Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4419
Title: Đánh giá kết quả điều trị Loãng xương nguyên phát bằng acid Zoledronic (Zoledro BFS) tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An
Authors: Phan Thanh, Tuấn
Advisor: Trần Thị Tô, Châu
Keywords: Loãng xương, Zoledronic
Issue Date: 13/1/2023
Abstract: I. Đặt vấn đề: Loãng xương (LX) là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương, đặc trưng bởi sự suy giảm sức mạnh của xương và giảm mật độ xương, khiến xương trở nên giòn và dễ gãy. điều trị loãng xương nhằm phòng tránh các biến chứng gãy xương, trong đó các thuốc chống loãng xương cần sử dụng lâu dài. Nhóm bisphosphonate là sự lựa chọn đầu tiên trong điều trị bệnh LX với cơ chế ức chế các hủy cốt bào, giảm quá trình hủy xương, Acid zoledronic đã được FDA cho phép chỉ định điều trị loãng xương nguyên phát và thứ phát từ năm 2007 song thuốc mới được đưa vào Việt Nam từ tháng 6/2010. Tuy nhiên việc điều trị Aclasta gặp rất nhiều khó khăn tại các Bệnh viện tuyến tỉnh đặc biệt bệnh viện hạng II tuyến tỉnh chưa được bảo hiểm Y tế chi trả, giá thành cao so với mức thu nhập của bệnh nhân, ảnh hưởng không nhỏ đến khã năng chi trả của người bệnh vì vậy thuốc Zoledro-BFS do công ty dược phẩm CPC1 Hà Nội sản xuất mới được BYT cấp phép sử dụng với chi phí đáp ứng thu nhập của người bệnh, chưa có nghiên cứu lâm sàng chính thức nào tại nước ta. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị Loãng xương nguyên phát bằng acid zoledronic (zoledro BFS) tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An nhằm: - Đánh giá kết quả điều trị Loãng xương nguyên phát bằng acid zoledronic (zoledro-BFS) sau 1 năm điều trị tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An. - Nhận xét tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị trên. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu - Bao gồm 103 bệnh nhân được chẩn đoán loãng xương nguyên phát được điều trị nội trú tại Khoa Nội tổng hợp - PHCN Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An trong thời gian từ tháng 01/2021 đến tháng 3/2023 1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu Được chẩn đoán loãng xương theo tiêu chuẩn WHO – 1994. + BMD bình thường: T- score ≥ -1: tức là BMD của đối tượng bằng và trên -1 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi. + Giảm mật độ xương: -1> T- score> -2,5: Khi BMD từ -1 đến -2,5 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi. + Loãng xương: T- score ≤ -2,5: Khi BMD bằng và dưới ngưỡng cố định là -2,5 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi, tại bất cứ vị trí nào của xương. + Loãng xương nặng: T- score ≤ -2,5 và có một hoặc nhiều gẫy xương. - Không có chống chỉ định với điều trị acid Zoledronic (Zoledro-BFS) - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu 1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. - Bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc. - Bệnh nhân suy gan, suy thận có độ thanh thải Creatinine < 35ml/ phút. - Bệnh nhân hiện tại hoặc tiền sử có rung nhĩ, bệnh lý mạch vành, nhồi máu cơ tim... - Bệnh nhân không tái khám sau 1 năm truyền acid Zoledronic (Zoledro-BFS). - Bệnh nhân hạ Calci huyết thanh 2. Phương pháp nghiên cứu: 2.1. Chất liệu nghiên cứu Thuốc dung trong nghiên cứu: Zoledro BFS, mỗi ống 5 ml dung dịch chứa: Acid zoledronic 5 mg. Nguồn thuốc công ty cổ phần dược phẩm CPC1 Hà Nội Giấy phép lưu hành sản phẩm ; VD – 30327-18 Số quyết định : 442/QĐ-QLD, ngày cấp 05/07/2018 2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở theo thiết kế dọc, so sánh trước và sau điều trị. 3. Quy trình nghiên cứu - Lựa chọn các bệnh nhân được chẩn đoán loãng xương nguyên phát đáp ứng các tiêu chuẩn chọn và loại trừ bệnh nhân (có mẫu bệnh án nghiên cứu) Tất cả bệnh nhân LX lựa chọn đều được đo MĐX tại hai vị trí là CSTL và CXĐ bằng máy MEDIX DR đặt tại khoa Khám Bệnh - HSCC và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, điện tim, siêu âm doffler tim. - Tiến hành truyền acid Zoledronic (Zoledro-BFS) hàm lượng 5mg pha 100ml NACL 0,9% truyền tĩnh mạch qua dây truyền có bầu đếm nhỏ giọt với tốc độ hằng định 60 giọt/ phút, thời gian truyền trong 30 phút. - Cho uống bổ sung Briozcal 500mg ngày 2 viên vào sáng hàng ngày. - Đánh giá kết quả điều trị Loãng xương nguyên phát sau 1 năm điều trị tại Bệnh viện và tác dụng không mong muốn cấp tính ở 3 ngày đầu sau truyền thuốc. 4. Phương pháp dùng thuốc Dung dịch đậm đặc để pha tiêm truyền ZOLEDRO-BFS được pha loãng thêm với 100ml dung dịch truyền không chứa calci (dung dịch NaCl 0,9%) (Dung dịch nên được sử dụng ngay sau khi pha. Nếu chưa dùng ngay lập tức thì phải được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2-8oC, tối đa trong vòng 4 giờ. Đối với dung dịch bảo quản trong tủ lạnh, phải để dung dịch trở lại nhiệt độ phòng trước khi sử dụng). Acid zoledroic được sử dụng tiêm truyền tĩnh mạch 1 lần với thời gian truyền trên 15 phút. Trong lúc truyền theo dõi huyết áp và mạch của bệnh nhân. Sau khi truyền xong tiếp tục theo dõi nếu không xuất hiện các tác dụng phụ như giả cúm, tăng huyết áp hay đau nhức …thì tiếp tục truyền bù nước, và paracetamol. Phải bù nước trước, trong và sau khi truyền (đạt và duy trì lượng nước tiểu thải ra 2 lít/ngày). III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu - Nữ giới chiếm 91,3%, tỷ lệ Nam giới là 8,7% bệnh nhân nghiên cứu - Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 67,3 ± 10,6 (tuổi cao nhất là 93, thấp nhất là 26 tuổi) - Nhóm tuổi nghiên cứu trên 70 tuổi cao nhất với 39,8% 3.2. Hiệu quả điều trị của Zoledro BFS 3.2.1. Hiệu quả giảm đau (theo chỉ số VAS) trước và ngay sau truyền tĩnh mạch acid zoledro BFS. Biểu đồ 3.1: Hiệu quả giảm đau (theo chỉ số VAS) trước và ngay sau truyền tĩnh mạch acid zoledro BFS có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả giảm đau ngay sau truyền zoledronic 1 ngày và rõ hơn ở ngày 2 và ngày 3 sau truyền có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Kết quả ngày của chúng tôi cũng tương tự của tác giả Nguyễn thị Ngọc Lan (2011, n = 101) cũng nhận thấy Aclasta có hiệu quả giảm đau rõ rệt sau 3 ngày truyền có ý nghĩa thống kê với p< 0,001. 3.2.2. Hiệu quả mật độ xương sau 1 năm điều trị. 3.2.2.1. MĐX tại CSTL sau 1 năm điều trị acid zoledro BFS Biểu đồ 3.2: Cải thiện MĐX CSTL sau 1 năm điều trị Sau 1 năm điều trị acid zoledronic (zoledro BFS), MĐX tại CSTL tăng rõ rệt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. (Paired Sample T- Test). 3.2.2.2. MĐX tại CXĐ sau 1 năm điều trị acid zoledro BFS Biểu đồ 3.3: Cải thiện MĐX CXĐ sau 1 năm điều trị Sau 1 năm truyền tĩnh mạch acid zoledronic (zoledro BFS), MĐX tại CXĐ tăng rõ rệt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. (Paired Sample T- Test). Đo mật độ xương tại CSTL và cổ xương đùi chúng tôi nhận thấy mật độ xương tại hai vị trí đo này tăng lên có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Cụ thể T score tại CSTL từ -3,723 ± 0,625 tăng lên -3,263 ± 0,769 và ở cổ xương đùi từ -3,312 ± 0,81 tăng lên -2,804 ± 0,734 sau 1 năm điều trị. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả của tác giả Trần Thị Minh Hoa. Khi đánh giá hiệu quả của Aclasta sau một năm điều trị bệnh loãng xương tại khoa Khớp bệnh viện Bạch Mai với 33 bệnh nhân, tác giả cũng nhận thấy có sự cải thiện mật độ xương ở cả hai vị trí cột sống thắt lưng (-2,6 so với -3,27 trước điều trị) và cổ xương đùi (-2,3 so với -2,6) trước điều trị. 3.3. Biểu hiện không mong muốn về lâm sàng và cận lâm sàng trong quá trình điều trị acid zoledro BFS. 3.3.1. Các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng trong 3 ngày đầu sau điều trị Triệu chứng N1 N2 N3 Số BN % Số BN % Số BN % Sốt 76 73,8 43 41,7 21 20,4 Đau cơ xương khớp 73 70,9 41 39,8 13 12,6 Đau đầu 39 37,9 21 20,4 3 2,9 giả cúm 62 60,2 34 33,0 6 5,8 Tỉ lệ các triệu chứng không mong muốn hay gặp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là: sốt 73,8%, triệu chứng đau cơ xương khớp: 70,9%, triệu chứng đâu đầu: 37,9%, triệu chứng giả cúm chiếm 60,2%, triệu chứng này xuất hiện sau truyền khoảng 8 – 12 giờ, giảm dần và kéo dài khoảng 3-4 ngày. Sốt xuất hiện và cao nhất sau ngày truyền thứ nhất, giảm ở ngày truyền thứ 2, hết hoàn toàn ở ngày thứ 3 và thứ 4. Kết quả này cũng cho thấy đây là những tác dụng phụ thường gặp sau khi dùng zoledro BFS, như trong nghiên cứu HORIZON đã nêu ra, tuy nhiên các tỉ lệ gặp các tác dụng không mong muốn này của chúng tôi cao hơn nhiều. Theo nghiên cứu HORIZON, năm phản ứng phổ biến nhất của thuốc sau truyền là: sốt (16.1%), đau cơ (9.5%), triệu chứng giống cúm (7.8%), nhức đầu (7.1%), đau khớp (2.0%). Các triệu chứng và phản ứng phụ này xảy ra trong vòng 3 ngày sau khi truyền thuốc. 3.3.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng. 3.3.2.1. Tác dụng không mong muốn trên tế bào máu ngoại vi Bảng 3.5: Tế bào máu ngoại vi. N = 103 TTrước điều trị Sau điều trị P Hồng cầu X ± SD 3,94 ± 0,58 4,03±0,63 P > 0,05 Bạch cầu X ± SD 8,81 ± 4,45 9,43 ± 4,24 P > 0,05 Tiểu cầu X ± SD 269,25 ± 78,58 251,89 ± 79,73 P > 0,05 Hemoglobin X ± SD 131,31 ± 19,07 121,96 ± 18,91 P > 0,05 Trước và sau điều trị không có sự thay đổi số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin (p > 0,05). 3.3.2.2. Tác dụng không mong muốn trên chức năng gan thận đường máu Bảng 3.6: Chức năng gan, thận và đường máu. N = 103 TTrước điều trị Sau điều trị P Creatinin (Mmol/l) X ± SD 54,18 ± 15,9 61,41 ± 14,25 P > 0,05 Urê (Mmol/l) X ± SD 4,2 ± 1,62 5,4 ± 1,47 P > 0,05 GOT (IU/l) X ± SD 22,3 ± 6,4 27,4 ± 5,7 P > 0,05 GPT (IU/l) X ± SD 25,4 ± 5,8 24,5± 5,7 P > 0,05 Glucose X ± SD 5,1 ± 1, 63 5,3 ± 1,72 P > 0,05 Trước và sau điều trị các chỉ số chức năng gan, thận và đường máu không có sự thay đổi (p > 0,05). 3.3.2.3. Các biểu hiện lâm sàng khác. Trong 103 bệnh nhân nghiên cứu sau 1 năm điều trị Zolerdro BFS 5mg truyền tĩnh mạch 1 lần và trong 1 năm theo dõi chúng tôi thấy: - Không có BN nào có sự thay đổi mạch, huyết áp trước so với sau truyền. - Không có bệnh nhân nào có biểu hiện rối loạn nhịp tim. - Không có bệnh nhân nào có biểu hiện dị ứng hay sốc phản vệ IV. KẾT LUẬN: Trên bệnh nhân loãng xương nguyên phát zoledro BFS có tác dụng cải thiện mật độ xương tại CXĐ, CSTL và có các tác dụng không mong muốn như: sốt, đau cơ xương khớp, đâu đầu và giả cúm sau 3 ngày đầu điều trị, ngoài ra không có các tác dụng không mong muốn khác.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4419
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
ĐỀ TÀI CK2. Dr Tuấn Sau BV.pdf
  Restricted Access
1.99 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
ĐỀ TÀI CK2. Dr Tuấn Sau BV.docx
  Restricted Access
1.55 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.