Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/445
Title: Kết quả điều trị u mềm lây ở trẻ em bằng kem imiquimod 5%”
Authors: NGUYỄN THỊ THANH, THÙY
Advisor: PGS.TS. Trần Lan, Anh
Keywords: điều trị u mềm lây ở trẻ em bằng kem imiquimod 5%
Issue Date: 2018
Publisher: ĐHY HN
Abstract: U mềm lây là bệnh nhiễm trùng da lành tính thường gặp ở trẻ em. Bệnh được đặc trưng trên lâm sàng là các sẩn nhỏ, hình tròn, bóng, có thể lõm giữa. U mềm lây do siêu vi trùng có tên khoa học là Molluscum contagiosum virus (MCV) thuộc nhóm Poxvirus gây nên [1-3]. U mềm lây hay gặp ở trẻ em đặc biệt là lứa tuổi bắt đầu đến trường, kể cả ở trẻ khỏe mạnh cũng như trẻ suy giảm miễn dịch. Bệnh phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, nhưng thường gặp nhiều hơn ở vùng có khí hậu nhiệt đới với tỷ lệ trẻ em nhiễm virus có thể lên tới 20%. Theo thống kê trên toàn thế giới, năm 2010 có khoảng 122 triệu người bị ảnh hưởng bởi u mềm lây (1,8% dân số thế giới), trung bình tỷ lệ mắc u mềm lây trên toàn thế giới là 2-8% dân số [4]. Phương thức lây truyền chủ yếu là do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp qua các dụng cụ, tắm cùng bể tắm, dùng khăn chung. Người lớn có thể mắc bệnh sau khi quan hệ tình dục với người có bệnh. Do vậy, bệnh còn được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. U mềm lây là bệnh tiến triển lành tính. Một số trường hợp bệnh nhân bị nhẹ có thể tự khỏi nhưng khi tổn thương lan tỏa sẽ ảnh hưởng đến toàn thân. Vì thế, việc điều trị là cần thiết với mục đích loại bỏ tổn thương, tránh lây lan trong cộng đồng. Đặc biệt, ở những bệnh nhân bị mắc các bệnh lý da khác như viêm da cơ địa (VDCĐ) phải điều trị bằng bôi corticosteroid hoặc bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch thì tổn thương lan tỏa và dễ tái phát hơn [5]. Vị trí tổn thương thường ở vùng da hở nhất là mặt và quanh mắt, có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nhiều bệnh nhân có biểu hiện ngứa, hoặc có phản ứng viêm da xung quanh tổn thương, làm bệnh nhân (BN) và người nhà lo lắng. Có nhiều phương pháp điều trị u mềm lây như nạo bỏ tổn thương bằng curette, áp lạnh bằng ni tơ lỏng, đốt điện, sử dụng các loại laser hoặc dùng các hoá chất như kem imiquimod, acid Trichloracetic, cantharidin [6], [7], [8]. Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, phần lớn các bệnh nhân được điều trị bằng nạo bỏ tổn thương. Phương pháp này có ưu điểm là làm sạch tổn thương nhanh nhưng thường gây sang chấn như đau, chảy máu nhiều, nhất là những tổn thương có kích thước lớn. Đặc biệt ở trẻ em thường làm cho các cháu sợ hãi, sang chấn về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nhằm tìm ra biện pháp điều trị với hiệu quả cao, dễ thực hiện, không ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh là mục tiêu của nhiều nghiên cứu. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu cho thấy điều trị u mềm lây bằng dung dịch (Dd) KOH và kem imiquimod cho kết quả tốt [9], [10], [11]. Một số nghiên cứu tại Bệnh viện Da liễu Trung ương đánh giá hiệu quả điều trị của u mềm lây bằng KOH 10% thấy có kết quả tốt, nhưng có thể để lại di chứng như loét, tăng hoặc giảm sắc tố da [12]. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả điều trị u mềm lây bằng bôi kem imiquimod. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Kết quả điều trị u mềm lây ở trẻ em bằng kem imiquimod 5%”
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/445
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ THANH THÙY CKII.docx
  Restricted Access
3.41 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.