Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4584
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNghiêm Trung, Dũng-
dc.contributor.advisorVũ Bích, Nga-
dc.contributor.authorVũ Thị, Ánh-
dc.date.accessioned2023-12-14T16:38:09Z-
dc.date.available2023-12-14T16:38:09Z-
dc.date.issued2023-10-13-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4584-
dc.description.abstractBệnh thận mạn tính là một vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu. Theo thống kê năm 2021 của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kì (CDC – Centrers for Disease Control and Prevention), có tới hơn 15% dân số Mỹ tức là hơn 37 triệu người mắc bệnh thận mạn tính.1 Ngoài tỉ lệ mắc cao, bệnh thận mạn còn mang đến gánh nặng rất lớn về kinh tế với người bệnh. Bởi vậy, các phương pháp điều trị thay thế với bệnh thận mạn luôn là vấn đề được quan tâm. Trong đó, ghép thận là phương pháp mang lại hiệu quả cao. Mặc dù, tỉ lệ sống còn của thận ghép và bệnh nhân ghép thận hiện nay đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một số biến chứng sau ghép ảnh hưởng lớn tới kết quả điều trị. Trong đó, cần kể đến biến chứng đái tháo đường khởi phát mới sau ghép (New-Onset Diabetes After Transplantation – NODAT). Theo nghiên cứu của Hệ thống Dữ liệu bệnh Thận Hoa Kỳ (USRDS) thực hiện trên 11659 bệnh nhân, đái tháo đường khởi phát sau ghép thận có liên quan đến tỷ lệ mất mảnh ghép tăng hơn 60% (OR 1,63; [KTC 95% 1,46 – 1,84] ) và tỷ lệ tử vong tăng gần 90% (1,87 [1,60 – 2,18]).2 Trong nhiều năm, do chưa có một tiêu chuẩn chẩn đoán thống nhất về tình trạng bệnh này nên tỉ lệ chính xác của NODAT rất khó xác định. Một số nghiên cứu đã đưa ra tỉ lệ NODAT ở Hoa Kỳ sau ghép thận từ 4 đến 25%.3 Vậy đái tháo đường khởi phát sau ghép thận là một biến chứng sau ghép thận có tỉ lệ mắc không nhỏ và dẫn tới nhiều hậu quả nặng nề. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường khởi phát sau ghép thận có thể thay đổi được hoặc không thay đổi được, trong đó gồm cả yếu tố nguy cơ trước ghép và sau ghép. Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được đó là tuổi, chủng tộc, tiền sử gia đình. Ngoài ra, còn một nhóm các yếu tố nguy cơ tiềm năng gây khởi phát mới đái tháo đường sau ghép như tình trạng tiền đái tháo đường trước khi cấy ghép, người nhiễm HCV, cytomegalovirus,..3 Tóm lại, tình trạng đái tháo đường khởi phát mới sau ghép thận, nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây ra rất nhiều hậu quả, các nguy cơ cần kể đến bao gồm: Thải ghép, nhiễm trùng, các biến cố tim mạch, giảm chức năng thận ghép, suy thận ghép, thậm chí tử vong, ,…4. Từ những cơ sở trên, cần nhận định NODAT là một biến chứng sau ghép thận có thể dẫn tới nhiều hậu quả nặng nề, ảnh hưởng lớn đến thời gian sống của mảnh ghép và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc tầm soát đái tháo đường khởi phát sau ghép thận thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm nhất là cần thiết, nhưng, trên thực tế tại Việt Nam, nhiều bác sĩ chưa chú ý tới NODAT trong quá trình theo dõi và điều trị cho bệnh nhân sau ghép thận. Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thấy các ảnh hưởng nặng nề của đái tháo đường khởi phát sau ghép đối với bệnh nhân ghép thận, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Đái tháo đường khởi phát mới sau ghép thận và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu sau: 1. Khảo sát tỉ lệ đái tháo đường khởi phát ở bệnh nhân sau ghép thận tại bệnh viện Bạch Mai. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới đái tháo đường khởi phát ở nhóm đối tượng nghiên cứu.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Định nghĩa và chẩn đoán đái tháo đường khởi phát mới sau ghép thận 3 1.1.1. Định nghĩa và danh pháp 3 1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán 4 Hình 1.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường type 2 theo ADA10 5 1.2. Tỷ lệ mắc và tác động của đái tháo đường khởi phát mới sau ghép thận tới người bệnh 6 1.2.1. Tỷ lệ mắc 6 1.2.2. Tác động của đái tháo đường khởi phát mới sau ghép thận tới người bệnh 7 1.3. Các yếu tố nguy cơ và cơ chế bệnh sinh 10 Hình 1.3. Yếu tố liên quan đến cơ chế bệnh sinh của NODAT 14 11 1.3.1. Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được 11 1.3.2. Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được 12 Hình 1.5: Các yếu tố thúc đẩy hình thành NODAT từ Adipocytokines30 14 Sử dụng chất ức chế miễn dịch sau ghép thận 15 Hình 1.6: Cơ chế bệnh sinh của Glucocorticoid và Calcineurin 17 tới NODAT 36 17 1.4. Điều trị và quản lý đái tháo đường khởi phát mới sau ghép thận 17 1.5. Một số nghiên cứu liên quan đến đái tháo đường khởi phát mới trên bệnh nhân sau ghép thận 19 1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới 19 1.5.2. Nghiên cứu trong nước 22 CHƯƠNG 2 25 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 25 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 25 2.1.4. Thời gian nghiên cứu 25 2.2. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu 25 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 25 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 25 2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin 26 2.2.4. Biến số nghiên cứu 27 2.2.5. Phân tích và xử lý số liệu 34 2.2.6. Biện pháp khắc phục các sai số: 34 2.2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 36 CHƯƠNG 3 38 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 38 3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 38 3.1.2. Nguyên nhân bệnh thận mạn trước ghép 39 3.1.3. Thời gian điều trị thay thế và phương pháp điều trị trước ghép 39 3.1.4. Tỉ lệ mắc HBV, HCV, CMV, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu 41 3.1.5. BMI trước và sau ghép thận 3 tháng 43 3.1.6. Đặc điểm thay đổi mức lọc cầu thận sau ghép 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng 43 3.2. Khảo sát tỉ lệ đái tháo đường khởi phát mới ở bệnh nhân sau ghép thận tại bệnh viện Bạch Mai 45 3.2.1. Tỉ lệ đái tháo đường khởi phát mới trên bệnh nhân sau ghép thận 45 3.2.2. Tỉ lệ chẩn đoán đái tháo đường khởi phát mới trong năm đầu sau ghép 46 3.2.3. Phân bố bệnh nhân mắc đái tháo đường khởi phát sau ghép thận và không mắc đái tháo đường khởi phát sau ghép thận theo nhóm tuổi 47 3.3. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới đái tháo đường khởi phát mới ở nhóm đối tượng nghiên cứu. 48 3.3.1. Mối liên quan giữa yếu tố tuổi và đái tháo đường khởi phát mới ở bệnh nhân sau ghép thận 48 49 3.3.2. Mối liên quan giữa giới tính và đái tháo đường khởi phát mới ở bệnh nhân sau ghép thận 50 3.3.3. Mối liên quan giữa BMI trước và sau ghép thận với đái tháo đường khởi phát mới ở bệnh nhân sau ghép thận 50 3.3.4. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình mắc đái tháo đường và đái tháo đường khởi phát mới ở bệnh nhân sau ghép thận 54 3.3.5. Mối liên quan giữa CMV, HCV, HBV, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và đái tháo đường khởi phát mới ở bệnh nhân sau ghép thận 54 3.3.6. Mối liên quan giữa căn nguyên suy thận và đái tháo đường khởi phát sau ghép thận 56 3.3.7. Mối liên quan giữa phương pháp thay thế thận trước ghép và đái tháo đường khởi phát sau ghép thận 57 3.3.8. Mối liên quan giữa thời gian lọc máu trước ghép và đái tháo đường khởi phát sau ghép thận 58 3.3.9. Mối liên quan giữa nồng độ Tacrolimus trung bình 3 tháng, 6 tháng và 1 năm đầu sau ghép và đái tháo đường khởi phát sau ghép thận 59 3.3.10. Mối liên quan giữa chức năng thận ở các thời điểm 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng sau ghép với đái tháo đường khởi phát sau ghép thận 61 3.3.11. Mối liên quan giữa yếu tố thải ghép cấp tính với đái tháo đường khởi phát sau ghép thận 62 CHƯƠNG 4 64 BÀN LUẬN 64 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 64 4.1.1. Đặc điểm về tuổi 64 4.1.2. Đặc điểm về giới 65 4.1.3. Nguyên nhân bệnh thận mạn trước ghép 65 4.1.4. Thời gian điều trị thay thế và phương pháp điều trị trước ghép 66 4.1.5. Tỉ lệ mắc HBV, HCV, CMV, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu 67 4.1.6. BMI trước và sau ghép thận 3 tháng 67 4.1.7. Đặc điểm thay đổi mức lọc cầu thận sau ghép 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng 68 4.2. Khảo sát tỉ lệ đái tháo đường khởi phát mới ở bệnh nhân sau ghép thận tại bệnh viện Bạch Mai 69 4.2.1. Tỉ lệ đái tháo đường khởi phát mới trên bệnh nhân sau ghép thận 69 4.2.2. Tỉ lệ chẩn đoán đái tháo đường khởi phát mới trong năm đầu sau ghép thận 70 4.2.3. Phân bố bệnh nhân mắc đái tháo đường khởi phát sau ghép thận và không mắc đái tháo đường khởi phát sau ghép thận theo nhóm tuổi 71 4.3. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới đái tháo đường khởi phát mới ở nhóm đối tượng nghiên cứu. 72 4.3.1. Mối liên quan giữa yếu tố tuổi và đái tháo đường khởi phát mới ở bệnh nhân sau ghép thận 72 4.3.2. Mối liên quan giữa giới tính và đái tháo đường khởi phát mới ở bệnh nhân sau ghép thận 73 4.3.3. Mối liên quan giữa BMI trước và sau ghép thận với đái tháo đường khởi phát mới ở bệnh nhân sau ghép thận 74 4.3.4. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình mắc đái tháo đường và đái tháo đường khởi phát mới ở bệnh nhân sau ghép thận 75 4.3.5. Mối liên quan giữa CMV, HCV, HBV, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và đái tháo đường khởi phát mới ở bệnh nhân sau ghép thận 76 4.3.6. Mối liên quan giữa căn nguyên suy thận và đái tháo đường khởi phát sau ghép thận 78 4.3.7. Mối liên quan giữa phương pháp thay thế thận và thời gian lọc máu trước ghép và đái tháo đường khởi phát sau ghép thận 79 4.3.8. Mối liên quan giữa nồng độ Tacrolimus trung bình, liều Tacrolimus trung vị ở thời điểm 3 tháng đầu sau ghép và đái tháo đường khởi phát sau ghép thận 80 4.3.9. Mối liên quan giữa chức năng thận ở các thời điểm 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng sau ghép với đái tháo đường khởi phát sau ghép thận 81 4.3.10. Mối liên quan giữa yếu tố thải ghép cấp tính với đái tháo đường khởi phát sau ghép thận 81 KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectghép thậnvi_VN
dc.titleĐÁI THÁO ĐƯỜNG KHỞI PHÁT MỚI SAU GHÉP THẬN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAIvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LUẬN VĂN VŨ THỊ ÁNH.docx
  Restricted Access
8.54 MBMicrosoft Word XML
LUẬN VĂN VŨ THỊ ÁNH - BSNT NỘI KHOA - K46.pdf
  Restricted Access
5.32 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.