Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/452
Title: ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT Ở BỆNH NHÂN PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO VỠ
Authors: NGUYỄN THỊ, THỦY
TS. Nguyễn Toàn, Thắng
Advisor: 1. GS. Nguyễn, Thụ
Keywords: Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị phẫu thuật ở bệnh nhân phình động mạch não vỡ
Issue Date: 2018
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Bệnh lý phình mạch máu não là một bệnh lý thường gặp của hệ thống động mạch não. Ở Mỹ, tỷ lệ phình mạch máu não chiếm 0,2 – 7,9% dân số, phần lớn được phát hiện khi đã có biến chứng vỡ [1]. Tỷ lệ vỡ phình mạch não mỗi năm khoảng 10-28 người trong 100.000 dân [2]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Đăng năm 1990 thì 85% trường hợp xuất huyết dưới nhện là do vỡ phình động mạch não, 15% còn lại do các nguyên nhân khác [3]. Năm 1996, Lê Văn Thính nghiên cứu 65 trường hợp xuất huyết dưới nhện tại khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai nhận thấy nguyên nhân hàng đầu là do vỡ phình động mạch não [4]. Vỡ phình mạch não thường xảy ra đột ngột, đau đầu dữ dội, có hoặc không dấu hiệu màng não, kèm theo các rối loạn thần kinh cục bộ hay toàn thể. Biến chứng lâm sàng hay gặp nhất là chảy máu dưới nhện và máu tụ trong não. Chính khối máu tụ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tri giác xấu đi, yếu liệt nửa người, động kinh [5], [6]...Thực tế, các biến chứng, di chứng của vỡ phình mạch máu não là thảm cảnh cho bệnh nhân, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ngày nay, với những tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh (chụp mạch số hóa xóa nền (DSA), chụp cắt lớp vi tính mạch não đa dãy đầu dò (MSCT), chụp cộng hưởng từ (MRA), vi phẫu thuật, gây mê hồi sức, bệnh lý phình mạch máu não đã được phát hiện sớm và đạt được những kết quả điều trị ban đầu đáng khích lệ. Điều trị phình mạch máu não bằng can thiệp nội mạch là xu hướng mới đang ngày càng phát triển trên Thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, can thiệp nội mạch không thể thay thế hoàn toàn điều trị bằng phẫu thuật. Đặc biệt, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, điều trị can thiệp nội mạch còn đắt tiền và điều trị phẫu thuật vẫn chiếm số lượng nhiều hơn. Trong thực tế, bệnh nhân vỡ phình mạch máu não vẫn có nguy cơ chảy máu lại, trong ngày đầu tiên là 2-4%, trong vòng 2 tuần đầu là 25%. Và sự chảy máu tái phát này kéo theo nguy cơ tử vong lên đến 85%. Đặc biệt sau mổ, bệnh nhân cần được tích cực điều trị tình trạng co thắt mạch máu não, bởi nó có thể là nguyên nhân dẫn đến tàn tật và tử vong [7]. Các biến chứng về thần kinh như chảy máu lại, co thắt mạch máu não có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị của bệnh nhân vỡ phình động mạch não. Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu phình mạch máu não về nguyên nhân, hình ảnh học cũng như điều trị. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến điều trị ở bệnh nhân vỡ phình động mạch não. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị phẫu thuật ở bệnh nhân phình động mạch não vỡ
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/452
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
THAC SI Y HOC - NGUYEN THI THUY- GMHS.docx
  Restricted Access
1.77 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.