Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4082
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPhạm Thu, Minh-
dc.contributor.authorLê Quang, Huy-
dc.date.accessioned2022-11-24T04:00:49Z-
dc.date.available2022-11-24T04:00:49Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4082-
dc.description.abstractChấn thương mắt là tai nạn thường gặp, một nguyên nhân thứ ba gây mù lòa sau đục thể thủy tinh và glôcôm. Trong đó chấn thương đụng dập nhãn cầu chiếm 20 - 50% tổng số chấn thương mắt.1 Tỷ lệ bị ở nam giới nhiều hơn gấp ba đến năm lần nữ giới và gặp chủ yếu ở người trưởng thành.2–4 Chấn thương đụng dập nhãn cầu thường do tác động trực tiếp của vật tù di chuyển với vận tốc cao hoặc do làn sóng phản hồi tác động lên trên nhãn cầu. Nguyên nhân phổ biến là do tai nạn lao động, sinh hoạt, giao thông và thể thao. Bệnh cảnh lâm sàng chấn thương nhãn cầu rất đa dạng, diễn biến phức tạp, đôi khi bị che lấp với các tổn thương khác ở vùng đầu và mặt. Mức độ trầm trọng tùy thuộc vào lực gây chấn thương, vị trí chấn thương, đôi khi chỉ với những triệu chứng thoáng qua không để lại hậu quả đáng kể, song có khi rất nặng nề. Chấn thương đụng dập nhãn cầu có thể gây tổn thương ở bán phần trước, bán phần sau hay toàn bộ nhãn cầu. Biến đổi nhãn áp sau chấn thương đụng dập là biến chứng của một hay nhiều tổn thương phối hợp gây nên. Cơ chế gây biến đổi nhãn áp sau chấn thương đụng dập rất phức tạp, không chỉ do tổn thương các cấu trúc của nhãn cầu mà còn là hậu quả của phản ứng viêm sau chấn thương. Có thể gặp tăng nhãn áp hoặc hạ nhãn áp. Tình trạng biến đổi nhãn áp có thể xuất hiện sớm (dưới ba tháng) hoặc muộn (trên sáu tháng). Nhãn áp biến đổi kéo dài sẽ gây ra nhiều tổn thương nặng nề cho nhãn cầu như tổn thương thị thần kinh, ngấm máu giác mạc, rối loạn dinh dưỡng…hậu quả là giảm thị lực trầm trọng và khó hồi phục. Tăng nhãn áp sớm thường do xuất huyết tiền phòng, đục vỡ hay di lệch thể thủy tinh, xuất huyết dịch kính và các phản ứng viêm. Còn tăng nhãn áp muộn sau chấn thương chủ yếu do biến đổi góc tiền phòng như lùi góc, xơ hóa vùng bè….1,5 Hạ nhãn áp thường do bong thể mi dẫn đến sự giảm tiết thủy dịch của thể mi kèm theo tăng thoát thủy dịch từ tiền phòng vào khoang thượng hắc mạc, tình trạng này thường xuất hiện sớm và đột ngột.6 Bên cạnh đó sự suy giảm thị lực nghiêm trọng sau chấn thương đụng dập còn do tổn thương các thành phần nội nhãn như vùng bè, thể mi, thể thủy tinh, võng mạc, hắc mạc, xuất huyết nội nhãn… Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về chấn thương đụng dập nhãn cầu và tình trạng biến đổi nhãn áp sau chấn thương. Các tác giả Zografos và Chamero (1990) đã đi sâu vào nghiên cứu về cơ chế chấn thương, mô tả hình thái lâm sàng của tổn thương, mô bệnh học và các quá trình xảy ra sau chấn thương.7 Tönjum (2009) đã tiến hành nghiên cứu biến đổi nhãn áp sau chấn thương trên 588 bệnh nhân.8 Ở Việt Nam đã có nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề nhãn áp sau chấn thương đụng dập nhãn cầu nhưng chủ yếu là tăng nhãn áp. Để góp phần vào nghiên cứu đánh giá tình trạng nhãn áp sau chấn thương đụng dập một cách toàn diện hơn chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình trạng biến đổi nhãn áp trên bệnh nhân chấn thương đụng dập nhãn cầu” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng biến đổi nhãn áp sau chấn thương đụng dập nhãn cầu. 2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến tình trạng biến đổi nhãn áp sau chấn thương đụng dập nhãn cầu.vi_VN
dc.description.tableofcontentsLỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Sơ lược giải phẫu và sinh lý nhãn cầu 3 1.1.1. Tiền phòng và góc tiền phòng 3 1.1.2. Mống mắt và thể mi (màng bồ đào trước) 4 1.1.3. Thể thủy tinh 5 1.1.4. Dịch kính 6 1.1.5. Sinh lý thủy dịch và nhãn áp 6 1.2. Sinh bệnh học các tổn thương nhãn cầu do chấn thương đụng dập 7 1.2.1. Cơ chế chấn thương đụng dập nhãn cầu 7 1.2.2. Đặc điểm lâm sàng các tổn thương thực thể do chấn thương đụng dập nhãn cầu 9 1.3. Cơ chế gây biến đổi nhãn áp sau chấn thương đụng dập nhãn cầu 19 1.3.1. Cơ chế cơ học 19 1.3.2. Cơ chế vận mạch 19 1.3.3. Cơ chế gây tăng nhãn áp của các tổn thương cấu trúc nhãn cầu sau chấn thương đụng dập 20 1.3.4. Cơ chế gây hạ nhãn áp của các tổn thương tổ chức nhãn cầu sau chấn thương đụng dập 23 1.4. Tình hình nghiên cứu biến đổi nhãn áp và các tổn thương nội nhãn phối hợp sau chấn thương đụng dập nhãn cầu tại Việt Nam và trên thế giới 23 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu 26 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26 2.2. Phương pháp nghiên cứu 26 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 26 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 27 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 27 2.2.4. Quy trình nghiên cứu 28 2.3. Tiến hành nghiên cứu 29 2.3.1. Khám lâm sàng 29 2.3.2. Cận lâm sàng 29 2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 30 2.5. Các tiêu chí đánh giá 31 2.6. Thu thập và xử lý số liệu 34 2.7. Đạo đức nghiên cứu 34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 35 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 35 3.1.1. Đặc điểm theo giới 35 3.1.2. Đặc điểm theo nhóm tuổi 36 3.1.3. Đặc điểm theo mắt bị chấn thương 37 3.1.4. Nguyên nhân và cơ chế chấn thương 37 3.1.2. Lí do vào viện 38 3.2. Đặc điểm lâm sàng 39 3.2.1. Đặc điểm thị lực 39 3.2.2. Đặc điểm nhãn áp 40 3.2.3. Các tổn thương nhãn cầu trong chấn thương đụng dập 43 3.3. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng biến đổi nhãn áp 44 3.3.1. Mối liên quan giữa xuất huyết tiền phòng và biến đổi nhãn áp 45 3.3.2. Mối liên quan giữa xuất huyết dịch kính và biến đổi nhãn áp 47 3.3.3. Mối liên quan giữa tổn thương góc tiền phòng và biến đổi nhãn áp 49 3.3.4. Mối liên quan giữa tổn thương thể thủy tinh và biến đổi nhãn áp 50 3.3.5. Mối liên quan giữa bong thể mi và biến đổi nhãn áp 51 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 52 4.1.1. Đặc điểm về giới 52 4.1.2. Đặc điểm về nhóm tuổi 53 4.1.3. Đặc điểm theo mắt chấn thương 54 4.1.4. Đặc điểm về nguyên nhân và cơ chế chấn thương 54 4.1.6. Lí do vào viện 55 4.1.7. Thời gian đến viện sau chấn thương 55 4.2. Đặc điểm lâm sàng 56 4.2.1. Đặc điểm thị lực 56 4.2.2. Đặc điểm nhãn áp lúc vào viện 57 4.2.3. Thời gian xuất hiện biến đổi nhãn áp 58 4.2.4. Các tổn thương dẫn tới tình trạng biến đổi nhãn áp 59 4.3. Một số yếu tố liên quan đến biến đổi nhãn áp 64 4.3.1. Mối liên quan giữa xuất huyết tiền phòng và biến đổi nhãn áp 64 4.3.2. Mối liên quan giữa xuất huyết dịch kính và biến đổi nhãn áp 65 4.3.3. Mối liên quan giữa tổn thương góc tiền phòng và biến đổi nhãn áp 66 4.3.4. Mối liên quan giữa tổn thương thể thủy tinh và biến đổi nhãn áp 66 4.3.5. Mối liên quan giữa bong thể mi và biến đổi nhãn áp 67 KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectChấn thương đụng dập nhãn cầuvi_VN
dc.subjectNhãn ápvi_VN
dc.titleĐánh giá tình trạng biến đổi nhãn áp trên bệnh nhân chấn thương đụng dập nhãn cầuvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn CH29 (final) - Dr Huy.docx
  Restricted Access
3.39 MBMicrosoft Word XML
Luận văn CH29 (final) - Dr Huy.pdf
  Restricted Access
2.74 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.