Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4488
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorMai Duy, Tôn-
dc.contributor.advisorHoàng Bùi, Hải-
dc.contributor.authorNguyễn Duy, Chinh-
dc.date.accessioned2023-11-15T07:33:16Z-
dc.date.available2023-11-15T07:33:16Z-
dc.date.issued2023-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4488-
dc.description.abstractĐột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu không chỉ ở các nước phát triển mà đã và đang là gánh nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.1 Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016, hơn 11 triệu ca đột quỵ xảy ra ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, bao gồm cả các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Tỉ lệ tử vong cao ở mức hơn 4 triệu người mỗi năm, với 87% số ca tử vong xảy ra ở khu vực này. Trong số tất cả những người sống sót sau đột quỵ, 30% bị tàn tật nặng và số còn lại có nguy cơ bị đột quỵ tái phát cao hơn.2 Tại Việt Nam, đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật. Tỷ lệ mắc và tỷ lệ hiện mắc bệnh đột quỵ được báo cáo là 161 và 415 trên 100.000 người.3 Đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tính là một thể đột quỵ não, trong đó động mạch não bị hẹp hoặc bị tắc dẫn đến tình trạng dòng máu đột ngột không lưu thông đến một khu vực của não làm mất chức năng thần kinh tương ứng. Thể này chiếm khoảng 60-80% của đột quỵ não.4 Chẩn đoán và điều trị nhồi máu não đang được quan tâm đặc biệt nhằm giảm tối đa các tổn thương não và tối ưu hóa cơ hội phục hồi của bệnh nhân. Xét về kết quả điều trị nhồi máu não cấp, phương pháp được kỳ vọng nhất là tái thông ngay cho bệnh nhân từ giai đoạn tối cấp, cụ thể là dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch và/hoặc can thiệp lấy huyết khối cơ học. Tuy nhiên, kết quả còn phụ thuộc vào đặc điểm bệnh, từ lâm sàng đến mức độ tổn thương trên hình ảnh học, tuần hoàn bàng hệ của từng bệnh nhân nhồi máu não. Đồng thời, việc xác định các yếu tố tiên lượng kết quả sẽ giúp chúng ta lựa chọn những bệnh nhân có nguy cơ cao để đưa ra chiến lược điều trị phù hợp. Kể từ khi ban hành Thông tư 47 năm 2016, Việt Nam đã có 81 bệnh viện triển khai cơ sở điều trị đột quỵ, trong đó có 6 trung tâm đột quỵ hoàn chỉnh tại các thành phố lớn. Năm 2017, chương trình ANGELS được khởi xướng tại Việt Nam áp dụng tiêu chí chất lượng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Đột quỵ Châu Âu, các chỉ số chất lượng của ANGELS là công cụ giúp giải quyết vấn đề giám sát chất lượng điều trị đột quỵ.5 Theo công bố của chương trình ANGELS cập nhật tháng 9 năm 2020 thì Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Quân y 103 là 3 trong số 12 đơn vị nằm trong danh sách các bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ tại thành phố Hà Nội. Trong những năm qua có nhiều nghiên cứu về đột quỵ não tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập chung vào cỡ mẫu nhỏ đánh giá kết quả của của một số phương pháp điều trị tại một đơn vị, 6,7 mà chưa có nghiên cứu đa trung tâm đánh giá về phương pháp, kết quả điều trị và các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Kết quả điều trị nhồi máu não cấp và các yếu tố liên quan tại một số đơn vị đột quỵ ở Hà Nội” nhằm mục tiêu: 1. Nhận xét kết quả điều trị nhồi máu não cấp tại một số đơn vị đột quỵ ở Hà Nội. 2. Phân tích các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị nhồi máu não cấp.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI 3 1.1.1. Định nghĩa 3 1.1.2. Phân loại 3 1.2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ 5 1.3. LÂM SÀNG 8 1.3.1. Dấu hiệu lâm sàng 8 1.3.2. Vai trò của thang điểm NIHSS 9 1.4. CẬN LÂM SÀNG 9 1.4.1. Vai trò của chẩn đoán hình ảnh 9 1.4.2. Chụp cắt lớp vi tính sọ não 9 1.4.3. Chụp cộng hưởng từ não 12 1.4.4. Chụp mạch can thiệp 12 1.4.5. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác 12 1.4.6. Xét nghiệm máu 12 1.5. ĐIỀU TRỊ 13 1.5.1. Nguyên tắc xử trí 13 1.5.2. Các biện pháp điều trị chung 13 1.5.3. Điều trị tái tưới máu. 16 1.6. DỰ PHÒNG 22 1.6.1. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ 22 1.6.2. Dự phòng thứ phát 22 1.7. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU ĐỘT QUỴ 23 1.8. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NÃO 24 1.8.1. Tiêu sợi huyết 24 1.8.2. Lấy huyết khối bằng dụng cụ. 26 1.9. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 28 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 38 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn 38 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 38 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 38 2.1.4. Thời gian nghiên cứu 38 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 38 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 38 2.3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 39 2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 39 2.4.1. Phương tiện thu thập số liệu 39 2.4.2. Công cụ thu thập số liệu 39 2.4.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 39 2.4.4. Quy trình thu thập số liệu 42 2.4.5. Sơ đồ nghiên cứu 44 2.5. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 45 2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 45 Chương 3: KẾT QUẢ 46 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 46 3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu 46 3.1.2. Đặc điểm về tuổi và giới tính của bệnh nhân 46 3.1.3. Đặc điểm tiền sử và các yếu tố nguy cơ nhồi máu não 47 3.1.4. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân khi vào viện 48 3.1.5. Đặc điểm phân bố thời gian nhập viện 48 3.1.6. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân theo thang điểm NIHSS 49 3.1.7. Đặc điểm huyết áp của bệnh nhân khi nhập viện 50 3.1.8. Đặc điểm sinh hóa máu của bệnh nhân khi nhập viện 51 3.1.9. Đặc điểm căn nguyên nhồi máu TOAST 51 3.1.10. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo phương pháp điều trị 52 3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO CẤP 52 3.2.1. Kết quả lâm sàng 52 3.2.2. Tỷ lệ tử vong ngày thứ 90 53 3.2.3. Mức độ tái thông theo TICI ở bệnh nhân được lấy huyết khối cơ học 54 3.2.4. Các khoảng thời gian ở bệnh nhân được điều trị tái thông 54 3.2.5. Kết quả lâm sàng ngày 90 (mRS90) theo phương pháp điều trị 55 3.2.6. Kết quả lâm sàng ngày 90 theo thời gian nhập viện 55 3.2.7. Kết quả lâm sàng ngày 90 theo NIHSS nhập viện 56 3.2.8. Biến chứng trong viện 56 3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 57 3.3.1. Các yếu tố liên quan đến kết quả lâm sàng ngày 90 (mRS90) 57 3.3.2. Các yếu tố liên quan đến tử vong ngày 90 65 Chương 4: BÀN LUẬN 68 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG BỆNH NHÂN 68 4.1.1. Tuổi và giới 68 4.1.2. Tiền sử bệnh 69 4.1.3. Dấu hiệu lâm sàng. 72 4.1.4. Điểm NIHSS khi nhập viện 72 4.1.5. Thời gian nhập viện 73 4.1.6. Căn nguyên nhồi máu 74 4.1.7. Các phương pháp điều trị 74 4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 75 4.2.1. Kết quả điều trị ở thời điểm ra viện và ngày 90 75 4.2.2. Tỉ lệ tử vong ngày 90. 76 4.2.3. Kết quả tái thông theo thang điểm TICI ở bệnh nhân được can thiệp lấy huyết khối cơ học. 77 4.2.4. Các khoảng thời gian trong điều trị tái thông mạch. 77 4.2.5. Kết quả lâm sàng ngày 90 theo phương pháp điều trị. 78 4.2.6. Kết quả lâm sàng ngày 90 theo thời gian nhập viện 78 4.2.7. Kết quả lâm sàng ngày 90 theo NIHSS nhập viên. 79 4.2.8. Biến chứng 80 4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG KẾT QUẢ LÂM SÀNG NGÀY 90 81 4.4. MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG 83 KẾT LUẬN 86 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectHồi sức cấp cứuvi_VN
dc.subjectCK. 62723101vi_VN
dc.titleKẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO CẤP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐỘT QUỴ Ở HÀ NỘIvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2023CK2NGUYENDUYCHINH.docx
  Restricted Access
1.09 MBMicrosoft Word XML
2023CK2NGUYENDUYCHINH.pdf
  Restricted Access
1.98 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.