Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4327
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTrần, Hiếu Học-
dc.contributor.advisorTrần, Mạnh Hùng-
dc.contributor.authorNguyễn, Sỹ Quang-
dc.date.accessioned2022-12-21T03:59:02Z-
dc.date.available2022-12-21T03:59:02Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4327-
dc.description.abstractUng thư đại trực tràng (UTĐTT) là bệnh ung thư phổ biến thứ tư và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư phổ biến thứ hai trên toàn cầu. Năm 2018, tỷ lệ mắc theo độ tuổi (thế giới) là 19,7/100.000, ở nam cao hơn ở nữ (23,6/100.000 so với 16,3/100.000).1,2 Đại tràng sigma là phần cuối cùng của đại tràng nằm phía trên trực tràng, cách rìa hậu môn khoảng 15 cm và có hình dạng giống như chữ “S”. Ung thư đại tràng sigma là một loại của ung thư đại tràng xuất phát ở phần đại tràng sigma. Chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn đầu là rất quan trọng, phẫu thuật viên có nhiều lựa trọn kỹ thuật mổ cắt bỏ đại tràng.3–5 Với sự phát triển của phẫu thuật ít xâm hại, phẫu thuật nội soi (PTNS) đã cho phép thay đổi mang tính cách mạng trong phẫu thuật ung thư đại trực tràng. Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng PTNS cắt đoạn đại trực tràng cho phép người bệnh phục hồi chức năng ruột nhanh hơn, ít đau hơn sau mổ, nằm viện ngắn hơn và quay trở lại các hoạt động hàng ngày nhanh hơn, mà kết quả điều trị tương đương hoặc thậm chí tốt hơn mổ mở truyền thống.6,7 Tuy nhiên, nguy cơ di căn tại các vị trí trocar; đường cong học tập kéo dài; thời gian mổ lâu và chi phí cao hơn so với mổ mở đã khiến phương pháp xâm lấn tối thiểu gặp những khó khăn nhất định. Tại Bệnh viện Bạch Mai, ung thư đại tràng Sigma thường gặp nhất, tới 40% các trường hợp ung thư ở đại tràng bên trái và PTNS cắt đoạn đại trực tràng đã được thực hiện từ gần hai chục năm trước nhưng chỉ trở thành thường quy trong khoảng 5 năm gần đây. Do những hạn chế về mặt kỹ thuật và dụng cụ cắt nối tự động mà ung thư đại tràng sigma được điều trị bằng PTNS hoặc mổ mở. Vậy liệu với hạn chế về phương tiện kỹ thuật, kinh nghiệm PTNS thì có khó khăn gì, có ảnh hưởng đến kết quả điều trị hay không? Những khó khăn, thuận lợi cũng như hiệu quả điều trị ung thư trong bước đầu ứng dụng PTNS cắt đoạn ung thư đại tràng sigma – là vị trí hay gặp ở bên trái, tương đối di động và dễ phẫu tích cần được đánh giá và rút kinh nghiệm. Kết quả được cung cấp bởi nghiên cứu này sẽ giúp cho các đồng nghiệp tham khảo, tiên lượng trong thực hành lâm sàng. Chính vì vậy, luận văn này được thực hiện với mục tiêu mô tả một số đặc điểm lâm sàng và kết quả PTNS điều trị ung thư đại tràng sigma ở giai đoạn chưa có biến chứng: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư biểu mô đại tràng sigma được phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2018-2021. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị nhóm bệnh nhân trên.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. GIẢI PHẪU 3 1.1.1. Hình thể ngoài 3 1.1.2. Hình thể trong 4 1.1.3. Mạch máu và thần kinh 4 1.1.4. Bạch huyết 5 1.1.5. Liên quan 6 1.2. SINH LÝ BỆNH, GIẢI PHẪU BỆNH UNG THƯ 6 1.2.1. Sinh lý bệnh ung thư đại tràng 6 1.2.2. Giải phẫu bệnh ung thư đại tràng 7 1.2.3. Sự xâm lấn của ung thư đại tràng 9 1.2.4. Di căn 10 1.3. PHÂN CHIA GIAI ĐOẠN UNG THƯ ĐẠI TRÀNG 10 1.3.1. Phân loại giai đoạn theo hệ thống TNM 11 1.3.2. Phân loại di căn hạch của Nhật Bản về ung thư biểu mô tuyến đại tràng 13 1.4. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ ĐẠI TRÀNG SIGMA 14 1.4.1. Lâm sàng 14 1.4.2. Cận lâm sàng 15 1.5. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG SIGMA 16 1.5.1. Phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng sigma 16 1.5.2. Điều trị không phẫu thuật 22 1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT NỘI SOI UNG THƯ ĐẠI TRÀNG SIGMA 24 1.6.1. Thế giới 24 1.6.2. Trong nước 26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 28 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu. 28 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28 2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 28 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 28 2.2.2. Cỡ mẫu 29 2.2.3. Các biến số nghiên cứu 29 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 35 2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 35 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 36 3.1.1. Tuổi 36 3.1.2. Giới 36 3.1.3. Tiền sử mổ cũ 37 3.1.4. Nghề nghiệp 37 3.1.5. Chỉ số khối cơ thể 37 3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 38 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng 38 3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 38 3.3. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG SIGMA 45 3.3.1. Kết quả trong phẫu thuật nội soi 45 3.3.2. Kết quả sớm sau phẫu thuật 48 3.3.3. Đánh giá kết quả xa sau phẫu thuật 48 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 55 4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN 55 4.1.1. Đặc điểm chung 55 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 59 4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng 60 4.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ KHỐI U 62 4.2.1. Các đặc điểm giải phẫu bệnh 62 4.2.2. Giai đoạn TNM 63 4.3. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG 66 4.3.1. Kết quả trong phẫu thuật nội soi 66 4.3.2. Kết quả sớm sau mổ 71 KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectUng thư biểu mô đại tràng sigmavi_VN
dc.subjectUTĐTvi_VN
dc.subjectPhẫu thuật nội soivi_VN
dc.subjectPTNSvi_VN
dc.titleKẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ ĐẠI TRÀNG SIGMA TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI GIAI ĐOẠN 2018-2021vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Nguyễn Sỹ Quang - BSNT.docx
  Restricted Access
3.59 MBMicrosoft Word XML
Nguyễn Sỹ Quang - BSNT.pdf
  Restricted Access
1.6 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.