đa dạng, khi có biểu hiện triệu chứng thì đã ở giai đoạn muộn. Ung thư tuyến tiền liệt nếu được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm thì tiên lượng rất tốt nhưng trên thực tế tỷ lệ chẩn đoán bệnh ở giai đoạn này chưa cao. Bệnh nhân thường nhập viện ở giai đoạn muộn hoặc phát hiện các tổn thương thứ phát trước khi tìm được nguyên nhân từ tuyến tiền liệt. Phát hiện sớm UTTTL là vấn đề được nhiều nhà lâm sàng cũng như cận lâm sàng quan tâm [2],[3]. Bộ ba thăm trực tràng khám tuyến tiền liệt, định lượng huyết thanh kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) và siêu âm qua đường trực tràng được xem là sự lựa chọn đầu tiên và quan trọng trong chẩn đoán sớm UTTTL. Từ đó dẫn đến chỉ định sinh thiết tuyến tiền liệt để xác định chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị UTTTL [3],[4]. Sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng được Astraldi thực hiện lần đầu tiên năm 1937. Năm 1955 Wild và Reid đã báo cáo về thăm khám tuyến tiền liệt qua siêu âm trực tràng. Năm 1963 Takahashi và Ouchi lần đầu tiên mô tả việc sử dụng siêu âm trực tràng để đánh giá TTL một cách hệ thống. Bốn năm sau, Watanabe báo cáo việc sử dụng hình ảnh siêu âm trực tràng vào lâm sàng trong vấn đề chẩn đoán và điều trị bệnh lý TTL [5]. Kỹ thuật sinh thiết tuyến tiền liệt qua đường trực tràng đã được nhóm nghiên cứu của Stanford sử dụng từ năm 1989 để lấy mẫu tuyến tiền liệt hệ thống dạng 6 mẫu. Đầu dò siêu âm qua đường trực tràng định vị chính xác các vị trí lấy mẫu sinh thiết đã giúp tăng khả năng tầm soát UTTTL, đặc biệt trong nhóm nguy cơ có xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) cao nhưng không tìm thấy nhân khu trú trên lâm sàng và siêu âm chẩn đoán [5]. Từ đó đến nay đã có thêm nhiều cách lấy mẫu khác nhau, tổng số mẫu tăng lên 10, 12, 14, thậm chí đến 20, 24 mẫu hoặc hơn. Hiện nay cách lấy mẫu phổ biến nhất là 12 mẫu [6],[7]. Ở bệnh viện Việt Đức Hà Nội, phương pháp sinh thiết tuyến tiền liệt dưới hướng dẫn của siêu âm qua trực tràng được áp dụng từ năm 2007 đã đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên bệnh nhân thường đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển với chỉ số PSA toàn phần trong huyết thanh rất cao, trung bình là 65,7ng/ml theo Lê Ngọc Hùng [8] và 90,25ng/ml theo Vũ Văn Ty [9]. Ngoài ra chỉ số PSA còn bị ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân khác như nhiễm trùng tiết niệu hay các thăm khám tại niệu đạo và vùng hậu môn trực tràng được thực hiện trước đó [10]. Kỹ thuật sinh thiết 12 mẫu đã và đang áp dụng tại bệnh viện Việt Đức và hiện chưa có nghiên cứu nào mô tả về vai trò của phương pháp này trong phát hiện ung thư tuyến tiền liệt đối với nhóm bệnh nhân có PSA không quá cao như đã nêu trên, bởi vậy tôi thực hiện đề tài: “Vai trò của sinh thiết 12 mẫu dưới hướng dẫn siêu âm qua đường trực tràng trong phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt ở bệnh nhân có PSA dưới 20ng/ml” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh ung thư tuyến tiền liệt trên siêu âm qua đường trực tràng ở bệnh nhân có PSA dưới 20ng/ml. 2. Đánh giá vai trò của sinh thiết 12 mẫu dưới hướng dẫn siêu âm qua đường trực tràng trong phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt ở bệnh nhân có PSA dưới 20ng/ml.vi
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/516-
dc.description.abstractUng thư tuyến tiền liệt đứng đầu trong các bệnh hệ tiết niệu và đứng thứ hai trong các bệnh ung thư ở nam giới. Năm 2012, ước tính có khoảng 1,1 triệu trường hợp được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt trên toàn thế giới, chiếm 15% tổng số tất cả các ung thư [1]. Đặc điểm lâm sàng ung thư tuyến tiền liệt diễn biến chậm trong nhiều năm và đa dạng, khi có biểu hiện triệu chứng thì đã ở giai đoạn muộn. Ung thư tuyến tiền liệt nếu được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm thì tiên lượng rất tốt nhưng trên thực tế tỷ lệ chẩn đoán bệnh ở giai đoạn này chưa cao. Bệnh nhân thường nhập viện ở giai đoạn muộn hoặc phát hiện các tổn thương thứ phát trước khi tìm được nguyên nhân từ tuyến tiền liệt. Phát hiện sớm UTTTL là vấn đề được nhiều nhà lâm sàng cũng như cận lâm sàng quan tâm [2],[3]. Bộ ba thăm trực tràng khám tuyến tiền liệt, định lượng huyết thanh kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) và siêu âm qua đường trực tràng được xem là sự lựa chọn đầu tiên và quan trọng trong chẩn đoán sớm UTTTL. Từ đó dẫn đến chỉ định sinh thiết tuyến tiền liệt để xác định chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị UTTTL [3],[4]. Sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng được Astraldi thực hiện lần đầu tiên năm 1937. Năm 1955 Wild và Reid đã báo cáo về thăm khám tuyến tiền liệt qua siêu âm trực tràng. Năm 1963 Takahashi và Ouchi lần đầu tiên mô tả việc sử dụng siêu âm trực tràng để đánh giá TTL một cách hệ thống. Bốn năm sau, Watanabe báo cáo việc sử dụng hình ảnh siêu âm trực tràng vào lâm sàng trong vấn đề chẩn đoán và điều trị bệnh lý TTL [5]. Kỹ thuật sinh thiết tuyến tiền liệt qua đường trực tràng đã được nhóm nghiên cứu của Stanford sử dụng từ năm 1989 để lấy mẫu tuyến tiền liệt hệ thống dạng 6 mẫu. Đầu dò siêu âm qua đường trực tràng định vị chính xác các vị trí lấy mẫu sinh thiết đã giúp tăng khả năng tầm soát UTTTL, đặc biệt trong nhóm nguy cơ có xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) cao nhưng không tìm thấy nhân khu trú trên lâm sàng và siêu âm chẩn đoán [5]. Từ đó đến nay đã có thêm nhiều cách lấy mẫu khác nhau, tổng số mẫu tăng lên 10, 12, 14, thậm chí đến 20, 24 mẫu hoặc hơn. Hiện nay cách lấy mẫu phổ biến nhất là 12 mẫu [6],[7]. Ở bệnh viện Việt Đức Hà Nội, phương pháp sinh thiết tuyến tiền liệt dưới hướng dẫn của siêu âm qua trực tràng được áp dụng từ năm 2007 đã đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên bệnh nhân thường đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển với chỉ số PSA toàn phần trong huyết thanh rất cao, trung bình là 65,7ng/ml theo Lê Ngọc Hùng [8] và 90,25ng/ml theo Vũ Văn Ty [9]. Ngoài ra chỉ số PSA còn bị ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân khác như nhiễm trùng tiết niệu hay các thăm khám tại niệu đạo và vùng hậu môn trực tràng được thực hiện trước đó [10]. Kỹ thuật sinh thiết 12 mẫu đã và đang áp dụng tại bệnh viện Việt Đức và hiện chưa có nghiên cứu nào mô tả về vai trò của phương pháp này trong phát hiện ung thư tuyến tiền liệt đối với nhóm bệnh nhân có PSA không quá cao như đã nêu trên, bởi vậy tôi thực hiện đề tài: “Vai trò của sinh thiết 12 mẫu dưới hướng dẫn siêu âm qua đường trực tràng trong phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt ở bệnh nhân có PSA dưới 20ng/ml” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh ung thư tuyến tiền liệt trên siêu âm qua đường trực tràng ở bệnh nhân có PSA dưới 20ng/ml. 2. Đánh giá vai trò của sinh thiết 12 mẫu dưới hướng dẫn siêu âm qua đường trực tràng trong phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt ở bệnh nhân có PSA dưới 20ng/ml.vi
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Giải phẫu tuyến tiền liệt 3 1.1.1. Hình thể ngoài 3 1.1.2. Cấu trúc giải phẫu nhu mô 4 1.1.3. Liên quan tuyến tiền liệt 4 1.1.4. Phân bố mạch máu và bạch huyết tuyến tiền liệt 6 1.2. Giải phẫu siêu âm và hình ảnh tuyến tiền liệt bình thường trên siêu âm qua đường trực tràng 7 1.3. Giải phẫu bệnh học UTTTL 8 1.3.1. Một số tổn thương tiền ung thư 8 1.3.2 Phân loại ung thư tuyến tiền liệt 9 1.3.3 Phân độ mô học theo Gleason 10 1.4. Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt 12 1.4.1. Chẩn đoán lâm sàng UTTTL. 12 1.4.2. Vai trò của xét nghiệm PSA trong chẩn đoán UTTTL. 13 1.4.3. Chẩn đoán hình ảnh ung thư tuyến tiền liệt. 15 1.5. Chẩn đoán giai đoạn UTTTL 23 1.5.1. Phân loại ung thư TTL theo TNM: 23 1.5.2. Chẩn đoán giai đoạn UTTTL 24 1.5.3. Các nhóm nguy cơ tái phát của ung thư tuyến tiền liệt khu trú và xâm lấn tại chỗ 24 1.6. Sinh thiết tuyến tiền liệt và các vấn đề được quan tâm 25 1.6.1. Số mẫu sinh thiết tuyến tiền liệt: 25 1.6.2. Sinh thiết TTL qua đường trực tràng và qua đường đáy chậu 26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu 27 2.1.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 27 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27 2.2. Địa điểm nghiên cứu 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu 27 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 27 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 28 2.4. Vật liệu nghiên cứu 28 2.5. Quy trình sinh thiết tuyến tiền liệt 29 2.5.1. Chuẩn bị bệnh nhân 29 2.5.2. Quy trình tiến hành sinh thiết tuyến tiền liệt 29 2.6. Các biến số nghiên cứu 31 2.6.1. Các thông tin chung của nhóm ung thư tuyến tiền liệt 31 2.6.2. Đặc điểm hình ảnh ung thư tuyến tiền liệt trên siêu âm qua đường trực tràng 32 2.6.3. Kết quả giải phẫu bệnh sau sinh thiết và giải phẫu bệnh sau phẫu thuật 33 2.6.4. Biến chứng sau sinh thiết 34 2.7. Các bước nghiên cứu 34 2.8. Thời gian nghiên cứu 34 2.9. Phân tích và sử lý số liệu 34 2.10. Dự kiến sai số và cách khắc phục 35 2.11. Đạo đức nghiên cứu 35 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37 3.1. Thông tin chung của nhóm ung thư tuyến tiền liệt 37 3.1.1. Tuổi bệnh nhân ung thư 37 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ung thư 38 3.1.3. Đặc điểm xét nghiệm PSA của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt 39 3.2. Đặc điểm hình ảnh ung thư tuyến tiền liệt trên siêu âm qua đường trực tràng ở bệnh nhân có PSA dưới 20ng/ml 40 3.2.1. Đặc điểm trọng lượng của tuyến tiền liệt ung thư trên siêu âm 40 3.2.2. Đặc điểm bờ của tuyến tiền liệt ung thư trên siêu âm 41 3.2.3. Đặc điểm nhu mô của tuyến tiền liệt ung thư trên siêu âm 41 3.2.4. Đặc điểm của tổn thương ung thư tuyến tiền liệt trên siêu âm 43 3.2.5. Đặc điểm xâm lấn của ung thư tuyến tiền liệt trên siêu âm. 45 3.3. Đánh giá vai trò của sinh thiết 12 mẫu dưới hướng dẫn siêu âm qua đường trực tràng trong phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt ở bệnh nhân có PSA dưới 20ng/ml. 45 3.3.1. Kết quả giải phẫu bệnh sau sinh thiết 45 3.3.2. Biến chứng sau sinh thiết 46 3.3.3. Vai trò của sinh thiết 12 mẫu dưới hướng dẫn của siêu âm qua đường trực tràng trong phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt ở bệnh nhân có PSA < 20ng/ml. 46 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 51 4.1. Thông tin chung của nhóm ung thư tuyến tiền liệt 51 4.1.1. Tuổi của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt 51 4.1.2. Triệu chứng cơ năng 51 4.1.3. Triệu chứng thực thể 52 4.1.4. Đặc điểm PSA của bệnh nhân ung thư 53 4.2. Đặc điểm hình ảnh của ung thư tiền liệt tuyến trên siêu âm qua đường trực tràng ở bệnh nhân có PSA < 20ng/ml. 54 4.2.1. Đặc điểm trọng lượng của tuyến 54 4.2.2. Đặc điểm bờ của tuyến tiền liệt ung thư 55 4.2.3. Đặc điểm nhu mô tuyến tiền liệt ung thư 56 4.2.4. Đặc điểm của tổn thương ung thư tuyến tiền liệt 58 4.2.5. Đặc điểm xâm lấn của ung thư tuyến tiền liệt trên siêu âm. 60 4.3. Vai trò của sinh thiết 12 mẫu dưới hướng dẫn siêu âm qua đường trực tràng trong phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt. 61 4.3.1. Kết quả giải phẫu bệnh sinh thiết 61 4.3.2. Biến chứng sau sinh thiết 62 4.3.3. Vai trò của phương pháp sinh thiết 12 mẫu hệ thống trong phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt. 64 KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi
dc.language.isovivi
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi
dc.titleVAI TRÒ CỦA SINH THIẾT 12 MẪU DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM QUA ĐƯỜNG TRỰC TRÀNG TRONG PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT Ở BỆNH NHÂN CÓ PSA DƯỚI 20NG/MLvi
dc.typeThesisvi
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Nguyen Lan Huong_Chan doan hinh anh.pdf
  Restricted Access
2.42 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.