Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4320
Title: Đánh giá nhu động của dạ dày bằng kĩ thuật đo điện dạ dày đồ ở người bình thường
Authors: Trần, Huyền Trang
Advisor: Đào, Văn Long
Keywords: Điện dạ dày đồ
Issue Date: 2022
Abstract: Dạ dày có những cơn co bóp đồng bộ nhịp nhàng 3 lần mỗi phút được gọi là nhu động dạ dày, giúp đẩy và nhào trộn thức ăn trong dạ dày. Tỷ lệ các bệnh lý liên quan đến rối loạn nhu động dạ dày theo các nghiên cứu trên thế giới vào khoảng 8 - 25,5%, có các dạng rối loạn nhu động dạ dày hay gặp như: Chậm làm rỗng dạ dày, làm rỗng dạ dày nhanh, giảm tần số nhu động dạ dày,…các dạng rối loạn này có thể cản trở quá trình tiêu hoá bình thường, gây nên các triệu chứng buồn nôn, nôn, ăn nhanh no, gầy sút cân thậm chí có thể gây ra các vấn đề về dinh dưỡng, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do đó việc đánh giá nhu động dạ dày là rất quan trọng, nó giúp ích cho chẩn đoán, đưa ra phương pháp điều trị thích hợp và đánh giá đáp ứng điều trị, góp phần cải thiện tình trạng sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Các phương pháp đánh giá nhu động dạ dày đã được sử dụng: Xạ hình làm rỗng dạ dày, đo áp suất dạ dày,… tuy nhiên các phương pháp này đều có những nhược điểm nhất định. Gần đây đánh giá nhu động của dạ dày bằng kỹ thuật điện dạ dày đồ đang thu hút các thầy thuốc vì tính tiện lợi và giá trị ứng dụng của nó. Điện dạ dày đồ là một kỹ thuật không xâm lấn giúp ghi lại hoạt động điện cơ của dạ dày bằng cách sử dụng các điện cực qua da đặt trên vùng bụng thuộc vị trí dạ dày. Theo báo cáo của một số nhà nghiên cứu, các bất thường trong điện dạ dày đồ có liên quan đến các bất thường trong nhu động dạ dày. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào thực hiện đánh giá nhu động của dạ dày bằng kỹ thuật điện dạ dày đồ ở người bình thường, xuất phát từ thực tiễn này chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm: Đánh giá nhu động của dạ dày và một số yếu tố liên quan đến nhu động dạ dày bằng kỹ thuật điện dạ dày đồ ở người bình thường. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, phương pháp thu thập số liệu tiến cứu tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa Gan mật, thời gian thực hiện đề tài từ 02/2022 đến 11/2022. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu từ 18 tuổi, không có triệu chứng hay bệnh lý liên quan đến rối loạn nhu động dạ dày, không có tiền sử phẫu thuật dạ dày, không có bệnh lý khác ảnh hưởng đến nhu động dạ dày. Nghiên cứu loại trừ đối tượng nghiên cứu sử dụng thuốc ảnh hưởng nhu động dạ dày trong vòng 2 ngày trước nghiên cứu. Nghiên cứu thu tuyển 44 đối tượng nghiên cứu trong khoảng thời gian nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu: Tần số nhu động dạ dày chủ yếu nằm trong dải tần số bình thường (2.4-3.6 cpm). Phần trăm thời gian tần số nhu động dạ dày nằm trong giới hạn bình thường (2.4-3.6 cpm) ở cả hai giai đoạn trước và sau ăn đều lớn hơn 70% (75.59 ± 17.33%, 81.67 ± 12.99%). Công suất dạ dày tăng lên sau ăn. Tính không ổn định của tần số nhu động dạ dày được thể hiện bằng hệ số mất ổn định của tần số nhu động dạ dày (Dominant frequency instability coefficients – DFIC) giảm đáng kể sau ăn (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p = 0.132) và phần trăm thời gian tần số nhu động dạ dày nằm trong giới hạn bình thường tăng lên sau ăn (p=0.033). Hầu hết các thông số không có sự khác biệt giữa tuổi, giới và BMI ngoại trừ hệ số mất ổn định của tần số nhu động dạ dày thay đổi theo giới (DFIC giai đoạn sau ăn ở nam giới cao hơn nữ giới với p=0.019).
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4320
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
TRẦN HUYỀN TRANG - BSNT.docx
  Restricted Access
2.42 MBMicrosoft Word XML
TRẦN HUYỀN TRANG - BSNT.pdf
  Restricted Access
2.46 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.