Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4464
Title: Nghiên cứu đặc điểm kiểu gen HPV ở phụ nữ sàng lọc ung thư cổ tử cung
Authors: Nguyễn Ngọc, Sơn
Advisor: Vũ Thị, Huyền
Nguyễn Thị, Trang
Keywords: HPV;Multiplex PCR;Ung thư cổ tử cung
Issue Date: 2023
Abstract: Ung thư cổ tử cung (UT CTC) là khối u ác tính thường gặp ở phụ nữ, đứng thứ tư sau ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư phổi. Xét nghiệm tế bào học (test Papanicolaou) sàng lọc phát hiện sớm UT CTC đã được áp dụng ở Mỹ từ những năm 40 của thế kỷ trước, góp phần giảm tỉ lệ tử vong do UT CTC tới 70% vào những năm 80. Tuy vậy cho đến nay UT CTC vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở phụ nữ. Năm 2020 trên thế giới có khoảng 604.000 trường hợp mắc UT CTC và khoảng 342.000 trường hợp tử vong. Độ tuổi thường gặp mắc UT CTC ở Việt Nam là 40-60 tuổi, trong đó tuổi trung bình từ 48 - 52 tuổi.1 Vi rút u nhú ở người (HPV) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh lây truyền qua đường tình dục. Người ta ước tính rằng tỷ lệ mắc mới ở Hoa Kỳ dao động từ 1 triệu đến 5,5 triệu mỗi năm, và tỷ lệ hiện mắc được ước tính là cao tới 20 triệu.2 Dựa trên mối liên quan của chúng với UT CTC và các tổn thương tiền căn, HPV cũng có thể được phân nhóm thành các loại HPV nguy cơ cao và nguy cơ thấp. Mối liên hệ giữa nhiễm HPV sinh dục và UT CTC lần đầu tiên được chứng minh vào đầu những năm 1980 bởi Harold Zur Hausen. Kể từ đó, mối liên hệ giữa HPV và ung thư biểu mô tế bào vảy CTC đã trở nên rõ ràng. Mức độ liên quan giữa HPV và ung thư biểu mô tế bào vảy CTC cao hơn so với mối liên quan giữa hút thuốc và ung thư phổi. Hiện nay, phát hiện nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm các chủng HPV là rất quan trọng. Các phương pháp truyền thống để phát hiện HPV trong UT CTC, chẳng hạn như phết tế bào CTC (Pap smear) là một xét nghiệm đơn giản dùng để kiểm tra định kỳ cho tất cả phụ nữ đã quan hệ tình dục, tuy nhiên bị hạn chế rất nhiều như: Độ chính xác còn chưa cao, kết quả phụ thuộc theo kinh nghiệm của nhà tế bào học và các điều kiện khác. Việc xác định kiểu gen HPV đặc biệt là 40 kiểu gen hay gặp có liên quan đến UT CTC giúp cải thiện sự phân tầng nguy cơ ở phụ nữ sàng lọc CTC. Sử dụng kết hợp giữa kết quả sàng lọc bằng xét nghiệm tế bào học với xét nghiệm đánh giá kiểu gen HPV hoặc xét nghiệm đơn độc đánh giá kiểu gen HPV đang là xu hướng sàng lọc UT CTC trên toàn thế giới. Các xét nghiệm sàng lọc giúp nâng cao hiểu biết về quá trình phát triển của UT CTC và tăng độ nhạy cảm trong sàng lọc ung thư ban đầu, đồng thời cung cấp một giá trị dự đoán âm tính lâu dài hơn. Tuy nhiên ở Việt Nam, ngoài các tuýp HPV nguy cơ cao phổ biến, còn rất nhiều tuýp HPV có liên quan mật thiết đến UT CTC chưa được xác định. Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm kiểu gen HPV ở phụ nữ sàng lọc ung thư cổ tử cung” với mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm HPV và sự phân bố 40 genotype HPV thường gặp ở các phụ nữ sàng lọc ung thư cổ tử cung. 2. Đánh giá mối liên quan giữa các đặc điểm tế bào học cổ tử cung và kiểu gen HPV ở phụ nữ khám sàng lọc ung thư cổ tử cung.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4464
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Nguyễn Ngọc Sơn-BSNT-YSHDT-2021-2024.pdf
  Restricted Access
6.09 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Nguyễn Ngọc Sơn-BSNT-YSHDT-2021-2024.docx
  Restricted Access
8.15 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.