Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4155
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorHồ Thị Kim, Thanh-
dc.contributor.advisorNguyễn Thanh, Liêm-
dc.contributor.authorHoàng Trung, Tính-
dc.date.accessioned2022-11-29T07:15:17Z-
dc.date.available2022-11-29T07:15:17Z-
dc.date.issued2022-11-10-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4155-
dc.description.abstractMục tiêu: Phân tích kết quả lâm sàng, cận lâm sàng của phương pháp ghép tế bào gốc trung mô từ dây rốn trong việc điều trị hội chứng suy giảm sức khỏe ở người cao tuổi tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 9 năm 2022. Mô tả tính an toàn của phương pháp ghép tế bào gốc trong điều trị hội chứng suy giảm sức khỏe ở đối tượng nghiên cứu trên. Phương pháp: Mô tả hiệu quả can thiệp của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên. Kết quả: Sau sáu tháng can thiệp, mức tiêu thụ năng lượng tính theo thang điểm CHAMPS đều tăng có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước can thiệp tại các thời điểm nghiên cứu.Khả năng di chuyển có sự cải thiện tuy nhiên mức cả thiện chưa có ý nghĩa thống kê. Không có sự khác biệt về thay đổi cân nặng ở các đối tượng nghiên cứu. Cơ lực tay của nhóm nghiên cứu có sự cải thiện ở các thời điểm nghiên cứu và có ý nghĩa thống kê ở thời điểm 3 tháng. Mức độ mệt mỏi theo thang điểm MFI có sự cải thiện đáng kể có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm nghiên cứu. Mức độ đau khớp gối theo thang điểm WOMAC có sự cải thiện đáng kể, không có sự cải thiện đáng kể về chức năng hô hấp. Kết luận: Có 4/5 tiêu chí lâm sàng về hội chứng suy giảm sức khỏe có sự cải thiện so với thời điểm trước can thiệp đặc biệt là năng lượng tiêu thụ trung bình trong trong 1 tuần tính theo thang điểm CHAMPS và mức độ mệt mỏi tính theo thang điểm MFI. Mức độ đau khớp gối tại các thời điểm sau can thiệp đều giảm so với thời điểm trước can thiệp. Chỉ số FEV1(%) ở nhóm can thiệp cải thiện ít so với thời điểm trước can thiệp.Truyền tế bào gốc trung mô từ dây rốn điều trị hội chứng suy giảm sức khỏe là an toàn, không ghi nhận biến cố bất lợi, biến cố bất lợi nghiêm trọng.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Già hóa dân số 3 1.1.1. Trên thế giới 3 1.1.2. Tại Việt Nam 3 1.2. Đại cương về hội chứng suy giảm sức khỏe 4 1.2.1. Định nghĩa 4 1.2.2. Sinh lý bệnh 5 1.2.3. Chẩn đoán hội chứng suy giảm sức khỏe 8 1.2.4. Điều trị Hội chứng suy giảm sức khỏe 10 1.3. Liệu pháp ghép tế bào gốc 12 1.3.1. Tế bào gốc trung mô và cơ chế hoạt động trong điều trị hội chứng suy giảm sức khoẻ ở người cao tuổi. 12 1.3.2. Nghiên cứu tiền lâm sàng 15 1.3.3. Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng của TBGTM trong điều trị hội chứng suy giảm sức khỏe ở người cao tuổi 16 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1. Đối tượng nghiên cứu 18 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 18 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 18 2.1.3. Quy trình tuyển chọn bệnh nhân 19 2.1.4. Quy trình để giải quyết trường hợp các bệnh nhân được lựa chọn vào không đúng 19 2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 20 2.2.1 Cỡ mẫu 20 2.2.2 Chọn mẫu 20 2.3. Thiết kế nghiên cứu 20 2.4. Địa điểm nghiên cứu 21 2.5. Thời gian nghiên cứu 21 2.6. Biến số và phương pháp đo lường 22 2.7. Cách thức cung cấp thông tin cho đối tượng 23 2.8. Quy trình nghiên cứu 24 2.8.1. Tại thời điểm sàng lọc, đánh giá ban đầu 24 2.8.2. Tại các thời điểm tái khám 24 2.8.3. Liệu pháp can thiệp 26 2.8.4. Điều trị đồng thời. 27 2.8.5. Xây dựng quy trình kỹ thuật chuẩn (SOPs) 28 2.9. Phương pháp thu thập dữ liệu 28 2.10. Xử lý số liệu 28 2.11. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 29 2.11.1. Vấn đề đạo đức khi tiến hành nghiên cứu 29 2.11.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng nghiên cứu 29 2.11.3. Bảo vệ dữ liệu của bệnh nhân 29 2.11.4. Xem xét vấn đề tuân thủ đạo đức và luật pháp 30 2.11.5. Bảo mật thông tin 31 2.11.6. Rủi ro và các phản ứng bất lợi 31 2.11.7. Theo dõi biến cố bất lợi/bất lợi nghiêm trọng 31 2.11.8. Chi trả của bệnh nhân. 31 2.11.9.Chăm sóc y tế sau thử nghiệm 32 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 33 3.1.1. Tuổi và giới 33 3.1.2. Bệnh đồng mắc của đối tượng nghiên cứu 34 3.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán 35 3.2. Hiệu quả của liệu pháp tế bào gốc trung mô dây rốn trong việc điều trị hội chứng suy giảm sức khỏe ở người cao tuổi 37 3.2.1. Hoạt động thể lực 37 3.2.2. Khả năng di chuyển 38 3.2.3. Cân nặng 40 3.2.4. Cơ lực tay 41 3.2.5. Độ mệt mỏi 42 3.2.6. Mức độ đau khớp gối 43 3.2.8. Chức năng hô hấp (Chỉ số FEV1 đơn vị %) 44 3.3. Đánh giá mức độ an toàn của phương pháp nghiên cứu 45 3.3.1 Các ghi nhận lâm sàng về AE và SAE 45 3.3.2 Sự thay đổi trên giá trị cận lâm sàng 45 Chương: BÀN LUẬN 49 4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu……………………………… ...49 4.1.1 Tuổi và giới ……………………………………………………49 4.1.2 Bệnh đồng mắc………………………………………………….50 4.1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán…………………………………………...50 4.2. Kết quả lâm sàng, cận lâm sàng của phương pháp ghép tế bào gốc trung mô từ dây rốn trong điều trị hội chứng suy giảm sức khỏe ở người cao tuổi tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. 51 4.2.1 Hoạt động thể lực 51 4.2.2 Hiệu suất hoạt động thể lực ngắn 53 4.2.3 Khả năng di chuyển 54 4.2.4 Mức độ đau khớp gối 55 4.2.5 Chức năng hô hấp (Chỉ số FEV1 đơn vị %) 55 4.2.6 Cân nặng 56 4.2.7 Cơ lực tay 56 4.3 Tính an toàn của phương pháp ghép tế bào gốc trung mô từ dây rốn trong điều trị hội chứng suy giảm sức khỏe ở người cao tuổi 60 4.4 Hạn chế của nghiên cứu 61 KẾT LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjecthội chứng suy giảm sức khỏevi_VN
dc.subjectTế bào gốcvi_VN
dc.titleKết quả ban đầu của phương pháp ghép tế bào gốc trung mô từ dây rốn trong việc điều trị hội chứng suy giảm sức khỏe ở người cao tuổivi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - HOÀNG TRUNG TÍNH.docx
  Restricted Access
1.04 MBMicrosoft Word XML
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - HOÀNG TRUNG TÍNH.pdf
  Restricted Access
1.73 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.