Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4514
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorVũ, Bích Nga-
dc.contributor.authorLê, Thị Lan Ạnh-
dc.date.accessioned2023-11-27T01:59:35Z-
dc.date.available2023-11-27T01:59:35Z-
dc.date.issued2023-11-02-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4514-
dc.description.abstractĐái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh chuyển hoá mạn tính đặc trưng bởi lượng đường trong máu tăng cao, bệnh phát triển khi tuyến tuỵ của một người không sản xuất đủ lượng insulin hoặc cơ thể không sử dụng một cách hiệu quả lượng insulin được tạo ra. Đây là một trong những bệnh lý chuyển hoá phổ biến nhất ở các nước phát triển đồng thời cũng tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Tỉ lệ mắc bệnh ở người lớn từ 18-99 tuổi ước tính khoảng 8,4% vào năm 2017 và được dự đoán sẽ tăng lên đến 9,9% vào năm 2045, trong đó tỉ lệ mắc ĐTĐ trong độ tuổi 65- 69 tuổi ở các nước thu nhập cao gấp khoảng 3 lần so với các nước thu nhập thấp1. ĐTĐ typ 2 chiếm tỉ lệ lớn nhất vào khoảng 90%, diễn biến lâu dài và dẫn đến nhiều biến chứng mạn tính như bệnh lý tim mạch, thận, mắt, thần kinh... Trong tương lai ĐTĐ sẽ ngày càng là gánh nặng đối với sức khoẻ và kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Rối loạn lipid máu (RLLPM) là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn. RLLPM được phát hiện cùng lúc với một số bệnh lý tim mạch, nội tiết, chuyển hoá đồng thời cũng là yếu tố nguy cơ của những bệnh này2. RLLPM ở bệnh nhân ĐTĐ xuất hiện do sự tăng nồng độ acid béo tự do thứ phát sau khi có tình trạng kháng insulin, đặc trưng bởi sự tăng cao của các chỉ số Triglycerid (TG), LDL-C cùng với sự giảm nồng độ HDL-C trong máu. RLLPM là biến chứng chiếm tỉ lệ cao ở bệnh nhân mắc ĐTĐ typ 2, theo nghiên cứu trong nước tỷ lệ RLLPM ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 khoảng 85-86%3,4, đặc biệt là tăng cao chỉ số TG và LDL-C. Statin là một trong những thuốc điều trị RLLPM cần được sớm sử dụng ở các bệnh nhân ĐTĐ typ 2 để giảm tỷ lệ biến chứng tim mạch. Biến chứng tim mạch ĐTĐ là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu của những bệnh nhân mắc ĐTĐ typ 2. Nghiên cứu cho thấy rằng, so với những người không mắc ĐTĐ thì bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ tăng gấp 2 đến 4 lần tỉ lệ đột quỵ và tử vong tim mạch5. Hiệp hội tim mạch Châu Âu (ESC) năm 2016 đã phân tầng bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch ra thành 4 nhóm từ nguy cơ thấp đến nguy cơ rất cao, trong đó bệnh nhân ĐTĐ và có RLLPM luôn nằm ở nhóm nguy cơ cao và rất cao6. Đến năm 2019, ESC đã đưa ra một bảng phân chia nguy cơ tim mạch riêng cho các bệnh nhân ĐTĐ thành 3 nhóm nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và nguy cơ trung bình7. Đối với bệnh lý tim mạch, việc điều trị RLLPM là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là chỉ số LDL-C. Theo một phân tích tổng hợp ở 18686 bệnh nhân ĐTĐ thì với mỗi mức giảm 39 mg/dL LDL-C thì có thể giảm 9% tỷ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch8. Do đó phát hiện và điều trị sớm các RLLPM có ý nghĩa rất quan trọng trong việc dự phòng các biến cố tim mạch9,10, đặc biệt là duy trì nồng độ LDL-C ở giới hạn cho phép. Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC) 2019 đã đưa ra mục tiêu LDL-C cho từng nhóm bệnh nhân ĐTĐ dựa trên phân loại nguy cơ tim mạch, đây được coi như một cơ sở cho các bác sĩ lâm sàng theo dõi và điều trị RLLPM cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Đa phần bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tại Việt Nam thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ tim mạch rất cao là các bệnh nhân đã có biến chứng tại cơ quan đích hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch, từ đó đặt ra vấn đề cho các bác sĩ lâm sáng cần phải đánh giá chính xác nguy cơ biến chứng tim mạch trên từng bệnh nhân, đưa ra phác đồ điều trị kiểm soát lipid máu sớm và phù hợp. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một trong những bệnh viện lớn ở miền Bắc, nơi thường xuyên tiếp nhận và thăm khám cho nhiều bệnh nhân đến từ các tỉnh phía bắc và vùng bắc trung bộ. Để khảo sát và đánh giá thực trạng điều trị RLLPM ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 và các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài mang tên: "Thực trạng điều trị rối loạn lipid máu theo phân tầng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội" với các mục tiêu: 1. Thực trạng điều trị rối loạn lipid máu theo phân tầng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị rối loạn lipid máu ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đại cương về đái tháo đường 3 1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường 3 1.1.2. Dịch tễ đái tháo đường 3 1.1.3. Phân loại đái tháo đường 3 1.2. Đái tháo đường typ 2 4 1.2.1. Định nghĩa 4 1.2.2. Đặc điểm chẩn đoán đái tháo đường typ 2 4 1.2.3. Cơ chế bệnh sinh ĐTĐ typ 2 6 1.2.4. Biến chứng của đái tháo đường typ 2 6 1.2.5. Biến chứng tim mạch liên quan đến đái tháo đường typ 2 8 1.2.6. Điều trị đái tháo đường typ 2 10 1.3. Rối loạn lipid máu 12 1.3.1. Định nghĩa rối loạn lipid máu 12 1.3.2. Nguyên nhân rối loạn lipid máu 13 1.3.3. Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 14 1.3.4. Điều trị rối loạn lipid máu 15 1.4. Các yếu tố nguy cơ tim mạch và phân tầng nguy cơ tim mạch: 20 1.4.1. Các yếu tố nguy cơ tim mạch: 20 1.4.2. Phân tầng nguy cơ tim mạch: 23 1.4.3. Mục tiêu cho các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ: 25 1.4.4. Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 theo phân tầng nguy cơ tim mạch 27 1.5. Một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước về thực trạng điều trị rối loạn lipid máu và các yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 28 1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới 28 1.5.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam 29 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu 32 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 32 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 33 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 33 2.3. Phương pháp nghiên cứu 33 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 33 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu 33 2.3.3. Quy trình tham gia nghiên cứu 33 2.4. Các tiêu chí đánh giá và biến số nghiên cứu 35 2.4.1. Các tiêu chí đánh giá 35 2.4.2. Các biến số khác 39 2.5. Xử lí và phân tích số liệu 39 2.6. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 40 2.7. Quy trình nghiên cứu 40 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 42 3.1.1. Đặc điểm về giới 42 3.1.2. Đặc điểm về tuổi 42 3.1.3. Đặc điểm chỉ số BMI 43 3.1.4. Thời gian phát hiện ĐTĐ typ 2 44 3.1.5. Nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 44 3.1.6. Glucose máu lúc đói và HbA1C 46 3.2. Thực trạng điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 theo phân tầng nguy cơ tim mạch 48 3.2.1. Đặc điểm rối loạn lipid máu 48 3.2.2. Phân tầng nguy cơ tim mạch theo ESC 2019 49 3.2.3. Tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-C theo phân tầng nguy cơ tim mạch 49 3.2.4. Tỷ lệ đạt mục tiêu Non HDL-C theo phân tầng nguy cơ tim mạch 50 3.2.5. Tỷ lệ sử dụng thuốc hạ lipid máu 50 3.3. Yếu tố liên quan đến điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 52 3.3.1. Mối liên quan của tuổi lên kết quả điều trị rối loạn lipid máu: 52 3.3.2. Mối liên quan của BMI lên kết quả điều trị rối loạn lipid máu: 53 3.3.3. Mối liên quan của hút thuốc lá lên kết quả điều trị rối loạn lipid máu: 54 3.3.4. Mối liên quan của kiểm soát glucose máu đói đến kết quả điều trị rối loạn lipid máu 55 3.3.5. Mối liên quan kiểm soát HbA1C lên kết quả điều trị rối loạn lipid máu 56 3.3.6. Mối liên quan của huyết áp lên kết quả điều trị rối loạn lipid máu: 56 3.3.7. Mối liên quan của thuốc điều trị RLLPM lên kết quả điều trị 57 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 59 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 59 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 59 4.1.2. Đặc điểm về thể trạng 61 4.1.3. Thời gian phát hiện ĐTĐ typ 2 62 4.1.4. Yếu tố nguy cơ tim mạch và tổn thương cơ quan đích 62 4.1.5. Glucose máu đói và HbA1C 64 4.2. Thực trạng điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 theo phân tầng nguy cơ tim mạch 66 4.2.1. Đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 66 4.2.2. Phân tầng nguy cơ tim mạch 68 4.2.3. Thuốc điều trị rối loạn lipid máu 69 4.2.4. Kết quả điều trị rối loạn lipid máu theo phân tầng nguy cơ tim mạch 71 4.3. Một số yếu tố liên quan đến điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 theo phân tầng nguy cơ tim mạch 74 4.3.1. Mối liên quan tuổi với điều trị rối loạn lipid máu 74 4.3.2. Mối liên quan giữa thừa cân béo phì với điều trị rối loạn lipid máu 75 4.3.3. Mối liên quan giữa hút thuốc lá với điều trị rối loạn lipid máu 76 4.3.4. Mối liên quan giữa kiểm soát glucose máu lúc đói và HbA1C với điều trị rối loạn lipid máu 76 4.3.5. Mối liên quan giữa kiểm soát huyết áp với điều trị rối loạn lipid máu 77 4.3.6. Mối liên quan giữa thuốc hạ lipid máu với đạt mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu 78 KẾT LUẬN 80 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 82 KHUYẾN NGHỊ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢOvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectĐái tháo đường typ 2vi_VN
dc.subjectRối loạn lipid máuvi_VN
dc.titleThực trạng điều trị rối loạn lipid máu theo phân tầng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân Đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nộivi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Lê Thị Lan Anh - Luận văn.docx
  Restricted Access
1.43 MBMicrosoft Word XML
Lê Thị Lan Anh - Luận văn.pdf
  Restricted Access
2.66 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.