Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4291
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorBÙI, VĂN LỆNH-
dc.contributor.authorMAI, THẾ CẢNH-
dc.date.accessioned2022-12-13T02:02:23Z-
dc.date.available2022-12-13T02:02:23Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4291-
dc.description.abstractĐẶT VẤN ĐỀ Viêm mũi xoang mạn tính là bệnh khá thường gặp. Tại Mỹ, theo thống kê năm 2007, có khoảng 12,5% người trưởng thành tương đương khoảng hơn 30 triệu người bị ảnh hưởng bởi viêm xoang cấp và mạn1. Tại Việt Nam, theo một số nghiên cứu đã công bố, tỷ lệ mắc viêm xoang mạn là 3-4% và chủ yếu ở độ tuổi lao động từ 16-50 chiếm gần 87%2. Phẫu thuật nội soi mũi xoang được ra đời vào năm 1980 và được liên tục cải tiến phát triển trong suốt nhiều năm, ngày càng được sử dụng nhiều do ít xâm lấn và an toàn, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra một số biến chứng như: tổn thương động mạch, thần kinh thị giác, tụ máu hốc mắt, rò dịch não tuỷ, tổn thương ống lệ mũi3…một số ít có thể nghiêm trọng, đe dọa tính mạng hoặc thậm chí tử vong4,5. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy (Multislice Computer Tomography – MSCT) hiện là phương pháp được lựa chọn để đánh giá các xoang cạnh mũi và các cấu trúc lân cận, đặc biệt là các biến thể giải phẫu, cho phép xác định chính xác với mức độ chi tiết cao, qua đó đóng vai trò như bản đồ trước và trong phẫu thuật nội soi mũi xoang6. “C.L.O.S.E” là tập hợp các từ viết tắt chữ cái đầu của các cấu trúc quan trọng cần lưu ý đánh giá trong một kết quả đọc CLVT mũi xoang ở bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nội soi chức năng xoang: trong đó, C: cribriform plate (tấm sàng); L: Lamina Papyracea (lá xương giấy); O: Onodi cell (tế bào Onodi); S: Sphenoid sinus (xoang bướm); E: (anterior) Ethmoidal artery (động mạch sàng trước)6,7. Theo các nghiên cứu của các tác giả như Kantarci, Nouraei, Tomovic S, Comer BT, Mikami….bỏ sót các biến thể giải phẫu trước phẫu thuật có thể dẫn tới các biến chứng như: thần kinh thị, mạch máu, ổ mắt…ngược lại việc đánh giá chi tiết trước phẫu thuật giúp giảm các biến chứng trên7–14. Năm 2013, Deutschmann và cộng sự thấy rằng 75% các Bác Sỹ Tai mũi họng nhận được rất ít thông tin về hình ảnh trước phẫu thuật, chủ yếu xử lý dựa vào nhận định lâm sàng và khoảng 90% các kết quả đọc về hình ảnh là không thống nhất giữa các Bác Sỹ hình ảnh hay các cơ sở khác nhau15. Hiện nay ở Việt Nam, việc đọc kết quả CLVT còn chưa thống nhất giữa các trung tâm khác nhau, nhất là đánh giá chi tiết “C.L.O.S.E” trước mổ nội soi xoang. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đặc điểm hình ảnh một số biến thể giải phẫu thường gặp dựa trên đánh giá “C.L.O.S.E” ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính” với hai mục tiêu: 1. Mô tả một số biến thể giải phẫu thường gặp ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có đánh giá “C.L.O.S.E” 2. Xây dựng quy trình đọc phim CLVT đa dãy mũi xoang theo “C.L.O.S.E”.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Giải phẫu ổ mũi và xoang cạnh mũi 3 1.1.1. Giải phẫu ổ mũi 3 1.1.2. Giải phẫu các xoang cạnh mũi 3 1.2. Giải phẫu cắt lớp vi tính mũi xoang. 6 1.2.1. Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính mũi xoang 6 1.2.2. Hình ảnh giải phẫu các cấu trúc quan trọng vùng mũi xoang các biến thể giải phẫu trên cắt lớp vi tính 6 1.3. Đánh giá C.L.O.S.E trước phẫu thuật nội soi chức năng xoang 17 1.3.1. C (cribriform plate – tấm sàng) 18 1.3.2. L (Lamina Papyracea - Xương giấy) 19 1.3.3. O (Onodi Cell - Tế bào Onodi) 20 1.3.4. S (Sphenoid Sinus – xoang bướm) 20 1.3.5. E (Anterior Ethmoidal Artery – động mạch sàng trước) 25 1.4. Hình ảnh biến thế mũi xoang hay gặp trên nội soi 26 1.4.1. Biến thể cuốn mũi giữa 26 1.4.2. Biến thế mỏm móc: 26 1.4.3. Biến thể bóng sàng 26 1.4.4. Biến thể tế bào đê mũi 27 1.6. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam 29 1.6.1. Trên thế giới: 29 1.6.2. Tại Việt Nam 31 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 32 2.2. Đối tượng nghiên cứu 32 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 32 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 33 2.3. Phương pháp nghiên cứu 33 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 33 2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu 33 2.3.3. Phương tiện nghiên cứu 33 2.4. Các biến số nghiên cứu 34 2.5. Xử lý số liệu 39 2.6. Đạo đức nghiên cứu 39 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 40 3.1.1. Phân bố tuổi của nhóm đối tượng nghiên cứu 40 3.1.2. Phân bố theo giới của nhóm đối tượng nghiên cứu 41 3.1.3. Đặc điểm về triệu chứng cơ năng của bệnh nhân 42 3.1.4. Đặc điểm về tiền sử phẫu thuật xoang của bệnh nhân 43 3.2. Đặc điểm về biến đổi giải phẫu mũi xoang trên CLVT 43 3.2.1. Các loại biến thể mũi xoang hay gặp trên CLVT 43 3.2.2. Bất thường vách ngăn mũi 44 3.2.3. Biến thể giải phẫu cuốn mũi 45 3.2.4. Biến thể giải phẫu mỏm móc 46 3.2.5. Tế bào Haller và tế bào đê mũi 47 3.2.6. Tổn thương quanh xoang khác trên CLVT 48 3.2.7. Biến thể liên quan đến xoang và tổn thương xoang đi kèm 49 3.3. Đặc điểm hình ảnh trên CLVT của viêm xoang mạn tính theo C.L.O.S.E 50 3.3.1. Tỷ lệ các Nhóm của tấm sàng theo Keros 50 3.3.2. Tỷ lệ xương lá giấy 50 3.3.3. Tế bào Onodi 51 3.3.4. Hình thái xoang bướm theo phân loại Congdon 52 3.3.5. Động mạch sàng trước 53 3.4. Vai trò của đánh giá “C.L.O.S.E” trong PTNSMX 53 3.4.1. Biến chứng sau mổ PTNSMX 53 3.4.2. Biến thể giải phẫu theo C.L.O.S.E và biến chứng trên PTNSMX 54 Chương 4. BÀN LUẬN 55 4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 55 4.1.1 Đặc điểm về tuổi 55 4.1.2. Đặc điểm về giới 55 4.1.3. Đặc điểm về lâm sàng 55 4.2. Đặc điểm về biến đổi giải phẫu mũi xoang trên CLVT 55 4.2.1. Các loại biến thể giải phẫu mũi xoang hay gặp trên CLVT 55 4.2.2. Đặc điểm về dị dạng vách ngăn mũi 56 4.2.3. Đặc điểm về biến thể giải phẫu cuốn mũi 58 4.2.4. Đặc điểm về biến thể giải phẫu mỏm móc 59 4.2.5. Đặc điểm về tế bào Haller và tế bào đê mũi (Agger Nasi) 60 4.2.6. Tổn thương quanh xoang khác 61 4.2.7. Đặc điểm về biến thể liên quan đến hình thái, kích thước, số lượng xoang và tổn thương xoang đi kèm 62 4.3. Đặc điểm hình ảnh trên CLVT của viêm xoang mạn tính theo C.L.O.S.E 62 4.3.1. Đặc điểm về tấm sàng 62 4.3.2. Đặc điểm về xương giấy 63 4.3.3. Đặc điểm về tế bào Onodi 64 4.3.4. Đặc điểm về xoang bướm 65 4.3.5. Đặc điểm về động mạch sàng trước 65 4.4. Đặc điểm về nội soi PTNSMX 66 4.4.1. Tỷ lệ bệnh nhân biến chứng sau PTNSMX 66 4.5. Xây dựng quy trình đọc phim CLVT đa dãy mũi xoang theo “C.L.O.S.E”. 66 4.5.1. Chuẩn bị bệnh nhân: 66 4.5.2. Các bước tiến hành 66 4.5.3. Nhận định kết quả 67 KẾT LUẬN 73 KHUYẾN NGHỊ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectChẩn đoàn hình ảnhvi_VN
dc.subjectCK 62 72 05 01vi_VN
dc.titleĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH MỘT SỐ BIẾN THỂ GIẢI PHẪU THƯỜNG GẶP DỰA TRÊN ĐÁNH GIÁ “C.L.O.S.E” Ở BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNHvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2022 - Luận văn chuyên khoa 2- Mai The Canh.docx
  Restricted Access
6.34 MBMicrosoft Word XML
2022 - Luận văn chuyên khoa 2- Mai The Canh.pdf
  Restricted Access
10.75 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.