Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/443
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.date.accessioned2019-02-20T04:28:57Z-
dc.date.available2019-02-20T04:28:57Z-
dc.date.issued2018-10-10-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/443-
dc.description.abstractBệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Lao màng não là bệnh cảnh lâm sàng do vi khuẩn lao gây tổn thương ở màng não (gồm màng cứng, màng nhện và màng mềm bao quanh mô não, não thất và tủy sống), là biểu hiện hay gắp của bệnh lao ở hệ thần kinh trung ương và là thể lao ngoài phổi nặng nhất có thể để lại di chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao nếu phát hiện ở giai đoạn muộn[1]. Bệnh thường gặp ở những vùng có tình hình dịch tễ bệnh lao cao trên thế giới, trong đó có Việt Nam[2]. Báo cáo của WHO năm 2018 đánh giá Việt Nam đứng thứ 15 trong số 30 nước có có số người bệnh lao cao nhất, đồng thời đứng thứ 16 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới [3]. Năm 2016, Chương trình chống lao Quốc gia (CTCLQG) ước tính Việt Nam có 180 000 người hiện mắc lao, 128 000 trường hợp mới mắc lao các thể (tỷ lệ 137/10 0000 dân), trong đó có khoảng 19 000 trường hợp mắc lao ngoài phổi chiếm khoảng 18,1%[4]. Lao màng não còn là một chỉ số dịch tễ đánh giá hiệu quả CTCLQG. Lao màng não là một thể lao ngoài phổi gặp ở mọi lứa tuổi, các thống kê nghiên cứu nhiều năm lao màng não vào viện điều trị chiếm hơn 1-2 % tổng số bệnh nhân lao hoạt động,chiếm 5% các trường hợp lao ngoài phổi[5],[6],[7]. Mặc dù đã có những tiến bộ trong việc điều trị nhưng lao màng não vẫn là thể bệnh khó chẩn đoán, tỷ lệ tử vong khoảng 30% và thường để lại những di chứng thần kinh nặng nề [8],[9],[10],[11]. Các nghiên cứu đều chỉ ra chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong của bệnh[12],[13]. Chính vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm là cần thiết để cải thiện tiên lượng bệnh. Những đối tượng dễ mắc lao màng não: những người đang mắc lao cấp theo đường máu (lao kê), đang mắc lao tiên phát được chẩn đoán muộn, điều trị bệnh không đúng, đang mắc lao nhiều bộ phận như lao đa màng, lao toàn thể…trẻ em không tiêm phòng BCG, những tình trạng giảm sức đề kháng như tiểu đường, điều trị corticoid kéo dài, HIV,…[1]. Theo các nghiên cứu trước lao màng não có yếu tố thuận lợi chiếm 51,9% các trường hợp [14]. Biểu hiện lâm sàng của lao màng não người lớn rất đa dạng và không đặc hiệu, rất giống với biểu hiện lâm sàng của viêm não – màng não do nguyên nhân khác nên dễ chẩn đoán nhầm. Hiện nay các xét nghiệm cận lâm sàng để phát hiện vi khuẩn lao trực tiếp hoặc gián tiếp trong dịch não tủy đã có nhiều tiến bộ (Gene-Xpert, HAIN test, nuôi cấy, KSĐ môi trường lỏng, ELISA,…) có độ nhạy và độ đặc hiệu cao và cho kết quả sớm, có thể cho biết tính kháng thuốc của vi khuẩn lao, các XN chẩn đoán hình ảnh như CT sọ não, MRI sọ não cũng góp phần quan trọng trong chẩn đoán, từ đó có phương pháp điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân lao màng não. Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu nguy cơ và tính kháng thuốc của vi khuẩn lao trong LMN là rất cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị lao màng não, các nghiên cứu này còn ít tác giả trong nước đề cập tới. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của lao màng não người lớn điều trị tại BV phổi TƯ từ tháng 1/ 2017 - 4/ 2018. 2. Đánh giá vai tròcủa Gene Xpert trong chẩn đoán lao màng não, tính kháng thuốc của vi khuẩn lao ở lao màng não người lớn.vi
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Lịch sử nghiên cứu và tình hình của bệnh lao màng não 3 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh lao màng não 3 1.1.2. Nghiên cứu bệnh nhân lao màng não theo giai đoạn bệnh 5 1.2. Cơ chế bệnh sinh của lao màng não 6 1.3. Giải phẫu bệnh của lao màng não 9 1.3.1. Thể lan rộng 9 1.3.2. Thể khu trú 9 1.4. Biểu hiện lâm sàng bệnh lao màng não người lớn 10 1.4.1. Triệu chứng lâm sàng 10 1.4.2. Phân chia giai đoạn lâm sàng lao màng não 13 1.5. Cận lâm sàng của bệnh lao màng não 15 1.5.1. Xét nghiệm dịch não tuỷ 15 1.5.2. Tính chất vật lý 15 1.5.3. Xét nghiệm tế bào 17 1.5.4. Xét nghiệm vi khuẩn lao trong dịch não tủy 17 1.5.5. X - quang 20 1.5.6. Phản ứng Mantoux 21 1.5.7. Xét nghiệm công thức máu 21 1.5.8. Điện giải đồ 21 1.5.9. Xét nghiệm đờm 21 1.6. Chẩn đoán lao màng não 22 1.7. Các yếu tố thuận lợi mắc lao màng não 25 1.7.1. Nguồn lây 25 1.7.2. Tiền sử bệnh lao 25 1.7.3. Vấn đề cơ địa và thể trạng 25 1.8. Nghiên cứu về kháng thuốc 26 1.8.1. Định nghĩa kháng thuốc 26 1.8.2. Cơ chế kháng thuốc 26 1.8.3. Phân loại lao phổi kháng thuốc 27 1.8.4. Các xét nghiệm xác định tính kháng thuốc của vi khuẩn lao 28 1.8.5. Ý nghĩa của sự kháng thuốc trong lâm sàng. 31 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu 32 2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn 32 2.3.Tiêu chuẩn loại trừ. 32 2.4. Phương pháp nghiên cứu 32 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 32 2.4.2. Kỹ thuật chọn mẫu: mẫu thuận tiện 33 2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu 33 2.5. Nội dung nghiên cứu 33 2.5.1. Nghiên cứu lâm sàng theo giai đoạn bệnh 33 2.5.2. Nghiên cứu cận lâm sàng 34 2.5.3. Mối liên quan giữa một số triệu chứng cận lâm sàng ở mỗi giai đoạn 35 2.5.4. Nghiên cứu yếu tố thuận lợi mắc lao màng não 35 2.5.5. Nghiên cứu về tính kháng thuốc của vi khuẩn lao 35 2.6. Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu 36 2.6.1. Xét nghiệm công thức máu 36 2.6.2. Xét nghiệm điện giải đồ 36 2.6.3. Xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong đờm, dịch não tủy và các bệnh phẩm khác 36 2.6.4. Các xét nghiệm xác định tính kháng thuốc của vi khuẩn lao 37 2.6.5. Chọc dò và xét nghiệm dịch não tuỷ 38 2.4.6. X quang phổi 39 2.6.7. Chụp cắt lớp vi tính, MRI sọ não 40 2.7. Xử lý số liệu 40 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 40 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43 3.1. Đặc điểm lâm sàng 43 3.1.1. Phân bố ba giai đoạn bệnh 43 3.1.2. Phân bố ba giai đoạn bệnh theo tuổi 44 3.1.3. Phân bố ba giai đoạn bệnh theo giới 44 3.1.4. Lý do vào viện 45 3.1.5. Thời gian phát hiện bệnh của ba giai đoạn 45 3.1.6. Yếu tố thuận lợi của lao màng não 46 3.1.7. Lao phối hợp 47 3.1.8. Lao màng não có tổn thương não kèm theo 48 3.1.9. Triệu chứng lâm sàng của ba giai đoạn bệnh 48 3.2. Một số đặc điểm cận lâm sàng của 3 giai đoạn bệnh 51 3.2.1. Sự biến đổi dịch não tủy 51 3.2.2. Kết quả xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. 54 3.2.3. Công thức máu và điện giải đồ 56 3.2.4. Liên quan giữa các triệu chứng cận lâm sàng ở mối giai đoạn bệnh 57 3.3. Kết quả XN Gene Xpert và nuôi cấy BACTEC/ MGIT dịch não tủy 59 3.4. Tính kháng thuốc của vi khuẩn lao ở bệnh nhân lao màng não 60 3.4.1. Tỷ lệ kháng thuốc của các chủng vi khuẩn phân lập 60 3.4.2 Tỷ lệ các chủng vi khuẩn lao kháng các loại thuốc 61 3.4.3. Tỷ lệ kháng R bằng xét nghiệm KSĐ và Gene Xpert 62 Chương 4: BÀN LUẬN 63 4.1. Đặc điểm lâm sàng 63 4.1.1. Phân bố ba giai đoạn 63 4.1.2. Phân bố ba giai đoạn theo tuổi 63 4.1.3. Phân bố ba giai đoạn bệnh theo giới 64 4.1.4. Lý do vào viện 64 4.1.5. Thời gian phát hiện bệnh của ba giai đoạn 65 4.1.6. Yếu tố thuận lợi 66 4.1.7. Lao phối hợp 67 4.1.8. Lao màng não có tổn thương não kèm theo 68 4.1.9. Triệu chứng lâm sàng của ba giai đoạn bệnh 68 4.2. Đặc điểm cận lâm sàng của 3 giai đoạn bệnh 75 4.2.1. Sự biến đổi dịch não tủy 75 4.2.2. Kết quả xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. 78 4.2.3. Công thức máu và điện giải đồ 80 4.2.4. Liên quan giữa các triệu chứng cận lâm sàng ở mối giai đoạn bệnh 82 4.3. Xét nghiệm Gene Xpert và nuôi cấy BACTEC/MGIT dịch não tuỷ 83 4.4. Tính kháng thuốc ở bệnh nhân lao màng não 85 KẾT LUẬN 89 KIẾN NGHỊ 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi
dc.language.isovivi
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi
dc.titleNGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA GENE XPERT TRONG CHẨN ĐOÁN LAO MÀNG NÃO NGƯỜI LỚNvi
dc.typeThesisvi
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Dao Thi Ha_ Lao.pdf
  Restricted Access
4.25 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.