Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4534
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn Văn, Tuấn-
dc.contributor.advisorTrịnh Thị Bích, Huyền-
dc.contributor.authorPhạm Thị Nguyệt, Nga-
dc.date.accessioned2023-12-05T15:07:42Z-
dc.date.available2023-12-05T15:07:42Z-
dc.date.issued2023-11-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4534-
dc.description.abstractỞ Việt Nam, một số bệnh viện đã triển khai liệu pháp kích thích từ xuyên sọ để điều trị triệu chứng đau ở người bệnh rối loạn cơ thể hóa cho thấy có những hiệu quả nhất định. Đến nay ở Việt Nam chưa có đề tài nào nghiên cứu về hiệu quả điều trị của liệu pháp kích thích từ xuyên sọ ở người bệnh mắc các rối loạn tâm căn. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kết quả điều trị triệu chứng đau bằng liệu pháp kích thích từ xuyên sọ ở người bệnh rối loạn cơ thể hóa” với 2 mục tiêu 1. Đánh giá kết quả điều trị triệu chứng đau bằng liệu pháp kích thích từ xuyên sọ ở người bệnh rối loạn cơ thể hóa. 2. Mô tả các tác dụng không mong muốn của liệu pháp kích thích từ xuyên sọ ở nhóm người bệnh trên. Phương pháp nghiên cứu: mô tả, theo dõi dọc, có đối chứng. Nghiên cứu của chúng tôi có 92 người bệnh (46 người bệnh nhóm kết hợp rTMS và thuốc, 46 người bệnh nhóm hóa dược). Trong quá trình điều trị nhóm kết hợp có 24 người bệnh điều trị đủ liệu trình 10 buổi rTMS, 22 người bệnh nhận được từ 5 đến 9 buổi điều trị (các người bệnh ngừng điều trị giữa chừng do xin ra viện sớm, không có người bệnh nào ngừng do tác dụng không mong muốn của rTMS). KẾT LUẬN 1. Kết quả điều trị triệu chứng đau bằng liệu pháp kích thích từ xuyên sọ kết hợp với thuốc Có sự cải thiện nhanh hơn về các đặc điểm của triệu chứng đau (tần suất, số lượng vị trí, tính chất lan, tính chất luân chuyển, mức độ) trên nhóm người bệnh điều trị kết hợp so với nhóm điều trị đơn thuần bằng thuốc. Các người bệnh đều có sự cải thiện về điểm số trên thang điểm VAS, CGI. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nhóm kết hợp liệu pháp kích thích từ xuyên sọ và thuốc có sự cải thiện nhanh hơn so với nhóm điều trị bằng thuốc đơn thuần sau 1 và 2 tuần điều trị trên thang điểm VAS và cải thiện lâm sàng tốt hơn trên thang điểm CGI-S, CGI-I, CGI-E. 2. Các tác dụng không mong muốn của liệu pháp kích thích từ xuyên sọ trên người bệnh rối loạn cơ thể hóa Các tác dụng không mong muốn gặp ở 54,3% người bệnh trong nghiên cứu nhưng ở mức độ nhẹ trong đó hay gặp nhất là đau nơi tiếp xúc với coil (39,1%), bỏng nơi tiếp xúc, đau đầu, ù tai, chóng mặt. Không gặp các tác dụng không mong muốn nặng hoặc nghiêm trọng ảnh hưởng đến người bệnh. Các tác dụng không mong muốn chủ yếu gặp ở tuần 1, ít gặp hơn ở tuần 2; các tác dụng này gặp nhiều nhất ở buổi đầu tiên và giảm dần ở các buổi sau. Các nhóm như tuổi cao, nhóm có bệnh lý cơ thể hay có ngưỡng vận động cao có nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn hơn.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đại cương về triệu chứng đau ở người bệnh rối loạn cơ thể hoá 3 1.1.1. Đại cương về rối loạn cơ thể hóa 3 1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn cơ thể hóa 3 1.1.3. Đặc điểm triệu chứng đau 5 1.1.4. Cơ chế của triệu chứng đau ở người bệnh rối loạn cơ thể hóa 8 1.1.5. Đặc điểm triệu chứng đau ở người bệnh rối loạn cơ thể hóa 11 1.1.6. Các phương pháp điều trị triệu chứng đau ở người bệnh rối loạn cơ thể hóa 11 1.2. Điều trị triệu chứng đau bằng TMS 13 1.2.1. Đại cương về TMS 13 1.2.2. Hiệu quả điều trị của TMS trong các rối loạn tâm thần 15 1.2.3. Các chống chỉ định và thận trọng 17 1.2.4. Cơ chế giảm đau của rTMS 17 1.3. Tác dụng không mong muốn của rTMS 23 1.3.1. Khái niệm tác dụng không mong muốn 23 1.3.2. Tác dụng không mong muốn của rTMS 24 1.4. Tình hình nghiên cứu ứng dụng rTMS trong điều trị triệu chứng đau ở người bệnh rối loạn cơ thể hóa 29 1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới 29 1.4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 31 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu 32 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 32 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 32 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 32 2.1.4. Thời gian nghiên cứu 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 32 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 32 2.2.2. Cỡ mẫu. 32 2.2.3. Các biến số nghiên cứu 33 2.2.4. Công cụ nghiên cứu 35 2.2.5. Kỹ thuật thu thập dữ liệu 38 2.3. Xử lý và phân tích số liệu 44 2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 44 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 45 3.1.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu 45 3.1.2. Đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu 46 3.1.3. Đặc điểm về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 46 3.1.4. Đặc điểm về nơi sống của đối tượng nghiên cứu 47 3.1.5. Đặc điểm về tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu 47 3.1.6. Đặc điểm về tiền sử của đối tượng nghiên cứu 48 3.1.7. Đặc điểm về tính cách của đối tượng nghiên cứu 49 3.1.8. Đặc điểm đợt bệnh rối loạn cơ thể hóa lần này 51 3.2. Kết quả điều trị của rTMS trên triệu chứng đau ở người bệnh RLCTH 55 3.2.1. Sự thay đổi các biểu hiện của triệu chứng đau ở người bệnh sau điều trị 55 3.2.2. Kết quả điều trị của rTMS trên triệu chứng đau ở người bệnh RLCTH 60 3.3. Các tác dụng không mong muốn của rTMS 62 3.3.1. Thông số điều trị bằng rTMS 62 3.3.2. Tác dụng không mong muốn của rTMS 63 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 69 4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 69 4.1.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu 69 4.1.2. Đặc điểm giới của đối tượng nghiên cứu 70 4.1.3. Đặc điểm trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu 70 4.1.4. Đặc điểm nơi sống của đối tượng nghiên cứu 70 4.1.5. Đặc điểm tiền sử bệnh cơ thể, tâm thần của đối tượng nghiên cứu 71 4.1.6. Đặc điểm tính cách của đối tượng nghiên cứu 72 4.1.7. Đặc điểm về thời gian mắc rối loạn cơ thể hóa và đau đến thời điểm hiện tại của đối tượng nghiên cứu 72 4.1.8. Đặc điểm đợt bệnh rối loạn cơ thể hóa đợt này của đối tượng nghiên cứu 73 4.1.9. Đặc điểm dùng thuốc điều trị của đối tượng nghiên cứu 73 4.2. Kết quả điều trị của rTMS trên triệu chứng đau ở người bệnh RLCTH 75 4.2.1. Sự thay đổi các biểu hiện lâm sàng của triệu chứng đau sau điều trị của đối tượng nghiên cứu 74 4.2.2. Kết quả điều trị của rTMS trên triệu chứng đau ở người bệnh RLCTH 77 4.3. Các tác dụng không mong muốn của rTMS 81 4.3.1. Thông số điều trị rTMS 81 4.3.2. Các tác dụng không mong muốn của rTMS 82 4.4. Hạn chế của nghiên cứu 85 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 86 CHƯƠNG 6 KIẾN NGHỊ 87 TÀI LIỆU THAM KHẢOvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectKích thích từ xuyên sọvi_VN
dc.subjectRối loạn cơ thể hóavi_VN
dc.subjectĐauvi_VN
dc.titleNghiên cứu kết quả điều trị triệu chứng đau bằng liệu pháp kích thích từ xuyên sọ ở người bệnh rối loạn cơ thể hóavi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú



Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.