Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/470
Title: Nghiên cứu chức năng thất phải bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân sau cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn
Authors: BÙI VĂN, THƯỜNG
PGS.TS.Trương Thanh, Hương
Advisor: TS.Trần Song, Giang
Keywords: chức năng thất phải bằng siêu âm Doppler trước và sau cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại viện Tim mạch Việt Nam;một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất phải trên siêu âm Doppler tim ở nhóm bệnh nhân trên.
Issue Date: 2018
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Rối loạn nhịp tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỉ lệ nhập viện và tử vong trong trong tất cả các bệnh lý tim mạch.Theo nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt và cộng sự tại Viện tim mạch Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân nhập viện vì rối loạn nhịp chiếm tới 21,1% tổng số tất cả các bệnh nhân nhập viện[1]. Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp chậm bao gồm điều trị nội khoa bằng thuốc và điều trị bằng cấy máy tạo nhịp tim. Trong đó điều trị nội khoa bằng thuốc ít hiệu quả, không triệt để và nhiều tác dụng phụ, phương pháp điều trị bằng cấy máy tạo nhịp tim ngày càng chứng tỏ được nhiều ưu điểm, là phương pháp quan trọng, mang lại hiệu quả rõ rệt trong điều trị[2-3]. Trước đây máy tạo nhịp tim là một thiết bị quan trọng trong điều trị các rối loạn nhịp chậm như block nhĩ thất, suy nút xoang, hiện nay máy tạo nhịp còn chứng minh được vai trò trong dự phòng, điều trị rối loạn nhịp nhanh, tái đồng bộ cơ tim cũng như bệnh cơ tim phì đại có tắc nghẽn đường ra thất trái [4].Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các thế hệ máy tạo nhịp mới ra đời với nhiều đặc tính cũng như phương thức, kĩ thuật cấy máy tạo nhịp mới [5]. Song song với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng bệnh nhân sử dụng máy tạo nhịp vĩnh viễn, các nghiên cứu về những biến chứng do máy tạo nhịp gây nên cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn có thể dẫn tới hở van ba lá, gây cản trở hoạt động và rối loạn chức năng van ba lá, là một trong những yếu tố tiên lượng xấu ở bệnh nhân sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn [6-8]. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, nhất là ở các thế hệ máy tạo nhịp một buồng thất gây nên tình trạng mất đồng bộ nhĩ thất, giữa các buồng thất và giữa các vùng trong tâm thất, lâu ngày sẽ dẫn tới suy tim, gây rối loạn huyết động sau cấy máy [9-10]. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đánh giá về tình trạng hở van ba lá, rối loạn hoạt động của van ba lá, tình trạng suy tim trái, các nghiên cứu về tình trạng suy thất phải là rất hạn chế [11-12]. Ở Việt Nam đã có nghiên cứu đánh giá về tình trạng biến đổi huyết động liên quan tới cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn của Tạ Tiến Phước [13]; Nghiên cứu về mức độ hở van ba lá ở bệnh nhân trước và sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn của Hà Thúy Chầm [14], tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng của việc cấy máy tạo nhịp lên chức năng thất phải
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/470
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV-BUI VAN THUONG-THS NOI.docx
  Restricted Access
578.57 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.