Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/461
Title: Nghiên cứu căn nguyên và giá trị của một số chỉ số trong chẩn đoán và tiên lượng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em
Authors: ĐOÀN THỊ, LAN
Advisor: TS. BS. Nguyễn Phạm Anh, Hoa
TS. BS. Phan Thị, Hiền
Keywords: một số chỉ số trong chẩn đoán và tiên lượng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em
Issue Date: 2018
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Hệ tĩnh mạch cửa là hệ thống tĩnh mạch dẫn máu từ hầu hết các tạng trong ổ bụng về gan trước khi đổ vào tuần hoàn chung. Bình thường, áp lực trong hệ tĩnh mạch cửa có giá trị từ 5 đến 10 mmHg. Khi áp lực này tăng cao trên 10 mmHg sẽ dẫn đến tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa [1]. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa (TALTMC) là hậu quả của rất nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là các bệnh lý gan mạn tính. Sự xuất hiện của TALTMC ở những trẻ có bệnh lý gan mạn tính là một yếu tố làm tăng tỷ lệ tử vong. Biến chứng nặng nề nhất đồng thời cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu củaTALTMC là xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. Tỷ lệ tử vong của xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản là 2,5 – 20% ở bệnh nhân teo mật bẩm sinh và khoảng 2% ở bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch cửa [2], [3], [4]. Vì vậy, việc phát hiện sớm dấu hiệu của TALTMC và giãn tĩnh mạch thực quản có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh gan mạn tính. Nội soi tiêu hoá là xét nghiệm có giá trị cao trong chẩn đoán xác định và phân loại mức độ giãn tĩnh mạch thực quản. Tuy nhiên, đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ thì đây là một thăm dò kỹ thuật cao và chỉ có thể được thực hiện ở các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu giá trị của một số chỉ số cận lâm sàng như chỉ số APRI, CPR và số lượng tiểu cầu như một yếu tố góp phần dự kiến chẩn đoán, làm cơ sở cho các bước tiếp cận xâm nhập khẳng định chẩn đoán TALTMC ở các bệnh nhi. Tại Việt nam, các nguyên cứu về TALTMC ở trẻ em hiện còn ít và chưa có các đánh giá về hiệu quả các xét nghiệm không xâm nhập trong chẩn đoán TALTMC như thang điểm APRI, CPR, số lượng tiểu cầu. Để góp phần tìm hiểu nguyên nhân TALTMC ở trẻ em và bước đầu đánh giá hiệu quả của các xét nghiệm không xâm nhập trong chẩn đoán TALTMC, Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu :“Nghiên cứu căn nguyên và giá trị của một số chỉ số trong chẩn đoán và tiên lượng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em”
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/461
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LAN - NHI - THS.docx
  Restricted Access
850.14 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.