Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4210
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorĐoàn, Văn Hoan-
dc.contributor.authorĐoàn, Xuân Hiểu-
dc.date.accessioned2022-12-05T07:42:13Z-
dc.date.available2022-12-05T07:42:13Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4210-
dc.description.abstractViêm ruột thừa cấp (VRTC) là bệnh lí hay gặp nhất trong cấp cứu ngoại khoa bụng. Bệnh gặp ở cả nam và nữ, mọi lứa tuổi, chủng tộc. Theo Simpson J và cs – 2008 1 tỷ lệ viêm ruột thừa ở Mỹ là 250.000 bệnh nhân/năm, ở Anh là 40.000 bệnh nhân/năm theo Deng Y và cs – 2010 2. Ở Việt Nam viêm ruột thừa (VRT) chiếm 49,8% (Nguyễn Trinh Cơ – 1985) 3 và 53,8% mổ cấp cứu bụng tại bệnh viện Việt Đức 4. Từ năm 1889, Charles Mac Burney đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị phẫu thuật trong bệnh lý VRT. Tuy nhiên cho đến nay, do nhiều nguyên nhân, tỷ lệ VRTC có biến chứng và tỷ lệ chẩn đoán sai vẫn cao, các biến chứng đều có liên quan trực tiếp đến việc chẩn đoán và xử trí muộn, theo thống kê ở Mỹ tỉ lệ tử vong của VRT từ 0.2 đến 0.8%5. Vì vậy chẩn đoán và điều trị sớm là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm giảm thiểu những biến chứng. VRTC có thể chẩn đoán bằng lâm sàng và xét nghiệm máu trong trường hợp bệnh lý điển hình. Tuy nhiên những trường hợp không điển hình, RT ở vị trí bất thường việc chẩn đoán trở nên khó khăn, ngay cả khi RT ở hố chậu phải cũng có 14,2% được chẩn đoán khi đã hoại tử6. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại như siêu âm (SA) và cắt lớp vi tính (CLVT) ngày càng được áp dụng nhằm mục đích cải thiện độ chính xác trong chẩn đoán. Một số nghiên cứu đã kết luận rằng hình ảnh học trong VRTC đã làm giảm tỉ lệ phẫu thuật ruột thừa không viêm và biến chứng VRT 7,8,9,10. SA là kỹ thuật thường qui để đánh giá toàn diện các bệnh lí đau bụng cấp, chỉ định rộng rãi, an toàn… Còn CLVT thường áp dụng trong một số trường hợp khó, đây là kỹ thuật cho hình ảnh khách quan, hiệu quả chẩn đoán cao, đồng thời áp dụng được cả trên những bệnh nhân béo, bụng chướng hơi… nên thường được chỉ định trong những trường hợp mà cả lâm sàng và SA còn nghi ngờ chẩn đoán. Hiện nay, CLVT ngày càng được sử dụng nhiều trong chẩn đoán VRTC, ở Mỹ 88% bệnh nhân VRT được chụp CLVT trước khi phẫu thuật 11. CLVT cũng có khả năng phát hiện và đánh giá mức độ trầm trọng của các biến chứng VRT và trong trường hợp RT không viêm nó có khả năng phát hiện các bệnh lý khác. Hơn nữa, CLVT là một kỹ thuật nhanh chóng và hiệu quả trong chẩn đoán viêm ruột thừa. Tuy nhiên, nhược điểm chính của nó là bệnh nhân bị phơi nhiễm bức xạ, việc sử dụng CLVT liều tiêu chuẩn đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể bức xạ ion hóa theo thời gian, có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt ở những người trẻ tuổi nhất là ở trẻ em 12. Giảm liều lượng bức xạ trong CLVT là mối quan tâm đặc biệt. CLVT giảm liều bức xạ (CLVT liều thấp, LDCT) đã được áp dụng trong kiểm tra nốt phổi, trong chẩn đoán bệnh sỏi thận và sỏi niệu quản 13,14. Trong chẩn đoán viêm ruột thừa LDCT cho thấy hiệu quả chẩn đoán tốt và giúp người bệnh giảm đáng kể tiếp xúc với bức xạ ion hóa 15. Kết quả từ một số nghiên cứu đã cho thấy việc giảm liều bức xạ CLVT tiêu chuẩn từ 50% đến 80% vẫn cho kết quả chẩn đoán viêm ruột thừa tương đương CLVT tiêu chuẩn 12,16. Cho đến nay, tại Việt Nam chưa có tác giả nào nghiên cứu về kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính liều thấp trong chẩn đoán viêm ruột thừa. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Giá trị của cắt lớp vi tính liều thấp trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh CLVT liều thấp của VRTC. 2. Đánh giá giá trị của CLVT liều thấp trong chẩn đoán VRTC.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Giải phẫu ruột thừa 3 1.2. Vị trí ruột thừa 3 1.3. Nguyên nhân sinh bệnh 4 1.4. Giải phẫu bệnh 5 1.5. Chẩn đoán viêm ruột thừa cấp 5 1.5.1. Triệu chứng lâm sàng 5 1.5.2. Viêm ruột thừa biến chứng vỡ 7 1.5.3. Một số thể viêm ruột thừa cấp đặc biệt 7 1.5.4. Công thức máu 8 1.5.5. Chẩn đoán hình ảnh 9 1.6. Cắt lớp vi tính liều thấp trong chẩn đoán viêm ruột thừa: 17 1.7. Chẩn đoán phân biệt viêm ruột thừa trên CLVT 18 1.7.1. U nhầy (Mucocele) ruột thừa 18 1.7.2. Viêm loét đại tràng ruột thừa 19 1.7.3. Bệnh Crohn 19 1.7.4. Các bệnh lý u 19 1.7.5. Carcinoma tuyến ruột thừa 19 1.7.6. U nhầy giả phúc mạc 19 1.7.7. Viêm ruột thừa đi kèm với u manh tràng 20 1.8.Các yếu tố ảnh hưởng đến chẩn đoán của siêu âm và cắt lớp vi tính 20 1.9. Các công trình nghiên cứu CLVT viêm ruột thừa 22 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu 24 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 24 2.2.1. Địa điểm 24 2.2.2. Thời gian nghiên cứu 24 2.2. Phương pháp nghiên cứu 24 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 24 2.2.2. Chọn mẫu 25 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 25 2.2.4. Quy trình chụp LDCT trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp 26 2.2.5. Các biến số nghiên cứu 28 2.3. Thu thập và xử lí số liệu 32 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 33 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 34 3.1.1. Đặc điểm chung 34 3.1.2. Triệu chứng toàn thân và đau bụng 36 3.2. Xét nghiệm máu và siêu âm 38 3.2.1. Kết quả xét nghiệm bạch cầu trong máu ngoại vi 38 3.2.2. Kết quả siêu âm ruột thừa 39 3.3. Đặc điểm hình ảnh LDCT của viêm ruột thừa. 40 3.3.1. Vị trí RT viêm xác định trên LDCT 40 3.3.2. Đường kính RT viêm trên LDCT 41 3.3.3. Đặc điểm dày thành RT viêm trên LDCT 41 3.3.4. Dấu hiệu viêm quanh RT 42 3.3.5. Mức độ ngấm thuốc của RT viêm sau tiêm thuốc cản quang 42 3.3.6. Các dấu hiệu gợi ý khác của VRT cấp 43 3.3.7. Chẩn đoán biến chứng vỡ RT của LDCT 44 3.4. Giá trị của LDCT trong chẩn đoán VRT 44 3.4.1. Giá trị chẩn đoán VRTC của LDCT so với GPB 44 3.4.2. Giá trị chẩn đoán vị trí RT của LDCT so với phẫu thuật 45 3.4.3. Giá trị chẩn đoán đường kính RT viêm của LDCT so với GPB đại thể 46 3.4.4. Giá trị chẩn đoán biến chứng vỡ RT của LDCT so với PT 46 3.4.5. So sánh kết quả của siêu âm và LDCT trong chẩn đoán VRT cấp 47 3.4.6. Đặc điểm về liều hiệu dụng 48 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 50 4.1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 50 4.1.1. Đặc điểm chung 50 4.1.2. Triệu chứng toàn thân và đau bụng 51 4.2. Xét nghiệm máu và siêu âm 52 4.2.1. Xét nghiệm bạch cầu. 52 4.2.2. Siêu âm chẩn đoán VRTC 52 4.3. Đặc điểm hình ảnh LDCT trong chẩn đoán VRTC 53 4.3.1.Vị trí RT 53 4.3.2. Đường kính RT 53 4.3.3. Đặc điểm dày thành RT 54 4.3.4. Mức độ ngấm thuốc của RT viêm sau tiêm thuốc cản quang 54 4.3.5. Viêm quanh RT trong VRTC 54 4.3.6. Dịch khu trú quanh RT, HCP và dịch Douglas 55 4.3.7. Sỏi phân RT 55 4.3.8. Viêm hạch mạc treo 55 4.3.9. LDCT trong chẩn đoán biến chứng vỡ RT 56 4.4. Giá trị của LDCT trong chẩn đoán VRTC 56 4.4.1. Giá trị của LDCT trong chẩn đoán vị trí RT 56 4.4.2. Giá trị của LDCT trong chẩn đoán đường kính RT 57 4.4.3. Giá trị của LDCT trong chẩn đoán vỡ RT 57 4.4.4. So sánh giá trị của LDCT trong chẩn đoán VRTC với SDCT 58 4.4.5. Giá trị của LDCT so với SA trong chẩn đoán VRTC 59 4.4.6. Liều hiệu dụng của LDCT trong chẩn đoán VRTC 60 KẾT LUẬN 61 KHUYẾN NGHỊ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC  vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectCLVT, VRT cấpvi_VN
dc.titleGiá trị của cắt lớp vi tính liều thấp trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấpvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2022CK2doanxuanhieu.docx
  Restricted Access
41.77 MBMicrosoft Word XML
2022CK2doanxuanhieu.pdf
  Restricted Access
2.35 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.