Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4452
Toàn bộ biểu ghi siêu dữ liệu
Trường DCGiá trị Ngôn ngữ
dc.contributor.advisorNguyễn, Hữu Sáu-
dc.contributor.authorHoàng, Quốc Tuấn-
dc.date.accessioned2023-10-27T03:52:50Z-
dc.date.available2023-10-27T03:52:50Z-
dc.date.issued2023-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4452-
dc.description.abstractMục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của sùi mào gà vùng hậu môn. Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của kem imiquimod 5% điều trị sùi mào gà vùng hậu môn ngoài thể khảm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 254 bệnh nhân sùi mào gà vùng hậu môn, từ 16 tuổi trở lên. Nghiên cứu can thiệp có so sánh nhóm trên 70 bệnh nhân có tổn thương sùi mào gà hậu môn ngoài thể khảm điều trị bằng bôi kem imiquimod 5% 3 lần/tuần trong tối đa 16 tuần. Đánh giá tại thời điểm trước điều trị, đáp ứng sau điều trị 8 tuần, 16 tuần và nguy cơ tái phát trong 8 tuần sau khi sạch hoàn toàn thương tổn. Kết quả: Trong tổng số 254 bệnh nhân, 61.0% đồng giới nam, 15.7% đồng mắc HIV. Tỷ lệ sạch hoàn toàn tổn thương là 80% sau 8 tuần và 81.4% sau 16 tuần. Tỷ lệ tái phát là 8.8% sau 8 tuần theo dõi. Tác dụng phụ gặp ở 88.6% bệnh nhân, chủ yếu là ngứa và đỏ da, xảy ra nhiều trong tháng đầu và giảm dần. Kết luận: Có mối liên quan mật thiết giữa sùi mào gà vùng hậu môn, nhóm đồng giới nam và nguy cơ HIV. Kem imiquimod 5% là một lựa chọn hiệu quả và an toàn điều trị sùi mào gà hậu môn ngoài thể khảm.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, sơ đồ, biểu đồ, hình ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Lịch sử bệnh sùi mào gà 3 1.2. Căn nguyên gây bệnh 4 1.2.1. Hình thái và cấu trúc HPV 4 1.2.2. Phân loại 5 1.3. Cơ chế bệnh sinh và miễn dịch trong sùi mào gà 7 1.3.1. Sự xâm nhập vào tế bào 7 1.3.2. Sự nhân lên của virus và tăng sinh các tế bào biểu mô 7 1.3.3. Sự né tránh miễn dịch 9 1.3.4. Sự đào thải 10 1.4. Dịch tễ học sùi mào gà và yếu tố nguy cơ lây nhiễm 11 1.5. Giải phẫu ống hậu môn và sự liên quan đến bệnh 12 1.5.1. Đặc điểm giải phẫu ống hậu môn 12 1.5.2. Liên quan của giải phẫu với hành vi quan hệ đường hậu môn 14 1.6. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 14 1.6.1. Đặc điểm lâm sàng 14 1.6.2. Đặc điểm cận lâm sàng 17 1.7. Chẩn đoán 18 1.7.1. Chẩn đoán xác định 18 1.7.2. Chẩn đoán phân biệt: 18 1.8. Điều trị và dự phòng 19 1.8.1. Các thuốc bôi tại chỗ 19 1.8.2. Các biện pháp phá hủy tổn thương 20 1.8.3. Vaccin dự phòng 22 1.9. Imiquimod 23 1.9.1. Cấu trúc 23 1.9.2. Cơ chế hoạt động 23 1.9.3. Chỉ định 27 1.9.4. Chống chỉ định và thận trọng 28 1.9.5. Tác dụng phụ 28 1.10. Môt số nghiên cứu về sùi mào gà vùng hậu môn và hiệu quả điều trị bằng bôi kem imiquimod 5% 28 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu 31 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 31 2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 31 2.2.3. Vật liệu nghiên cứu 32 2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 32 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 35 2.4. Biến số, chỉ số, thu thập số liệu 35 2.5. Sai số và khống chế sai số 40 2.5.1. Sai số chọn 40 2.5.2. Sai số đo lường 40 2.5.3. Sai số thực hiện 41 2.6. Xử lý và phân tích số liệu 41 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 41 2.8. Hạn chế của đề tài 42 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43 3.1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến sùi mào gà vùng hậu môn tại Bệnh viện Da liễu Trung ương 43 3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 43 3.1.2. Đặc điểm về tổn thương qua thăm khám lâm sàng 50 3.1.3. Xét nghiệm 54 3.1.4. Mối liên quan của bệnh nhân sùi mào gà vùng hậu môn với tình trạng HIV 55 3.2. Đánh giá kết quả điều trị sùi mào gà vùng hậu môn ngoài thể khảm bằng kem imiquimod 5% 57 3.2.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân trước điều trị 57 3.2.2. Mức độ đáp ứng của tổn thương theo thời gian. 58 3.2.3. Tác dụng phụ trong quá trình bôi thuốc 60 3.2.4. Tỷ lệ tái phát sau 2 tháng hết thương tổn 61 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 62 4.1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến sùi mào gà vùng hậu môn tại Bệnh viện Da liễu Trung ương 62 4.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 62 4.1.2. Đặc điểm về tổn thương qua thăm khám lâm sàng 68 4.1.3. Xét nghiệm 71 4.1.4. Mối liên quan của bệnh nhân sùi mào gà vùng hậu môn với tình trạng HIV 72 4.2. Đánh giá kết quả điều trị sùi mào gà vùng hậu môn ngoài thể khảm bằng kem imiquimod 5% 72 4.2.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân trước điều trị. 72 4.2.2. Mức độ đáp ứng của tổn thương theo thời gian. 73 4.2.3. Tác dụng phụ trong quá trình bôi thuốc 76 4.2.4. Tỷ lệ tái phát sau 2 tháng hết thương tổn 77 KẾT LUẬN 78 KIẾN NGHỊ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectsùi mào gàvi_VN
dc.titleĐIỀU TRỊ SÙI MÀO GÀ VÙNG HẬU MÔN BẰNG KEM IMIQUIMOD 5%vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Bộ sưu tập: Luận văn bác sĩ nội trú

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Hoàng Quốc Tuấn - BSNT- Da liễu- 2020-2023.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
4.29 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
Hoàng Quốc Tuấn - BSNT- Da liễu- 2020-2023.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
28.8 MBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.