Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4245
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTạ, Văn Thạo-
dc.contributor.authorNguyễn, Thị Mỹ Lệ-
dc.date.accessioned2022-12-08T07:59:44Z-
dc.date.available2022-12-08T07:59:44Z-
dc.date.issued2022-11-25-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4245-
dc.description.abstractViêm là một quá trình sinh lý của cơ thể để đáp ứng lại với các tác động nội sinh và ngoại sinh. Tuy nhiên, tình trạng viêm mạn tính có thể gây ra những hậu quả bất lợi. Tình trạng lão hóa có liên quan đến sự gia tăng mức độ lưu hành của các cytokin trong cơ thể và các dấu hiệu tiền viêm. Những thay đổi liên quan đến tuổi già trong hệ thống miễn dịch, được gọi là tăng sinh miễn dịch và sự tăng tiết cytokin của mô mỡ, là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm mãn tính. Hiện tượng này được gọi là “lão hóa viêm”.1 ELISA là một trong những phương pháp tốt để đo các cytokin riêng lẻ. Gần đây mảng đa hợp (multiplex arrays) được phát triển từ các xét nghiệm ELISA truyền thống với mục đích đo nhiều cytokin trong một mẫu cùng một lúc. Multiplex-ELISA đem đến nhiều ưu điểm: lượng mẫu cần thiết ít hơn, hiệu quả về mặt thời gian và chi phí, khả năng đánh giá mức độ của một phân tử gây viêm nhất định trong bối cảnh của nhiều phân tử khác,…2 Multiplex-ELISA ngoài việc đo các nhóm cytokin còn phân tích được nhiều chỉ số liên quan đến viêm như: Leptin, Adiponectin, Ghrelin, Resistin, CRP, Ferritin, BDNF,…3 Các cytokin và các chỉ số liên quan tới viêm đã được nghiên cứu sâu hơn trong những năm gần đây, những nghiên cứu lâm sàng cũng đã được tiến hành để xác định vai trò cytokin trong y học, đặc biệt trong lão hóa và dấu hiệu tuổi tác. Tuy nhiên trên phương diện sử dụng cytokin như một dấu ấn sinh học trong quá trình chẩn đoán, ở Việt Nam cũng như ở trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu về xây dựng khoảng tham chiếu (khoảng giá trị bình thường) cho cytokine và các chỉ số liên quan tới viêm bằng phương pháp phổ biến như điện hóa phát quang, hóa phát quang, huỳnh quang…và đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào về multiplex-ELISA. Cytokine và các chỉ số liên quan đến viêm trong hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy có sự thay đổi đáng kể theo tuổi, giới tính, vị trí địa lý, môi trường, lối sống và biến thể di truyền.4-8 Vì vậy việc cung cấp khoảng tham chiếu đặc hiệu cho mỗi phòng xét nghiệm là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết, đặc biệt là trên nhóm quần thể lớn tuổi (từ 60 tuổi trở lên). Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Xác định khoảng tham chiếu 14 chỉ số hoá sinh bằng phương pháp Multiplex-ELISA (Qplex)” được tiến hành nhằm mục tiêu: Xác định khoảng tham chiếu 14 chỉ số hoá sinh BDNF, IL-1b, IL-6, IL-18, IL-10, TNFα, IFNγ, TNFRI, Ghrelin, Leptin, Resistin, Ferritin, CRP, Adiponectin bằng phương pháp Multiplex-ELISA (Qplex) trên đối tượng người cao tuổi tại Việt Nam.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Thiết lập khoảng tham chiếu 3 1.1.1. Khoảng tham chiếu và các thuật ngữ liên quan 3 1.1.2. Xây dựng khoảng tham chiếu 6 1.1.3. Ứng dụng khoảng tham chiếu, giá trị quyết định 20 1.2. Các chỉ số xét nghiệm hoá sinh máu trong nghiên cứu 20 1.2.1. Các xét nghiệm cytokine 20 1.2.2. Ghrelin 22 1.2.3. Leptin 23 1.2.4. Ferritin 23 1.2.5. Adiponectin 23 1.2.6. BDNF 24 1.2.7. CRP 24 1.2.8. Resistin 24 1.3. Phương pháp Multiplex-ELISA định lượng cytokin và các yếu tố khác 25 1.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam 27 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu 29 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30 2.3. Phương pháp nghiên cứu 30 2.3.1. Máy móc và trang thiết bị, hóa chất nghiên cứu 30 2.3.2. Quy trình kỹ thuật 32 2.4. Sơ đồ quá trình xây dựng khoảng tham chiếu 37 2.5. Phân tích và xử lý số liệu 37 2.6. Vấn đề đạo đức của đề tài 38 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39 3.1. Đặc điểm của đối tượng tham chiếu 39 3.1.1. Đặc điểm về giới của đối tượng tham chiếu 39 3.1.2. Đặc điểm về tuổi của đối tượng tham chiếu 41 3.2. Cách xây dựng khoảng tham chiếu với phân phối không chuẩn: chỉ số IL-1b (phương pháp phi tham số) 43 3.3. Cách xây dựng khoảng tham chiếu với phân phối chuẩn: chỉ số IL-18 (phương pháp tham số) 45 3.4. Kết quả khoảng tham chiếu của 14 chỉ số 47 3.4.1. Sự phân bố kết quả của các chỉ số nghiên cứu 47 3.4.2. Khoảng tham chiếu của 14 chỉ số 49 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 51 4.1. Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu 51 4.1.1. Đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu 51 4.1.2. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu 52 4.2. Khoảng tham chiếu các chỉ số nghiên cứu 52 4.2.1. Khoảng tham chiếu IL-1b 55 4.2.2. Khoảng tham chiếu IL-6 55 4.2.3. Khoảng tham chiếu IL-10 56 4.2.4. Khoảng tham chiếu Ghrelin 57 4.2.5. Khoảng tham chiếu IL-18 58 4.2.6. Khoảng tham chiếu Ferritin 58 4.2.7. Khoảng tham chiếu TNF 59 4.2.8. Khoảng tham chiếu IFN 60 4.2.9. Khoảng tham chiếu Leptin 60 4.2.10. Khoảng tham chiếu TNF-RI 61 4.2.11. Khoảng tham chiếu Adiponectin 62 4.2.12. Khoảng tham chiếu BDNF 63 4.2.13. Khoảng tham chiếu CRP 63 4.2.14. Khoảng tham chiếu Resistin 65 KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢOvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectKhoảng tham chiếuvi_VN
dc.subjectMultiplex-ELISAvi_VN
dc.titleXác định khoảng tham chiếu 14 chỉ số hoá sinh bằng phương pháp Multiplex-ELISA (Qplex)vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Nguyễn Thị Mỹ Lệ - Cao học.pdf
  Restricted Access
3.55 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Nguyễn Thị Mỹ Lệ - Cao học.docx
  Restricted Access
2.81 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.