Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4230
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorKhổng, Nam Hương-
dc.contributor.authorĐinh, Thị Anh-
dc.date.accessioned2022-12-07T07:33:30Z-
dc.date.available2022-12-07T07:33:30Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4230-
dc.description.abstractNhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng hoại tử cơ tim, hậu quả của thiếu máu cơ tim cục bộ.1 Bệnh gây hậu quả nặng nề, với tỉ lệ tử vong cao. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc NMCT có xu hướng tăng lên nhanh chóng.2,3 NMCT cấp có ST chênh lên là một thể cấp tính trong NMCT, cần nhanh chóng tái tưới máu động mạch vành trong vòng 12h đầu từ khi có triệu chứng. Nhiều thử nghiệm lâm sàng trên thế giới đã chỉ ra rằng, việc khôi phục nhanh dòng chảy cho nhánh ĐMV bị hẹp/tắc là yếu tố quan trọng quyết định tỉ lệ sống còn trước mắt cũng như lâu dài cho bệnh nhân. Các thử nghiệm lâm sàng (GUSTO-IIb, EMERALD, NRMI, v.v.) đã chứng minh rằng thời gian từ khi bệnh nhân tiếp xúc với nhân viên y tế đầu tiên cho đến khi được can thiệp ở nhóm bệnh nhân dưới 90 phút thì nguy cơ tử vong và tỷ lệ các biến chứng là thấp nhất trong trước mắt cũng như lâu dài.4,5 Hướng dẫn điều trị của ACC/AHA 2013 và ESC 2017 khuyến cáo loại I đối với các trường hợp NMCT có ST chênh lên có can thiệp mạch vành tiên phát phải đạt thời gian cửa - bóng dưới 90 phút. Với những bệnh nhân nhập viện tại các bệnh viện không có đơn vị can thiệp mạch vành cần phải chuyển bệnh nhân đến bệnh viện có đơn vị can thiệp mạch vành thì thời gian cửa – bóng dưới 120 phút. Khi thời gian cửa - bóng có thể sẽ kéo dài trên 120 phút thì phải dùng thuốc tiêu sợi huyết nếu bệnh nhân không có chống chỉ định của thuốc tiêu sợi huyết, sau đó khẩn trương chuyển bệnh nhân đến bệnh viện có trung tâm can thiệp mạch vành.6–8 Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về các nguyên nhân làm chậm trễ đến viện, chậm trễ điều trị bao gồm các nguyên nhân thuộc về bệnh nhân, thầy thuốc, hệ thống y tế, xã hội; và từ đó thiết lập các chiến dịch nhằm rút ngắn thời gian từ lúc bệnh nhân có triệu chứng đến lúc bệnh nhân được điều trị tái tưới máu. Từ cuối năm 2019 đại dịch COVID-19 xảy ra, đã có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của COVID-19 đến bệnh lý tim mạch. Trên mạch máu virus gây tổn thương nội mạc mạch máu và kích hoạt quá trình viêm, tăng đông máu, hình thành huyết khối. Đặc điểm đông máu do SAR-COV-2 là đông máu lan tỏa ở các mạch máu nhỏ/vi mạch, các mạch máu nhỏ này dễ bít tắc bởi vi huyết khối. Sự nguy hiểm của rối loạn đông máu ở bệnh nhân COVID-19 không chỉ tăng đông bình thường mà còn có sự tác động của phản ứng miễn dịch gây tăng đông tạo huyết khối, vi huyết khối ở nhiều cơ quan, trong đó có hệ mạch vành tim, làm tăng tỷ lệ bệnh lý mạch vành đặc biệt là nhồi máu cơ tim cấp. Ngoài ra, COVID-19 đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống người dân, cũng như vấn đề đi khám chữa bệnh của họ. Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân phải nhập viện muộn, được điều trị muộn như người bệnh ở khu vực bị cách ly, tâm lý người nhà và bệnh nhân lo ngại đến viện trong thời điểm đang có dịch, phương tiện đi lại khó khăn, bệnh viện bị phong tỏa, vấn đề giãn cách xã hội, công tác sàng lọc, phân buồng, cách ly người bệnh khi nhập viện… Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị các bệnh có tính chất cấp cứu trong đó có bệnh nhồi máu cơ tim có ST chênh lên là bệnh mà cần được tái tưới máu cơ tim càng sớm càng tốt. Ở Việt Nam, trên thực tế có nhiều bệnh nhân NMCT cấp đến viện muộn với những lý do khác nhau. Tuy vậy, khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nó có ảnh hưởng gì khác so với trước khi đại dịch xảy ra? Trước đây cũng đã có nhiều nghiên cứu về các đặc điểm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có ST chênh lên, nhưng khi đại dịch COVID-19 xảy ra thì các đặc điểm cũng như tỷ lệ tử vong và các biến cố tim mạch chính trong thời gian nằm viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có ST chênh lên có khác gì so với trước đó? Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên trong các giai đoạn có dịch COVID-19 tại Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai” với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên trong các giai đoạn có dịch COVID-19 tại Viện tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai. 2. Khảo sát tỷ lệ tử vong và các biến cố tim mạch chính trong thời gian nằm viện ở các bệnh nhân nói trên .vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Tình hình mắc bệnh NMCT cấp có ST chênh lên trên thế giới và Việt Nam trước và trong giai đoạn có dịch COVID-19 4 1.1.1. Trước giai đoạn có dịch COVID-19 4 1.1.2. Trong giai đoạn có dịch COVID-19 5 1.2. Đại cương về NMCT cấp có ST chênh lên 9 1.2.1. Định nghĩa và chẩn đoán 9 1.2.2. Vài nét về cơ chế sinh lý bệnh NMCT cấp ST chênh lên 10 1.2.3. Các triệu chứng cơ năng của nhồi máu cơ tim cấp 12 1.2.4. Cận lâm sàng trong NMCT cấp 12 1.2.5. Điều trị bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên 13 1.2.6. Các yếu tố chính tiên lượng bệnh nhân NMCT cấp 20 1.3. Tổng quan về khoảng thời gian từ lúc khởi phát triệu chứng đến lúc can thiệp động mạch vành thì đầu ở bệnh nhân NMCT cấp 24 1.3.1. Mối liên quan giữa thời gian và tổn thương cơ tim 24 1.3.2. Khoảng thời gian từ lúc khởi phát triệu chứng đến lúc can thiệp động mạch vành thì đầu 25 1.3.3. Các nguyên nhân gây kéo dài thời gian từ lúc khởi phát triệu chứng đến lúc CTMV thì đầu ở BN NMCT cấp có ST chênh lên 29 1.3.4. Mối liên quan giữa thời gian từ lúc khởi phát triệu chứng đến lúc điều trị tái tưới máu với tử vong ở bệnh nhân NMCT 32 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1. Đối tượng nghiên cứu 34 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 34 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 34 2.2. Phương pháp nghiên cứu 34 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 34 2.2.2. Phương pháp chọn cỡ mẫu nghiên cứu 34 2.2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 34 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 34 2.2.5. Quy trình nghiên cứu 40 2.2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 42 2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu 46 2.2.8. Các sai số trong nghiên cứu và khống chế sai số 47 2.2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 47 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48 3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 48 3.1.1. Tình hình chung 48 3.1.2. Đặc điểm chung về lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu 54 3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu 56 3.2. Kết quả về khoảng thời gian từ lúc khởi phát triệu chứng đến lúc vào viện và các yếu tố liên quan 62 3.2.1. Kết quả về khoảng thời gian từ lúc có triệu chứng đến lúc vào Viện Tim mạch 62 3.2.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố đến các phân đoạn thời gian 69 3.3. Tỷ lệ tử vong và một số biến cố tim mạch chính trong thời gian nằm viện 71 3.4. Thuốc và các phương pháp điều trị hỗ trợ 81 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 82 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 82 4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới 82 4.1.2. Đặc điểm về tiền sử bệnh và các yếu tố nguy cơ 83 4.1.3. Tỷ lệ nhập viện do stemi trong giai đoạn trước và trong khi có dịch covid-19 xảy ra 85 4.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 88 4.2.1. Đặc điểm suy tim theo killip 88 4.2.2. Đặc điểm về huyết động 88 4.3. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 89 4.3.1. Đặc điểm về điện tâm đồ 89 4.3.2. Đặc điểm về siêu âm tim 89 4.3.3. Đặc điểm về kết quả chụp và can thiệp động mạch vành 90 4.4. Thời gian cửa-bóng, các phân đoạn thời gian và các yếu tố liên quan 91 4.4.1. Thời gian cửa-bóng và các phân đoạn thời gian 91 4.4.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố đến các phân đoạn thời gian 95 4.5. Các biến cố trong thời gian nằm viện và một số yếu tố liên quan 97 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 101 KẾT LUẬN 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân độ Killip 21 Bảng 2.1. Phân loại chỉ số khối cơ thể theo tiêu chuẩn châu Á– Thái Bình Dương 35 Bảng 3.1. Tình hình chung về đối tượng nghiên cứu 48 Bảng 3.2. Đặc điểm tuổi theo giới tính của đối tượng nghiên cứu 49 Bảng 3.3. Số BN STEMI nhập viện trong các năm 50 Bảng 3.4. Đặc điểm tiền sử và yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu 54 Bảng 3.5. Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện của đối tượng nghiên cứu 55 Bảng 3.6. Đặc điểm khám lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 55 Bảng 3.7. Đặc điểm điện tâm đồ lúc vào viện của đối tượng nghiên cứu 57 Bảng 3.8. Đặc điểm siêu âm tim của đối tượng nghiên cứu 57 Bảng 3.9. Đặc điểm xét nghiệm máu của đối tượng nghiên cứu 58 Bảng 3.10. Đặc điểm chụp mạch vành của đối tượng nghiên cứu 59 Bảng 3.11. Các thủ thuật kèm theo của đối tượng nghiên cứu 61 Bảng 3.12. Thời gian từ lúc khởi phát triệu chứng đến lúc vào Viện Tim mạch của các BN nghiên cứu 62 Bảng 3.13 Thời gian cửa-bóng và thời gian thiếu máu cơ tim của nhóm đến viện trong vòng 12h đầu, trên 12h đến 24h và sau 24h 65 Bảng 3.14. Sự ảnh hưởng của khoảng cách địa lý và tình trạng không có BHYT với thời gian cửa-bóng và các phân đoạn thời gian 67 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thời gian từ lúc có triệu chứng đến lúc vào viện đầu tiên với tuổi và giới trong giai đoạn có COVID-19 69 Bảng 3.16. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cửa bóng trong giai đoạn có COVID-19 70 Bảng 3.17. Các biến cố chính trong thời gian nằm viện 71 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tử vong với các yếu tố tiên lượng tử vong bằng phân tích hồi quy logistic đơn biến 76 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tử vong với các yếu tố tiên lượng tử vong bằng phân tích hồi quy logistic đa biến 78 Bảng 3.20. Thuốc và các phương pháp điều trị hỗ trợ 81 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phân bố theo các nhóm tuổi của 2 nhóm đối tượng 49 Biểu đồ 3.2. Phân bố BN STEMI nhập viện theo tháng trong 3 năm 2019,2020,2021 51 Biểu đồ 3.3. Phân bố BN STEMI nhập viện theo tháng giai đoạn trước COVID-19 (năm 2019) 51 Biểu đồ 3.4. Phân bố BN STEMI nhập viện theo tháng và số ca mắc COVID-19 trên phạm vi cả nước theo tháng năm 2020 52 Biểu đồ 3.5. Phân bố BN STEMI nhập viện theo tháng và số ca mắc COVID-19 trên phạm vi cả nước theo tháng năm 2021 52 Biểu đồ 3.6 Phân bố bệnh nhân STEMI theo độ Killip lúc nhập viện trước và trong đại dịch COVID-19 56 Biểu độ 3.7. Vị trí nhồi máu theo ĐTĐ bề mặt 56 Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ các động mạch vành thủ phạm của 2 nhóm 60 Biểu đồ 3.9. Phân bố khoảng thời gian từ lúc có triệu chứng đến lúc vào Viện tim mạch 63 Biểu đồ 3.10. Phân bố thời gian cửa bóng theo mốc thời gian 66 Biểu đồ 3.11. Thời gian từ lúc có triệu chứng đến lúc vào Viện tim mạch của nhóm BN nghiên cứu ở Hà Nội và các tỉnh khác 68 Biểu đồ 3.12. Mối liên quan giữa khoảng thời gian từ lúc có triệu chứng đến lúc vào Viện tim mạch với tử vong trong thời gian nằm viện 72 Biểu đồ 3.13. Mối liên quan giữa khoảng thời gian từ lúc có triệu chứng đến lúc vào Viện tim mạch với biến cố suy tim nặng trong thời gian nằm viện 73 Biểu đồ 3.14. Mối liên quan giữa khoảng thời gian từ lúc có triệu chứng đến lúc vào viện tim mạch với biến chứng cơ học trong thời gian nằm viện 74 Biểu đồ 3.15. Mối liên quan giữa thời gian đến viện với tổng các biến cố gộp trong thời gian nằm viện 75 Biểu đồ 3.16. Tỉ lệ sống còn của 2 những BN đến viện trong 12 giờ đầu và sau 12 giờ trong thời gian nằm viện của nhóm trước giai đoạn COVID-19 79 Biểu đồ 3.17 Tỉ lệ sống còn của 2 nhóm BN đến viện trong vòng 12 giờ đầu và sau 12 giờ trong thời gian nằm viện của nhóm trong giai đoạn COVID-19 80 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh trong NMCT cấp 11 Hình 1.2. Điều trị tái tưới máu cho bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên theo khuyến cáo của ACC/AHA 16 Hình 1.3. Xử trí bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên trong đại dịch COVID-19. 18 Hình 1.4. Mối liên quan giữa phân suất tống máu thất trái và tử vong 6 tháng ở bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên 23 Hình 1.5. Quá trình hoại tử cơ tim theo thời gian trong thí nghiệm trên chó 24 Hình 1.6. Sơ đồ các nguyên nhân chậm trễ từ lúc có triệu chứng đến can thiệp động mạch vành ở BN NMCT cấp có ST chênh lên 26vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectCOVID-19vi_VN
dc.subjectNhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lênvi_VN
dc.titleĐặc điểm bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên trong các giai đoạn có dịch COVID-19 tại Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Maivi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
NT45-Đinh-Thị-Anh-Luận-văn 6-12. final.doc
  Restricted Access
3.59 MBMicrosoft Word
NT45-Đinh-Thị-Anh-Luận-văn 6.12 final.pdf
  Restricted Access
1.97 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.