Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4330
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorHồ Thị Kim, Thanh-
dc.contributor.advisorNguyễn Hoài, Bắc-
dc.contributor.authorĐinh Xuân, Dương-
dc.date.accessioned2022-12-21T06:17:34Z-
dc.date.available2022-12-21T06:17:34Z-
dc.date.issued2022-11-09-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4330-
dc.description.abstractTestosterone là hormon sinh dục nam, có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sức khỏe tình dục ở nam giới. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ testosterone máu đã được các nghiên cứu đề cập, tuy nhiên tại Việt Nam mới có lẻ tẻ ở một số đối tượng khác nhau. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “ Nồng độ testsosterone máu và một số yếu tố liên quan ở nam giới khỏe mạnh từ 20 đến 60 tuổi kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội”. Có 1005 nam giới, tuổi từ 20 đến 60 tham gia trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 33,12 ± 8,87 tuổi. Nồng độ testosterone máu trung bình của các nhóm tuổi ( 20 – 29, 30 – 39, 40 - 49, 50 - 60) lần lượt là: Mean (SD) = 16,75 (5,79); 15,36 (5,85); 16,87 (8,18); 16,55 (5,54) (nmol/L). Giá trị trung bình của testosterone máu ở nhóm tuổi 30 – 39 có sự giảm đáng kể. Thừa cân, béo phì có mối liên quan nghịch biến với nồng độ testosterone máu. Theo mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, chỉ số BMI, triglycerid càng cao thì nồng độ testosterone càng giảm. Có sự tương quan đồng biến có ý nghĩa thống kê mức độ yếu giữa nồng độ testosterone máu và khả năng tình dục chung khi đánh giá bằng thang điểm IIEF. Khi nồng độ testosterone giảm đi 01 nmol/L thì nguy cơ rối loạn chức năng tình dục tăng lên 14,8%. Có sự liên quan nghịch biến giữa nồng độ nồng độ testosterone máu với tình trạng triệu chứng đường tiết niệu dưới theo thang điểm IPSS. Khi giá trị testosterone máu giảm đi 01 nmol/L thì nguy cơ xuất hiện triệu chứng đường tiểu dưới tăng lên, điểm IPSS tăng lên 0,030 điểm. Chưa ghi nhận được sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ testosterone với tình trạng hút thuốc lá, thể tích tinh hoàn. Kết luận: thừa cân, béo phì, triglycerid máu có ảnh hưởng tới nồng độ testosterone máu ở nam giới. Vì vậy việc tư vấn chế độ giảm cân, tối ưu hóa chỉ số triglycerid máu là rất cần thiết. Sự giảm thấp testosterone so với bình thường có thể gây một số rối loạn liên quan đến hoạt động tình dục và triệu chứng đường tiểu vì vậy khi điều trị nên cân nhắc liệu pháp bổ sung testosterone.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Những hiểu biết chung về hormon sinh dục testosterone. 3 1.2. Quá trình sản xuất và chuyển hóa testosterone. 4 1.3. Sự thoái hóa và bài tiết của các hormon sinh dục nam. 7 1.4. Điều hòa sản xuất testosterone. 7 1.4.1. Trục dưới đồi – tuyến yên – tinh hoàn. 7 1.4.2. Nhịp sinh học trong ngày của Testosterone. 10 1.5. Chức năng của testosterone. 10 1.5.1. Chức năng của testosterone ở giai đoạn thời kì bào thai. 10 1.5.2. Chức năng của testosterone ở giai đoạn trưởng thành. 11 1.6. Suy sinh dục ở nam giới. 13 1.7. Một số yếu tố liên quan đến nồng độ testosterone máu. 14 1.7.1. Tuổi. 14 1.7.2. Hút thuốc lá. 15 1.7.3. Thể tích tinh hoàn. 16 1.7.4. Tình trạng thừa cân - béo phì. 18 1.7.5. Chức năng cương dương vật của nam giới. 20 1.7.6. Triệu chứng đường tiết niệu dưới (LUTS). 22 1.8. Tổng quan các nghiên cứu về nồng độ testosterone máu. 24 1.8.1. Nghiên cứu trên thế giới. 24 1.8.2. Nghiên cứu ở Việt Nam. 26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 28 2.1.1. Địa điểm. 28 2.1.2. Thời gian nghiên cứu. 28 2.2. Đối tượng nghiên cứu. 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu. 29 2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 29 2.4.1. Cỡ mẫu 29 2.4.2. Chọn mẫu. 30 2.5. Công cụ và quy trình thu thập số liệu. 30 2.5.1. Quy trình nghiên cứu. 30 2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 35 2.6.1. Các biến số 35 2.6.2. Các chỉ số 36 2.7. Sai số trong nghiên cứu. 37 2.8. Xử lý số liệu 37 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu. 38 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40 3.1. Các thông tin chung về đối tượng nghiên cứu. 40 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu. 40 3.1.2. Đặc điểm thể tích tinh hoàn trung bình. 42 3.2. Khảo sát nồng độ testosterone máu theo tuổi. 43 3.2.1. So sánh nồng độ testosterone máu theo nhóm tuổi. 43 3.3. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến nồng độ testosterone máu. 44 3.3.1. Liên quan giữa nồng độ testosterone máu và một số chỉ số lối sống. 44 3.3.2. Liên quan giữa nồng độ testosterone máu và các chỉ số lipid máu. 47 3.3.3. Liên quan giữa thể tích tinh hoàn và nồng độ testosterone máu. 51 3.3.4. Liên quan đa biến của một số yếu tố với nồng độ testosterone máu. 52 3.4. Liên quan giữa nồng độ testosterone với sức khỏe tình dục và triệu chứng đường tiết niệu dưới (LUTS). 53 3.4.1. Liên quan giữa nồng độ testosterone máu và khả năng tình dục. 53 3.4.2. Liên quan giữa nồng độ testosterone máu và triệu chứng đường tiểu dưới. 54 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 56 4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 56 4.1.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu 56 4.1.2. Đặc điểm về thể trạng của đối tượng nghiên cứu. 56 4.1.3. Đặc điểm về lối sống của đối tượng nghiên cứu. 57 4.1.4. Đặc điểm về chức năng tình dục của đối tượng nghiên cứu. 57 4.1.5. Đặc điểm về triệu chứng đường tiết niệu dưới của nhóm đối tượng nghiên cứu. 58 4.1.6. Đặc điểm thể tích tinh hoàn trung bình của đối tượng nghiên cứu. 59 4.2. Sự thay đổi của nồng độ testosterone toàn phần theo nhóm tuổi. 60 4.3. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến nồng độ testosterone ở nhóm đối tượng nghiên cứu. 62 4.3.1. Hút thuốc lá. 62 4.3.2. BMI. 64 4.3.3. Các thành phần lipid máu. 65 4.3.4. Thể tích tinh hoàn trung bình. 67 4.4. Nhận xét mối liên quan giữa nồng độ testosterone máu với hoạt động tình dục và triệu chứng đường tiểu dưới. 68 4.4.1. Hoạt động tình dục. 68 4.4.2. Triệu chứng đường tiết niệu dưới (LUTS). 70 4.5. Hạn chế của nghiên cứu. 71 KẾT LUẬN 73 KIẾN NGHỊ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjecttestosteronevi_VN
dc.titleNỒNG ĐỘ TESTOSTERONE MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NAM GIỚI KHỎE MẠNH TỪ 20 ĐẾN 60 TUỔI KIỂM TRA SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn testosterone bản final.docx
  Restricted Access
1.74 MBMicrosoft Word XML
Luận văn testosterone bản final.pdf
  Restricted Access
1.66 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.