Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4539
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTrần, Khánh Toàn-
dc.contributor.authorPhạm, Vân An-
dc.date.accessioned2023-12-05T16:06:16Z-
dc.date.available2023-12-05T16:06:16Z-
dc.date.issued2023-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4539-
dc.description.abstractĐặt vấn đề: Hơn 40 năm kể từ khi được ghi nhận lần đầu tiên năm 1981, đến nay dịch HIV/AIDS vẫn đang là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm, nhất là đối với trẻ em và trẻ vị thành niên (VTN). Điều trị thuốc ARV là quá trình liên tục, suốt đời trong đó tuân thủ điều trị tốt là yếu tố quan trọng nhằm đạt được hiệu quả điều trị. Mặc dù vậy do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan mà người bệnh không tuân thủ điều trị tốt. Năm 2019 dịch COVID-19 bùng nổ trên toàn thế giới đã gây ra nhiều thách thức trong tuân thủ điều trị ARV ở trẻ VTN. Mục tiêu: Mô tả việc tuân thủ điều trị ARV của trẻ VTN 10-15 tuổi nhiễm HIV đang điều trị ngoại trú tại 5 bệnh viện trên toàn quốc trong giai đoạn dịch COVID-19 năm 2020-2021. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi dọc. Trẻ VTN nhiễm HIV độ tuổi 10-15 đang được quản lý điều trị thuốc kháng vi rút tại phòng khám ngoại trú thuộc 5 bệnh viện trên toàn quốc, thời gian từ tháng 05/2020 đến tháng 10/2021. Kết quả: Theo phân loại của BYT tỷ lệ trẻ VTN tuân thủ điều trị tốt là 82,7%, tỷ lệ trẻ VTN tuân thủ điều trị không tốt là 17,3%. Nguyên nhân tuân thủ điều trị chưa tốt bao gồm: : 64,8% do tái khám muộn, 35,2% do bỏ liều và 9,3% do thiếu thuốc tại thời điểm tái khám. Trẻ bắt đầu uống ARV muộn, sau 5 tuổi có khả năng TTĐT chưa tốt cao hơn so với trẻ bắt đầu điều trị sớm trước 1 tuổi với OR=2,43 (95%CI: 1,02 - 5,81). Trẻ chỉ uống thuốc ARV một lần trong ngày có khả năng TTĐT chưa tốt cao hơn so với trẻ uống 2 lần/ngày với OR=2,58 lần (95%CI: 1,71-4,73). Trẻ báo cáo gặp khó khăn khi uống thuốc có khả năng TTĐT chưa tốt cao hơn so với trẻ không gặp khó khăn khi uống thuốc ARV với OR=11,72 lần (95%CI: 5,73-23,97).vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Tổng quan về HIV/AIDS 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Dịch tễ HIV/AIDS 3 1.1.3. Các giai đoạn lâm sàng của HIV/AIDS 8 1.1.4. Điều trị thuốc kháng vi rút 10 1.2. Tuân thủ điều trị thuốc kháng vi rút 14 1.2.1. Khái niệm tuân thủ điều trị thuốc ARV 14 1.2.2. Đánh giá tuân thủ điều trị thuốc ARV 14 1.2.3. Ý nghĩa của tuân thủ điều trị thuốc ARV 15 1.3. Tình hình nghiên cứu về tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan 16 1.3.1. Tình hình nghiên cứu về tuân thủ điều trị thuốc ARV 16 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tuân thủ điều trị ARV 19 1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu (trang sau) 24 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 26 2.1.2. Thời gian nghiên cứu 26 2.2. Đối tượng nghiên cứu 26 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng 26 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu 27 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 27 2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 27 2.4. Quy trình nghiên cứu 28 2.4.1. Thu thập thông tin ban đầu 30 2.4.2. Thu thập thông tin định kỳ hằng quý 30 2.4.3. Tổng hợp, đánh giá kết quả 30 2.5. Biến số và nội dung biến số nghiên cứu 30 2.5.1. Biến số phụ thuộc (cho mục tiêu 1) 30 2.5.2. Nhóm biến số mô tả (phục vụ cho mục tiêu 2) 31 2.6. Đánh giá tuân thủ điều trị 32 2.7. Xử lý và phân tích số liệu 33 2.8. Sai số và biện pháp khống chế sai số 34 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 35 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 36 3.1.1. Thông tin chung của trẻ vị thành niên 36 3.1.2. Thông tin về người chăm sóc chính của trẻ 40 3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị ARV ở trẻ vị thành niên nhiễm HIV 42 3.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV của trẻ vị thành niên 45 3.3.1. Tình trạng tuân thủ điều trị ARV theo đặc điểm của trẻ 45 3.3.2. Tình trạng tuân thủ điều trị ARV của trẻ theo các đặc điểm của người chăm sóc chính 49 3.3.3. Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV 52 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 54 4.1. Một số đặc điểm về nhân khẩu của đối tượng nghiên cứu 54 4.1.1. Đặc điểm của trẻ điều trị ARV 54 4.1.2. Đặc điểm của người chăm sóc trẻ 55 4.2. Thực trạng tuân thủ điều trị ARV ở trẻ vị thành niên 57 4.2.1. Tình hình tái khám của trẻ 57 4.2.2. Tình hình uống thuốc hàng ngày của trẻ trong tháng 58 4.2.3. Phân loại tuân thủ điều trị ARV ở trẻ vị thành niên 59 4.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở trẻ vị thành niên 62 4.3.1. Tình trạng tuân thủ điều trị ARV theo các đặc điểm của trẻ 62 4.3.2. Tình trạng tuân thủ điều trị ARV theo các đặc điểm của người chăm sóc 69 4.3.3. Một số yếu tố liên quan đến mức độ tuân thủ điều trị ARV của trẻ trong phân tích đa biến 71 4.4. Một số điểm hạn chế trong nghiên cứu 72 KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC 1: CÁC BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU 85 PHỤ LỤC 2: CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN 89vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjecttuân thủ điều trị, ARV, trẻ vị thành niênvi_VN
dc.titleThực trạng tuân thủ điều trị ARV ở trẻ vị thành niên nhiễm HIV tại 5 bệnh viện năm 2020-2021vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn_PVA_final.03.12.2023.pdf
  Restricted Access
1.2 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.