Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4070
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn Thị Thu, Yên-
dc.contributor.advisorMai Quốc, Tùng-
dc.contributor.authorĐặng Xuân, Hoa-
dc.date.accessioned2022-11-24T03:45:25Z-
dc.date.available2022-11-24T03:45:25Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4070-
dc.description.abstractMục tiêu: Đánh giá hiệu quả của spironolactone trong điều trị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên không đối chứng trên 44 mắt của 41 bệnh nhân bị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch có chỉ định dùng spironolactone đường uống với liều 50mg/ ngày trong 12 tuần từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022 tại Phòng khám Mắt – Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương. Kết quả: 44 mắt bị bệnh của 41 bệnh nhân sau 12 tuần điều trị đều có sự thay đổi đáng kể về thị lực so vói ban đầu, có 47,7% có mức cải thiện thị lực tốt,50% có mức cải thiện trung binh và chỉ có 1 mắt chiếm 2,3% có thị lực không cải thiện. Về mặt giải phẫu có sự thay đổi rõ rệt, sau 12 tuần chiều cao dịch dưới võng mạc giảm từ 242,82 ± 128,02 µm xuống còn 26,45 ± 48,57µm, Số mắt có dịch dưới võng mạc được phân giải hoàn toàn là 70,5%. Độ dày võng mạc trung tâm giảm từ 418,5µm ban đầu xuống còn 248,5µm sau 12 tuần điều trị. Diện tích vùng bong thanh dịch giảm từ 12,30 ± 6,92 mm2 ban đầu xuống còn 1,25 ± 2,15 mm2 sau 12 tuần và không có trường hợp nào gặp tác dụng phụ. Kết luận: Spironolactone với liều 50 mg/ ngày bằng đường uống có tác dụng cải thiện rõ rệt về chức năng và giải phẫu trong điều trị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. Spironolactone là lựa chọn an toàn và hiệu quả của bệnh nhân hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Sơ lược giải phẫu võng mạc 3 1.1.1.Võng mạc trung tâm. 3 1.1.2. Mạch máu nuôi dưỡng võng mạc 4 1.1.3. Hàng rào máu - võng mạc. 5 1.2. Cơ chế bệnh sinh. 6 1.3. Triệu chứng lâm sàng. 8 1.3.1. Triệu chứng cơ năng. 8 1.3.2. Dấu hiệu thực thể. 9 1.4. Cận lâm sàng. 10 1.4.1. Chụp mạch huỳnh quang võng mạc: 10 1.4.2. Chụp cắt lớp quang học 13 1.4.3. Chụp mạch OCT 14 1.5. Chẩn đoán bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. 16 1.5.1. Chẩn đoán xác định. 16 1.5.2. Chẩn đoán thể bệnh. 16 1.6. Điều trị. 17 1.7. Các yếu tố liên quan đến bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch 18 1.7.1. Tuổi và giới 18 1.7.2. Các yếu tố liên quan đến tâm lý: Lo lắng, căng thẳng tâm lý, mất ngủ 19 1.7.3. Corticoide 19 1.7.4. Thai nghén 19 1.7.5. Rượu bia 20 1.7.6. Nhiễm Helicobacter Pylori 20 1.7.7. Các thuốc khác 20 1.8. Sử dụng Spironolactone trong điều trị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. 20 1.8.1. Thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid 20 1.8.2. Cơ chế tác dụng của Spironolactone trong điều trị bệnh HVMTTTD. 22 1.8.3. Các nghiên cứu về hiệu quả của Spironolactone trong điều trị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. 24 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu 28 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu 28 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 28 2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. 29 2.1.4. Thời gian và địa điểm. 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 29 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. 29 2.2.2. Mẫu nghiên cứu. 29 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu. 30 2.2.4. Quy trình nghiên cứu. 31 2.2.5. Biến số / chỉ số chính trong nghiên cứu. 36 2.2.6. Các tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu 37 2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu 39 2.2.8. Đạo đức nghiên cứu 40 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 41 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu. 41 3.1.1 Tuổi. 41 3.1.2 Giới. 42 3.1.3. Thời gian và tình trạng bệnh lý 42 3.1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị 43 3.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh 43 3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị của Spironolactone. 44 3.2.1. Thay đổi thị lực sau điều trị. 44 3.2.2. Chiều cao dịch dưới võng mạc. 46 3.2.3. Độ dày võng mạc trung tâm. 48 3.2.4. Diện tích vùng bong thanh dịch. 49 3.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. 50 3.3.1. Giới. 50 3.3.2. Nghề nghiệp. 53 3.3.3. Trạng thái tâm lý. 56 3.3.4. Liên quan giữa tình trạng thức khuya, mất ngủ và kết quả điều trị thị lực. 60 3.3.5. Liên quan giữa tình trạng uống rượu bia và kết quả điều trị. 63 3.4. Biến chứng liên quan đến thuốc Spironolactone. 67 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 68 4.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu. 68 4.1.1. Tuổi. 68 4.1.2. Giới: 69 4.1.3. Thời gian bị bệnh: 69 4.1.4. Số lần bị bệnh: 70 4.1.5. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu. 70 4.2. Hiệu quả của Spironolactone trong điều trị bệnh HVMTTTD. 73 4.2.1. Sự thay đổi về thị lực. 73 4.2.2. Chiều cao dịch dưới võng mạc. 74 4.2.3. Độ dày võng mạc trung tâm. 76 4.2.4. Diện tích vùng bong thanh dịch. 76 4.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. 77 4.3.1. Liên quan giữa yếu tố giới và kết quả điều trị 77 4.3.2. Liên quan giữa trạng thái tâm lý và kết quả điều trị 78 4.3.3. Liên quan giữa thức khuya, mất ngủ và kết quả điều trị. 79 4.3.4. Liên quan giữa rượu bia và kết quả điều trị. 80 4.4. Biến chứng liên quan đến thuốc Spironolactone. 81 KẾT LUẬN 84 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP 86 TÀI LIỆU THAM KHẢOvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectBệnh hắc võng mạc trung tam thanh dịchvi_VN
dc.subjectSpironolactonevi_VN
dc.titleĐánh giá hiệu quả của Spironolactone trong điều trị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịchvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV Bs-Hoa.doc.docx
  Restricted Access
12.9 MBMicrosoft Word XML
2022CK2dangxuanhoa.pdf
  Restricted Access
2.84 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.