Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4249
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorBùi Tiến, Hưng-
dc.contributor.authorĐỗ Thi Thu, Huyền-
dc.date.accessioned2022-12-08T08:02:03Z-
dc.date.available2022-12-08T08:02:03Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4249-
dc.description.abstractMục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm của chứng háo suyễn thể phế tỳ khí hư ở người bệnh COPD tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an. 2. Đánh giá tác dụng cải thiện triệu chứng lâm sàng và mô tả tác dụng không mong muốn của phương pháp cấy chỉ kết hợp phác đồ nền của Bộ Y tế trên nhóm đối tượng nghiên cứu. Đối tượng: Người bệnh COPD có triệu chứng khó thở thuộc thể phế tỳ khí hư đến khám và điều trị từ tháng 07/2021 đến tháng 08/2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu trước điều trị Nhóm tuổi từ 60 – 69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 44% với độ tuổi trung bình là 64,86 ± 8,62. Nam giới chiếm đa số là 86%. Người bệnh thuộc nhóm lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao nhất 54%. Thời gian mắc bệnh trung bình của người bệnh là 5,3 ± 1,39 (năm). Hầu hết người bệnh có liên quan đến thuốc lá chiếm 88%, tỷ lệ người bệnh tiếp xúc khói bếp là 56% và bụi nghề nghiệp là 28%. Người bệnh được thu dung đều từ GOLD B trở lên, trong đó GOLD D chiếm tỷ lệ cao nhất là 82%. Khoảng cách đi bộ trung bình trước điều trị: 387,54 ± 55,99, điểm trung bình CAT trước điều trị 19,94 ± 5,11, điểm chất lượng cuộc sống SGRQ tổng quát trung bình trước điều trị là 50,53 ±9,80. Người bệnh khó thở chủ yếu mức độ 2 chiếm tỷ lệ 84%. Giá trị trung bình FEV1 (%) là 43,7 ± 10,27, chỉ số FEV1/ FVC là 47,69 ± 11,54. FEV1 có mối tương quan thuận với khoảng cách đi bộ 6 phút và tương quan nghịch với điểm chất lượng cuộc sống theo thang điểm CAT, có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Tổng điểm CAT và khoảng cách đi bộ 6 phút, điểm khó thở mMRC, điểm chất lượng cuộc sống SGRQ đều có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 2. Kết quả điều trị. Kết quả điều trị của người bệnh về khả năng hoạt động thể lực (khoảng cách đi bộ 6 phút), điểm chất lượng cuộc sống theo bộ câu hỏi SGRQ và thang điểm CAT, mức độ khó thở theo mMRC đều đạt được sự cải thiện có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Trong đó sự thay đổi trên lâm sàng đạt MCID của nghiệm pháp đi bộ 6 phút là 62% và điểm chất lượng cuộc sống SGRQ là 78%. Các chỉ số FVC, FEV1 sự thay đổi chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Trước điều trị số người bệnh có mạch trầm nhược, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng nhớt cao sau điều trị tỷ lệ này giảm và tỷ lệ người bệnh có mạch hòa hoãn, chất lưỡi hồng và rêu lưỡi trắng mỏng tăng lên. Hiệu quả điều trị chung: 20% người bệnh đạt kết quả điều trị tốt, 62% người bệnh đạt kết quả khá và 18% người bệnh đạt kết quả điều trị trung bình – kém. Nhóm người bệnh thuộc GOLD B đều có kết quả điều trị tốt trong khi người bệnh thuộc GOLD D có kết quả điều trị tốt chỉ chiếm 16%. Trong quá trình điều trị có 10% người bệnh gặp triệu chứng sưng nề nhẹ, 16% ngứa tại vị trí cấy chỉ. Không có trường hợp nào vựng châm, lộ chân chỉ, nhiễm trùng tại chỗ.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ COPD THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 3 1.1.1. Đại cương 3 1.1.2. Chẩn đoán COPD 5 1.1.3. Chẩn đoán mức độ nặng của COPD 9 1.1.4. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tĩnh 10 1.2. HÁO SUYỄN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 14 1.2.1. Đại cương 14 1.2.2. Nguyên nhân sinh bệnh 14 1.2.3. Cơ chế bệnh sinh 15 1.2.4. Tính chất bệnh lý 17 1.2.5. Các thể lâm sàng 18 1.3. PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ ĐIỀU TRỊ HÁO SUYỄN 20 1.3.1. Định nghĩa phương pháp cấy chỉ 20 1.3.2. Cơ chế tác dụng của phương pháp cấy chỉ 21 1.3.3. Phương pháp chọn huyệt cấy chỉ 21 1.3.4. Phác đồ huyệt cấy chỉ Háo suyễn 22 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HÁO SUYỄN VÀ CẤY CHỈ: 23 1.4.1. Tình hình nghiên cứu về háo suyễn 23 1.4.2. Tình hình nghiên cứu về cấy chỉ 23 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 26 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 27 2.2. CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 27 2.2.1. Chất liệu nghiên cứu 27 2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 27 2.2.3. Thuốc theo phác đồ Bộ Y tế được áp dụng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an 29 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 31 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 31 2.3.3. Quy trình nghiên cứu 31 2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 35 2.3.5. Phương pháp đánh giá kết quả nghiên cứu 38 2.3.6. Sai số và khống chế sai số 39 2.4. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 40 2.5. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 40 2.6. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 40 2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 40 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 42 3.1.1. Đặc điểm phân bố tuổi: 42 3.1.2. Đặc điểm phân bố giới: 43 3.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp 44 3.1.4. Thời gian mắc bệnh. 45 3.1.5. Đặc điểm tiếp xúc với yếu tố nguy cơ 45 3.1.6. Phân loại giai đoạn bệnh theo GOLD trước điều trị 46 3.1.7. Khoảng cách đi bộ 6 phút trước điều trị 46 3.1.8. Điểm chất lượng cuộc sống theo thang điểm CAT trước điều trị 47 3.1.9. Điểm chất lượng cuộc sống theo bộ câu hỏi SGRQ trước điều trị 47 3.1.10. Đánh giá mức độ khó thở theo mMRC của người bệnh trước điều trị 48 3.1.11. Chức năng thông khí hô hấp trước điều trị 48 3.1.12. Khảo sát các mối tương quan giữa các biến số 49 3.1.13. Đặc điểm YHCT của đối tượng nghiên cứu 54 3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 55 3.2.1. Kết quả khả năng hoạt động thể lực trước và sau điều trị của người bệnh 55 3.2.2. Điểm chất lượng cuộc sống theo bộ câu hỏi SGRQ 56 3.2.3. Điểm chất lượng cuộc sống trước và sau điều trị của người bệnh theo thang điểm CAT 57 3.2.4. Đánh giá mức độ khó thở bằng mMRC trước và sau điều trị 58 3.2.5. Đánh giá kết quả điều trị chung 58 3.2.6. Biến đổi chức năng thông khí hô hấp trước- sau điều trị. 60 3.2.7. Sự biến đổi triệu chứng theo YHCT. 60 3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN 63 Chương 4. BÀN LUẬN 64 4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 64 4.1.1. Đặc điểm phân bố tuổi. 64 4.1.2. Đặc điểm phân bố giới. 65 4.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp. 66 4.1.4. Thời gian mắc bệnh. 67 4.1.5. Đặc điểm tiếp xúc với yếu tố nguy cơ. 67 4.1.6. Phân loại giai đoạn bệnh theo GOLD 2018 trước điều trị. 71 4.1.7. Khoảng cách đi bộ 6 phút trước điều trị của người bệnh 71 4.1.8. Điểm chất lượng cuộc sống theo thang điểm CAT của người bệnh trước điều trị. 72 4.1.9. Điểm chất lượng cuộc sống theo bảng điểm SGRQ trước điều trị 73 4.1.10. Đánh giá mức độ khó thở theo mMRC của người bệnh trước điều trị 73 4.1.11. Chức năng thông khí trước điều trị 73 4.1.12. Khảo sát mối tương quan giữa các biến số 74 4.1.13. Đặc điểm YHCT của người bệnh trước điều trị 76 4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ. 76 4.2.1. Kết quả khả năng hoạt động thể lực trước và sau điều trị của người bệnh. 76 4.2.2. Đánh giá điểm chất lượng cuộc sống trước và sau điều trị 77 4.2.3. Đánh giá mức độ khó thở bằng mMRC trước và sau điều trị. 79 4.2.4. Kết quả điều trị chung 80 4.2.5. Biến đổi chức năng thông khí hô hấp trước – sau điều trị. 82 4.2.6. Sự biến đổi triệu chứng theo YHCT. 82 4.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN. 83 KẾT LUẬN 85 KIẾN NGHỊ 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectcấy chỉvi_VN
dc.titleĐánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ trong hỗ trợ điều trị chứng háo suyễnvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Đỗ Thị Thu Huyền - Cao học.docx
  Restricted Access
2.9 MBMicrosoft Word XML
Đỗ Thị Thu Huyền - Cao học.pdf
  Restricted Access
2.1 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.