Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4090
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Thị Trang-
dc.contributor.advisorTrần, Danh Cường-
dc.contributor.authorTô, Thị Thu Hà-
dc.date.accessioned2022-11-24T04:10:01Z-
dc.date.available2022-11-24T04:10:01Z-
dc.date.issued2022-10-28-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4090-
dc.description.abstractHội chứng Edwards (Trisomy 18) là bất thường số lượng nhiễm sắc thể thường gặp thứ 2 ở người.1,2 Hội chứng này có tỷ lệ chết cao ở giai đoạn phôi thai, chiếm khoảng 95%, khoảng dưới 10% 3 trẻ sống được hết năm đầu tiên (thường chỉ sống được 130 tuần).4 Bởi vậy, việc chẩn đoán sớm hội chứng Edwards là một vấn đề vô cùng quan trọng. Trên thế giới hiện đang sử dụng rất nhiều phương pháp sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, tuy nhiên, việc đánh giá các phương pháp này được thực hiện thủ công, phụ thuộc vào trình độ của nhân viên y tế và cần có sự kết hợp của nhiều chuyên khoa khác nhau. Để tạo ra sự thống nhất giữa các cơ sở y tế, giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương, giảm gánh nặng cho phụ nữ mang thai ở khu vực nông thôn, cần xây dựng công cụ hỗ trợ sàng lọc trước sinh áp dụng cho tất cả các tuyến y tế. Mục tiêu của nghiên cứu: (1) Mô tả một số yếu tố nguy cơ liên quan đến hội chứng Edwards, (2) Nhận xét giá trị của phần mềm trí tuệ nhân tạo thử nghiệm trong sàng lọc trước sinh hội chứng Edwards. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu và hồi cứu trên 10634 hồ sơ bệnh án của thai phụ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong thời gian từ tháng 1/2012 đến tháng 4/2024. Kết quả nghiên cứu: Nguy cơ thai Edwards tăng dần theo tuổi mẹ, cao nhất ở nhóm có tuổi mẹ từ 35 tuổi trở lên (chiếm 36,1%). Các chỉ số Các chỉ số PAPP-A, free β-hCG và uE3, AFP, hCG phân biệt rất rõ ràng giữa nhóm thai bình thường và thai Edwards, những chỉ số này ở nhóm thai Edwards tập trung chủ yếu ở miền giá trị rất thấp. Xác định được phương trình tương quan giữa các chỉ số sinh hóa và cân nặng đặc trưng cho thai phụ người Việt Nam. Xây dựng thành công phần mềm trí tuệ nhân tạo áp dụng trong sàng lọc trước sinh hội chứng Edwards với độ chính xác tổng quát cao, đặc biệt mô hình XGBoost cho thấy hiệu quả cao nhất với độ chính xác lên đến 97,5%. Kết luận: Phần mềm trí tuệ nhân tạo rất có giá trị trong sàng lọc trước sinh hội chứng Edwards với độ chính xác lên đến 97,5%, có thể ứng dụng phần mềm này trong sàng lọc trước sinh hội chứng Edwards.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan Hội chứng Edwards 3 1.1.1. Tình hình Hội chứng Edwards trên thế giới và tại Việt Nam 3 1.1.2. Hậu quả của Hội chứng Edwards 4 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh 5 1.2. Một số phương pháp sàng lọc và chẩn đoán trước sinh Hội chứng Edwards 6 1.2.1. Các phương pháp sàng lọc trước sinh phổ biến hiện nay 6 1.2.2. Các phương pháp chẩn đoán trước sinh phổ biến 9 1.3. Phần mềm trí tuệ nhân tạo trong sàng lọc trước sinh Hội chứng Edwards 14 1.3.1. Tình hình trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế trên thế giới và tại Việt Nam 14 1.3.2. Trí tuệ nhân tạo - Hệ chuyên gia và phương pháp học máy 17 1.3.3. Phần mềm AI trong sàng lọc trước sinh Hội chứng Edwards 21 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu 26 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26 2.2. Phương pháp nghiên cứu 26 2.2.1. Thời gian nghiên cứu 26 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 26 2.2.3. Thiết kế nghiên cứu 26 2.2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu 27 2.3. Các bước tiến hành 27 2.3.1. Xây dựng phần mềm nhập liệu 27 2.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu 27 2.3.3. Xây dựng phần mềm hệ tri thức chuyên gia 29 2.3.4. Xây dựng phần mềm học máy 30 2.3.5. Đánh giá phần mềm trí tuệ nhân tạo 31 2.3.6. Sơ đồ nghiên cứu 32 2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu 32 2.5. Phân tích và xử lí số liệu 34 2.6. Đạo đức nghiên cứu 34 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35 3.1. Mô tả một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 35 3.3.1. Thông tin thai phụ 35 3.1.2. Thông tin về thai nhi 36 3.2. Đánh giá giá trị của phần mềm trí tuệ nhân tạo trong sàng lọc trước sinh hội chứng Edwards. 45 3.2.1. Đánh giá phương pháp sàng lọc Hội chứng Edwards hiện nay 45 3.2.2. Đánh giá giá trị của mô hình hệ tri thức chuyên gia trong sàng lọc hội chứng Edwards 47 3.2.3. Đánh giá giá trị của mô hình học máy trong sàng lọc trước sinh hội chứng Edwards 49 Chương 4: BÀN LUẬN 52 4.1. Mô tả một số yếu tố nguy cơ liên quan đến hội chứng Edwards 52 4.1.1. Đặc điểm của thai phụ trong nghiên cứu 52 4.1.2. Đặc điểm của thai trong nghiên cứu 53 4.1.3. Mối liên quan giữa chỉ số sinh hóa (free β-hCG, PAPP-A, uE3, AFP và hCG) với tuổi thai và hiệu chỉnh các chỉ số sinh hóa này theo cân nặng thai phụ Việt Nam 56 4.2. Nhận xét giá trị của phần mềm trí tuệ nhân tạo thử nghiệm trong sàng lọc trước sinh Hội chứng Edwards 58 4.2.1. Đánh giá các phương pháp sàng lọc hiện nay 58 4.2.2. Đánh giá hiệu quả mô hình hệ tri thức chuyên gia trong sàng lọc hội chứng Edwards 59 4.2.3. Đánh giá mô hình học máy trong sàng lọc hội chứng Edwards 60 4.2.4. Đánh giá hiệu quả phần mềm trí tuệ nhân tạo trong sàng lọc hội chứng Edwards 62 4.2.5. Giao diện phần mềm 65 4.2.6. Hạn chế của nghiên cứu 69 KẾT LUẬN 70 KIẾN NGHỊ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectHội chứng Edwardsvi_VN
dc.subjectPhần mềm trí tuệ nhân tạovi_VN
dc.subjectChẩn đoán trước sinhvi_VN
dc.titleĐánh giá giá trị của phần mềm trí tuệ nhân tạo thử nghiệm trong sàng lọc trước sinh hội chứng Edwardsvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú



Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.