Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4150
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. Vũ Mạnh, Tuấn-
dc.contributor.advisorTS. Đinh Xuân, Thành-
dc.contributor.authorNguyễn Bá, Kiên-
dc.date.accessioned2022-11-29T07:10:02Z-
dc.date.available2022-11-29T07:10:02Z-
dc.date.issued2022-11-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4150-
dc.description.abstractMục tiêu: Đánh giá hiệu quả nước súc miệng HMU Fluorinze 0,05% trên tổn thương sâu răng giai vĩnh viễn đoạn sớm (D1,D2) ở răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất của nhóm học sinh 7-8 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: là một nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Cỡ mẫu cho nghiên cứu là 340 học sinh (7-8 tuổi) khối lớp 2 tại hai trường tiểu học Xuân Lâm và trường tiểu học Trí Qủa, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, mẫu được chọn và phân chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm: nhóm can thiệp bằng nước súc miệng HMU Fluorinze 0,05% là 160 học sinh, nhóm đối chứng là 180 học sinh. Cả 2 nhóm đều được hướng dẫn vệ sinh răng miệng, nhóm can thiệp được súc miệng HMU Fluorinze 0,05% mỗi ngày 1 lần và được duy trì trong vòng 3 tháng. Khám đánh giá và ghi nhận sự thay đổi của các tổn thương sâu răng giai đoạn sớm trước và sau can thiệp 03 tháng dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán và ghi nhận sâu răng sớm ICDAS 2, có hỗ trợ của đèn lase huỳnh quang Diagnodent 2190. Kết quả: Tỷ lệ sâu răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất giai đoạn sớm (D1, D2) ở nhóm chứng và nhóm can thiệp lần lượt là 61,1% và 68,8%. Sau can thiệp 3 tháng thì tỷ lệ này ở nhóm chứng là 64,4% và nhóm can thiệp giảm còn 48,1%, sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn giai đoạn sớm giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống kê với p < 0,01). Sau 03 tháng nhóm can thiệp với HMU Fluorinze 0,05%, tỷ lệ sâu răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất giai đoạn sớm (D1,D2) đã giảm 20,7%, chỉ số hiệu quả là 30,1%. Kết luận: Nước súc miệng HMU Fluorinze 0,05% có hiệu quả khá cao trong việc dự phòng sâu răng vĩnh viễn hàm lớn thứ nhất giai đoạn sớm D1, D2 ở học sinh 7-8 tuổi sau can thiệp 03 tháng.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Bệnh sâu răng và sâu răng giai đoạn sớm 3 1.1.1. Một số định nghĩa 3 1.1.2. Bệnh căn sâu răng 4 1.1.3. Sinh lý bệnh quá trình sâu răng 10 1.1.4. Tiến triển của tổn thương sâu răng 12 1.1.5. Phân loại sâu răng 12 1.1.6. Chẩn đoán sâu răng 16 1.1.7. Dịch tễ học bệnh sâu răng và sâu răng giai đoạn sớm ở trẻ em 19 1.1.8. Kiểm soát và dự phòng sâu răng 21 1.2. Vai trò của nước súc miệng fluor trong dự phòng sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm ở trẻ em 24 1.2.1. Cơ chế tác dụng của nước súc miệng fluor 24 1.2.2. Liều lượng và cách sử dụng nước súc miệng fluor 26 1.2.3. Chỉ định và chống chỉ định 27 1.2.4. Nhiễm độc nước súc miệng fluor 27 1.2.5. Nghiên cứu về nước súc miệng HMU Fluorinze 27 1.3. Thuận lợi và khó khăn khi tiến hành chương trình súc miệng fluor tại trường học 28 1.4. Vài nét đại cương về dân số và tình hình kinh tế xã hội huyện Thuận Thành, Bắc Ninh 30 1.4.1. Một số đặc điểm cơ bản 30 1.4.2. Tình hình thực hiện chương trình Nha học đường tại huyện Thuận Thành 31 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1. Nghiên cứu can thiệp 32 2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 32 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 32 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu 33 2.1.4. Tiến hành nghiên cứu 35 2.1.5. Các chỉ số và biến số sử dụng trong nghiên cứu can thiệp 39 2.2. Nghiên cứu định tính 40 2.2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 40 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu 41 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu 41 2.3. Một số tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu can thiệp 42 2.3.1. Các tiêu chuẩn sử dụng trong đánh giá tổn thương sâu răng 42 2.3.2. Nhận định kết quả 48 2.4. Xử lý và phân tích số liệu 48 2.5. Sai số và hạn chế sai số trong nghiên cứu 49 2.5.1. Sai số 49 2.5.2. Biện pháp hạn chế sai số 49 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 50 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51 3.1. Nghiên cứu can thiệp 51 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 51 3.1.2. Tình trạng sâu răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn giai đoạn sớm ở học sinh 7-8 tuổi 52 3.1.3. Hiệu quả nước súc miệng HMU Fluorinze trong dự phòng sâu răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn giai đoạn sớm 54 3.2. Nghiên cứu định tính 58 3.2.1. Đặc điểm của đối tượng phỏng vấn sâu 58 3.2.2. Thuận lợi khi tiến hành nghiên cứu can thiệp 58 3.2.3. Khó khăn khi tiến hành nghiên cứu can thiệp 59 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 61 4.1. Nghiên cứu can thiệp 61 4.1.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu 61 4.1.2. Tình trạng sâu răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn giai đoạn sớm ở học sinh 7-8 tuổi 61 4.1.3. Hiệu quả của nước súc miệng HMU Fluorinze 0,05% trên tổn thương sâu răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn giai đoạn sớm qua nghiên cứu can thiệp 66 4.2. Nghiên cứu định tính 70 4.2.1. Một số đặc điểm của đối tượng phỏng vấn sâu 70 4.2.2. Nhận xét về các thuận lợi khi tiến hành nghiên cứu can thiệp tại nhà trường 70 4.2.3. Nhận xét về các khó khăn khi tiến hành nghiên cứu can thiệp tại nhà trường 72 KẾT LUẬN 74 KIẾN NGHỊ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectnước súc miệngvi_VN
dc.subjectHMU Fluorinzevi_VN
dc.titleHIỆU QUẢ NƯỚC SÚC MIỆNG HMU FLUORINZE 0,05% TRONG DỰ PHÒNG SÂU RĂNG HÀM LỚN THỨ NHẤT VĨNH VIỄN GIAI ĐOẠN SỚM CHO HỌC SINH 7-8 TUỔI Ở HUYỆN THUẬN THÀNHvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận Văn Ths Kiên-CH29.pdf
  Restricted Access
2.25 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Luận Văn Ths Kiên-CH29.docx
  Restricted Access
1.9 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.