Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4244
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Duy Huề-
dc.contributor.advisorNguyễn, Đình Minh-
dc.contributor.authorHoàng, Văn Hậu-
dc.date.accessioned2022-12-08T07:58:05Z-
dc.date.available2022-12-08T07:58:05Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4244-
dc.description.abstractHiện nay, bệnh tim mạch đã trở thành bệnh lý gây tử vong đứng đầu trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2016, hàng năm ước tính có tới 17,9 triệu người trên thế giới tử vong do bệnh tim mạch chiếm 31% tổng số tử vong, trong đó có tới 85% chết do nguyên nhân bệnh động mạch vành (ĐMV) hoặc đột quỵ não. Bệnh động mạch vành là nguyên nhân của 14% tử vong toàn cầu và là nguyên nhân chính làm giảm số năm sống còn và số năm sống trong bệnh tật hiệu chỉnh. Tại Việt nam, năm 2016, theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Trong số 77% nguyên nhân tử vong do bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam thì có tới khoảng gần 70% tử vong do bệnh tim mạch1. Tại Viện tim mạch quốc gia, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh mạch vành là 6,06% năm 1996, tăng lên 11,2% năm 2003 và năm 2007 tỷ lệ này là 24%2. Trong các bệnh lý mạch vành thì xơ vữa, vôi hóa gây hẹp tắc ĐMV là bệnh lý hay gặp nhất. Việc chẩn đoán chính xác bệnh lý hẹp ĐMV là rất cần thiết nhằm có hướng điều trị hiệu quả và dự phòng hợp lý. Có nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh đánh giá bệnh lý hẹp ĐMV, từ xâm lấn đến không xâm lấn như: chụp mạch vành số hóa xóa nền (DSA), siêu âm trong lòng mạch, chụp cộng hưởng từ (CHT), chụp cắt lớp vi tính đa dãy… Trong đó chụp mạch vành số hóa xóa nền là phương pháp được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh lý hẹp mạch vành3. Tuy nhiên, đây là một phương pháp xâm lấn nên có một số tai biến như rối loạn nhịp tim, co thắt động mạch quay, nhồi máu cơ tim, thủng vỡ động mạch vành, chảy máu…4. Do vậy chụp DSA mạch vành không được sử dụng thường quy trong chẩn đoán ban đầu các bệnh lý hẹp động mạch vành. Sự ra đời của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy có nhiều ưu điểm như là một biện pháp không xâm lấn, đánh giá chính xác mức độ vôi hóa và xơ vữa ĐMV cho độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán hẹp ĐMV. Tuy nhiên, phương pháp này hạn chế đánh giá mức độ hẹp động mạch vành ở những bệnh nhân có điểm vôi hóa cao, nhịp tim cao.... Như vậy vấn đề cần được đặt ra là cần một phương pháp chẩn đoán hẹp ĐMV đủ tin cậy để khắc phục được nhược điểm trên. Sự ra đời của máy cắt lớp vi tính 256 dãy có độ phân giải cao về cả không gian và thời gian vượt trội so với cắt lớp vi tính 64 dãy, do vậy CLVT 256 dãy có khả năng đánh giá mức độ hẹp động mạch vành tốt hơn, đặc biệt là ở những bệnh nhân có điểm vôi hóa Agatston cao hay nhịp tim cao, với độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác cao. Tuy nhiên ở Việt Nam, hiện chưa có nhiều nghiên cứu về hẹp động mạch vành tiến hành trên máy cắt lớp vi tính 256 dãy. Vì vậy tôi tiến hành đề tài : “Đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong chẩn đoán hẹp động mạch vành có điểm vôi hóa cao” với hai mục tiêu : 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh hẹp động mạch vành có điểm vôi hóa cao trên cắt lớp vi tính 256 dãy. 2. Nhận xét giá trị của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong chẩn đoán hẹp động mạch vành có điểm vôi hóa cao.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Giải phẫu và giải phẫu cắt lớp vi tính động mạch vành 3 1.1.1. Giải phẫu động mạch vành 3 1.1.2. Bất thường giải phẫu động mạch vành 6 1.1.3. Ưu thế động mạch vành 7 1.2. Bệnh lý hẹp động mạch vành 7 1.2.1. Đại cương bệnh hẹp động mạch vành 7 1.2.2. Cơ chế sinh lý bệnh hẹp động mạch vành 8 1.2.3. Chẩn đoán bệnh hẹp động mạch vành 11 1.2.4. Đánh giá hẹp ĐMV trên chụp cắt lớp vi tính 256 dãy và DSA mạch vành 22 1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 25 1.3.1. Trên thế giới 25 1.3.2. Tại Việt Nam 27 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu 28 2.1.1. Đối tượng 28 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh 28 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu 28 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 29 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 29 2.2.4. Quy trình chụp cắt lớp vi tính 256 dãy động mạch vành 30 2.2.5. Các biến số nghiên cứu 31 2.2.6. Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu 34 2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 35 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1. Đặc điểm chung về bệnh nhân 36 3.1.1. Phân bố tuổi và giới 36 3.1.2. Các yếu tố nguy cơ bệnh ĐMV 38 3.1.3. Dấu hiệu lâm sàng 39 3.2. Đặc điểm hình ảnh hẹp mạch vành có vôi hóa cao trên cắt lớp vi tính 256 dãy 40 3.2.1. Đặc điểm chất lượng hình ảnh 40 3.2.2. Ảnh hưởng của nhịp tim lên chất lượng hình ảnh 41 3.2.3. Ảnh hưởng của điểm vôi hóa lên chất lượng hình ảnh 41 3.2.4. Vôi hóa 42 3.2.5. Đặc điểm hẹp mạch vành 44 3.3. Giá trị của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong chẩn đoán hẹp động mạch vành có điểm vôi hóa cao. 46 3.3.1. Giá trị của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong chẩn đoán hẹp động mạch vành có điểm vôi hóa cao theo mức độ bệnh nhân. 46 3.3.2. Giá trị của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong chẩn đoán hẹp động mạch vành theo mức độ nhánh mạch. 47 3.3.3. Giá trị của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong chẩn đoán hẹp động mạch vành cho từng đoạn mạch. 49 3.3.4. Ảnh hưởng của vôi hóa đến giá trị của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong chẩn đoán hẹp động mạch vành. 50 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 51 4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 51 4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi 51 4.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo giới 52 4.1.3. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ và lâm sàng 52 4.2. Đặc điểm về hình ảnh trên cắt lớp vi tính 54 4.2.1. Chất lượng hình ảnh 54 4.2.2. Đặc điểm vôi hóa 57 4.2.3. Đặc điểm hẹp mạch vành 58 4.3. Giá trị của chụp CLVT 256 dãy có điểm vôi hóa cao trong đánh giá hẹp động mạch vành đối chiếu với chụp DSA mạch vành. 60 4.3.1. Giá trị của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong chẩn đoán hẹp động mạch vành có điểm vôi hóa cao theo mức độ bệnh nhân. 60 4.3.2.Giá trị của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong chẩn đoán hẹp động mạch vành theo mức độ nhánh mạch. 61 4.3.3. Giá trị của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong chẩn đoán hẹp động mạch vành cho từng đoạn mạch. 63 4.3.4. Ảnh hưởng của vôi hóa đến giá trị của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong chẩn đoán hẹp động mạch vành. 63 KẾT LUẬN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectMạch vànhvi_VN
dc.subject256 dãyvi_VN
dc.subjectvôi hóa caovi_VN
dc.titleĐặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong chẩn đoán hẹp động mạch vành có điểm vôi hóa caovi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV. HOÀNG VĂN HẬU - in nop.docx
  Restricted Access
4.08 MBMicrosoft Word XML
LV. HOÀNG VĂN HẬU - in nop.pdf
  Restricted Access
1.62 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.