Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4092
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | ĐẶNG TRIỆU, HÙNG | - |
dc.contributor.advisor | ĐÀO VĂN, GIANG | - |
dc.contributor.author | VŨ THỊ, QUÝ | - |
dc.date.accessioned | 2022-11-24T08:54:57Z | - |
dc.date.available | 2022-11-24T08:54:57Z | - |
dc.date.issued | 2022-11-03 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4092 | - |
dc.description.abstract | Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, x- quang của bệnh nhân gãy góc hàm dưới được phãu thuật kết hợp xương tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021 – 2022. Nhận xét kết quả điều trị sau bảy ngày của nhóm bệnh nhân trên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên những bệnh nhân chấn thương hàm mặt có gãy góc hàm XHD được khám và điều trị phẫu thuật kết hợp xương tại Khoa phẫu thuật hàm mặt tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Việt Đức. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng tiến cứu. Kết quả: Tỉ lệ gãy góc hàm ở bệnh nhân nam nữ là 4:1. Lứa tuổi hay gặp là 19 – 39 tuổi chiếm 58,67%. Nguyên nhân tai nạn giao thông chiếm tới 85,34%. Kiểu gãy phối hợp chiếm tới 84% trong đó gãy vùng cằm chiếm tới 33,34%. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp trong gãy góc hàm là điểm đau chói (90,67%), khớp cắn sai (97,33%), há miệng hạn chế (93,33%), sưng đau vùng góc hàm (90,67%). Tỉ lệ bệnh nhân ở mức độ chạm răng tốt ( chạm 3 vùng ) chiếm 98,67%. Kết luận: Gãy góc hàm chủ yếu xảy ra ở nam giới , tuổi hay gặp là 19 – 39 tuổi. Nguyên nhân chấn thương chủ yếu là do tai nạn giao thông và phương tiện gây ra tai nạn phần lớn là xe máy , Gãy góc hàm thường là gãy phối hợp chủ yếu là gãy phối hợp với các đường gãy khác của XHD. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp trong gãy góc hàm là điểm đau chói , khớp cắn sai , há miệng hạn chế, sưng đau vùng góc hàm. Tỉ lệ bệnh nhân ở mức độ chạm răng tốt chiếm đa số. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đặc điểm giải phẫu vùng góc hàm XHD và liên quan 3 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu vùng góc hàm 3 1.1.2. Hệ thống cơ tham gia vận động xương hàm dưới 4 1.1.3. Một số thành phần giải phẫu liên quan nằm trong vùng dưới hàm 5 1.2. Các phân loại gãy góc XHD 7 1.2.1. Phân loại gãy góc XHD theo tính chất và số lượng đường gãy 7 1.2.2. Phân loại gãy góc XHD theo vị trí giải phẫu 8 1.2.3. Phân loại gãy góc hàm theo kiểu đường gãy 9 1.2.4. Phân loại gãy góc XHD theo tính chất đường gãy 11 1.2.5. Phân loại gãy góc XHD theo phân loại bệnh tật Quốc tế 12 1.3. Phân loại RKHD lệch ngầm trong đường gãy góc hàm XHD 12 1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân gãy góc xương hàm 13 1.4.1. Đặc điểm lâm sàng 13 1.4.2. Đặc điểm cận lâm sàng 14 1.5. Điều trị phẫu thuật gãy góc hàm XHD 16 1.5.1. Mục đích điều trị: điều trị gãy góc hàm nhằm mục đích: 16 1.5.2. Nguyên tắc điều trị 16 1.5.3. Các phương pháp điều trị gãy góc hàm XHD 16 1.6. Kết quả điều trị 20 1.6.1. Đánh giá kết quả chung trước khi bệnh nhân ra viện 20 1.6.2. Đánh giá kết quả điều trị vào các thời điểm 3 tháng sau mổ 22 1.7. Biến chứng của điều trị phẫu thuật gãy góc hàm XHD 24 1.8. Một số nghiên cứu về gãy góc hàm xương hàm dưới. 25 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu 27 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 27 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu 27 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu 27 2.2.3. Biến số nghiên cứu 28 2.2.4. Kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu 35 2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 35 2.3.1. Thu thập thông tin, bệnh án 35 2.3.2. Khám lâm sàng 35 2.3.3. Chụp x quang 37 2.3.4. Các bước điều trị 37 2.3.5. Điều trị hậu phẫu. 48 2.4. Xử lý số liệu 50 2.5. Biện pháp khống chế sai số 50 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 50 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51 3.1. Đặc điểm lâm sàng, x-quang của đối tượng nghiên cứu 51 3.1.1. Đặc điểm chung 51 3.1.2 Đặc điểm lâm sàng 55 3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng. 59 3.3. Kết quả điều trị 62 3.3.1. Kết quả lành thương khi ra viện 65 3.3.2. Kết quả lành thương sau 3 tháng. 67 3.3.3. Mức độ lành thương sau phẫu thuật và một số yếu tố liên quan. 69 Chương 4. BÀN LUẬN 74 4.1. Đặc điểm lâm sàng, xquang. 74 4.1.1. Giới tính 74 4.1.2. Tuổi 75 4.1.3. Nguyên nhân 76 4.1.4. Gãy góc hàm và tổn thương phối hợp 78 4.1.5. Liên quan giữa gãy góc hàm và sự phân bố các đường gãy phối hợp của XHD 79 4.1.6. Mối liên quan giữa vị trí lực tác động và gãy góc hàm 81 4.1.7. Liên quan của răng khôn hàm dưới và gãy góc hàm 81 4.1.8. Triệu chứng lâm sàng gãy góc hàm xương hàm dưới 84 4.1.9. Tổn thương các cơ quan phối hợp 85 4.1.10. Đặc điểm X quang của gãy góc hàm xương hàm dưới 87 4.2. Điều trị phẫu thuật gãy góc hàm 88 4.2.1. Phương pháp cố định hai hàm 88 4.2.2. Đường rạch 89 4.2.3. Mối liên quan giữa RKHD với đường gãy góc hàm và xử trí 89 KẾT LUẬN 91 KIẾN NGHỊ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | GÃY GÓC HÀM | vi_VN |
dc.subject | KẾT HỢP XƯƠNG | vi_VN |
dc.title | Nhận xét đặc điểm lâm sàng, xquang và kết quả điều trị kết hợp xương gãy góc hàm dưới | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Vũ Thị Quý LV - RHM 21.11.22 SAU BV.docx Restricted Access | GÃY GÓC XƯƠNG HÀM DƯỚI KHX NẸP VIS | 6.71 MB | Microsoft Word XML | |
LV - Vũ Thị Quý RHM SAU BV.pdf Restricted Access | 2.7 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.