Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4035
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorVũ Hồng, Thăng-
dc.contributor.authorNguyễn Thị Minh, Hải-
dc.date.accessioned2022-11-21T03:00:23Z-
dc.date.available2022-11-21T03:00:23Z-
dc.date.issued2022-11-14-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4035-
dc.description.abstractUng thư phổi là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong cao nhất trong các ung thư trên thế giới. Theo GLOBOCAN 2020, ước tính có khoảng 2,2 triệu trường hợp mắc mới ung thư phổi, chiếm 11,4% tổng số bệnh nhân ung thư mới và có khoảng 1,79 triệu trường hợp tử vong chiếm tới 18% các trường hợp tử vong do ung thư nói chung. Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ 2 sau ung thư gan, ghi nhận năm 2020 có hơn 26.000 ca mắc mới, chiếm 14.4% và hơn 23.000 ca tử vong, chiếm 19,4% trong các bệnh ung thư1 Về mô bệnh học, ung thư phổi gồm 2 nhóm chính là UTP không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và UTP tế bào nhỏ (UTPTBN). Ung thư phổi đa số xuất phát từ lớp biểu mô gồm 2 loại chính là ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô vảy. Ung thư biểu mô tuyến của phổi chiếm khoảng 40% các ca ung thư phổi, là loại mô bệnh học thường gặp trong ung thư phổi không tế bào nhỏ2,3 . Trong điều trị UTPKTBN nói chung và UTBM tuyến của phổi giai đoạn muộn nói riêng mục đích là kéo dài thời gian sống thêm, cải thiện chất lượng cuộc sống; phương pháp điều trị đặc hiệu chủ yếu là các biện pháp điều trị toàn thân. Nghiên cứu về các đích phân tử mới như EGFR, ALK, ROS1, KRAS, T790, PDL1…đã mở ra nhiều cơ hội điều trị và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, trong đó các thuốc ức chế Tyrosin kinase tác động lên yếu tố phát triển biểu bì EGFR (Epidermal Growth Factor Receptor) giúp cải thiện thời gian sống rõ rệt. Erlotinib và Gefitinib là hai trong những thuốc TKIs được chấp thuận trong điều trị bước một UTBM tuyến của phổi giai đoạn muộn có đột biến EGFR, cho tỷ lệ đáp ứng và thời gian sống thêm cao hơn so với hóa trị liệu4-6. Hiện nay tuổi thọ trung bình ngày càng tăng, bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán ung thư phổi có xu hướng thường gặp hơn. Đây là nhóm bệnh nhân thường có thể trạng chung kém hơn và có nhiều bệnh lý phối hợp phức tạp gây khó khăn cho điều trị. Các lựa chọn điều trị ở nhóm bệnh nhân này càng ngày càng cần được quan tâm nghiên cứu7. Thuốc ức chế Tyrosine kinase thế hệ 1 là một trong những lựa chọn tốt cho những bệnh nhân có thể trạng kém, đặc biệt trên nhóm bệnh nhân cao tuổi bởi hiệu quả, tính tiện lợi trong sử dụng và dung nạp thuốc tốt. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về thuốc này sử dụng ở bước một hoặc bước hai sau khi thất bại với phác đồ hóa chất. Tuy nhiên còn ít nghiên cứu đi sâu đánh giá lợi ích trên nhóm bệnh nhân UTBM tuyến của phổi cao tuổi. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục tiêu: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến phổi giai đoạn muộn có đột biến EGFR trên 60 tuổi 2. Đánh giá kết quả điều trị và một số tác dụng không mong muốn của thuốc ức chế Tyrosine kinase thế hệ 1 ở nhóm bệnh nhân trên Nghiên cứu 97 bệnh nhân UTBM tuyến của phổi giai đoạn IV trên 60 tuổi có đột biến EGFR được điều trị bước một bằng TKIs thế hệ 1, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư biểu mô tuyến phổi giai đoạn muộn có đột biến EGFR ở bệnh nhân trên 60 tuổi - Tuổi trung bình 67,8 ± 4,8 tuổi; tỷ lệ nam/nữ là 1,2/1 - Tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý đi kèm là 75,2%. - Triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho khan (62,9%), đau ngực (58,8%) và khó thở (44,3%). - Vị trí hay di căn nhất là xương, màng phổi và phổi đối bên với tỷ lệ lần lượt là 62,9%, 52,6% và 34%. - Số cơ quan di căn: tỷ lệ BN di căn 1,2,3 thường gặp nhất lần lượt là 27,8%, 39,3% và 21,6%. - Đột biến exon 19 và exon 21 là tương đối đều nhau tỷ lệ là 48,5 và 51,5% 2. Kết quả điều trị và một số tác dụng không mong muốn - Tỷ lệ đáp ứng đạt 66%; tỷ lệ kiểm soát bệnh 85,6%. - Tỷ lệ đáp ứng cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm có nổi ban da. - Thời gian sống thêm không tiến tiển trung vị là 11,6 tháng. - Thời gian sống thêm toàn bộ trung vị là 25,7 tháng. - Thời gian sống thêm của nhóm không có di căn não cao hơn có ý nghĩa thông kê so với nhóm có di căn não - Tác dụng không mong muốn: ban da 67%; tăng men gan 23,7%; viêm móng 17,5%; tiêu chảy 10,3%. Hầu hết các tác dụng phụ ở độ I, II, ít gặp độ III, IV.vi_VN
dc.description.tableofcontentsTÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GLOBOCAN. International agency for research on cancer. 2020. 2. Trần Văn Thuấn, Lê Văn Quảng, Nguyễn Tiến Quang (2019). Ung thư phổi - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư. Bệnh viện K: 176-187. 3. Bùi Công Toàn, Hoàng Đình Chân (2008). Bệnh ung thư phổi. Nhà xuất bản Y học: 112-129 4. Rosell R, Carcereny E, Gervais R, et al. Erlotinib versus standard chemotherapy as first-line treatment for European patients with advanced EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer (EURTAC): a multicentre, open-label, randomised phase 3 trial. Lancet Oncol. Mar 2012. 13(3):239-246. 5. Maemondo M, Inoue A, Kobayashi K,et al. Gefitinib or chemotherapy for non-small-cell lung cancer with mutated EGFR. N Engl J Med. 2010 Jun 24;362(25):2380-8. 6. Gao G, Ren S, Li A, et al. Epidermal growth factor receptor-tyrosine kinase inhibitor therapy is effective as first-line treatment of advanced non-small-cell lung cancer with mutated EGFR: A meta-analysis from six phase III randomized controlled trials. Int J Cancer. Sep 1 2012. 131(5):E822-829. 7. Owonikoko TK, Ragin CC, Belani CP, et al. Lung Cancer in Elderly Patients: An Analysis of the Surveillance, Epidemiology, and End Results Database. J Clin Oncol 25:5570-5577 8. Bùi Diệu. Ung thư phổi không tế bào nhỏ. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2016. 9. Oken M CR, Tormey D, et al. Toxicity and response criteria of the Eastern Cooperative Oncology Group. Am J Clin Oncol. 1982.5:649-655. 10. Silvestri GA, Gonzalez AV, Jantz MA, et al. Methods for staging non-small cell lung cancer: Diagnosis and management of lung cancer, 3rd ed: American College of Chest Physicians evidence-based clinical practice guidelines. Chest. May 2013. 143(5 Suppl). 11. Mutlu H, Buyukcelik A, Erden A, et al. Staging with PET-CT in patients with locally advanced non small cell lung cancer is superior to conventional staging methods in terms of survival. Asian Pac J Cancer Prev. 2013. 14(6):3743-3746. 12. Cerfolio RJ, Ojha B, Bryant AS, Raghuveer V, Mountz JM, Bartolucci AA. The accuracy of integrated PET-CT compared with dedicated PET alone for the staging of patients with nonsmall cell lung cancer. Ann Thorac Surg. Sep 2004. 78(3):1017-1023 13. NCCN clinical practice guidelines in oncology non-small cell lung cancer version 05.2019: National comprehensive cancer network; 05.2019. 14. Peter Goldstraw 1 KC, John Crowley et al. The IASLC Lung Cancer Staging Project: Proposals for Revision of the TNM Stage Groupings in the Forthcoming (Eighth) Edition of the TNM Classification for Lung Cancer. J Thorac Oncol. 2016 Jan 2016.11(11):39-51. 15. Lim W, Ridge CA, Nicholson AG, Mirsadraee S. The 8(th) lung cancer TNM classification and clinical staging system: review of the changes and clinical implications. Quant Imaging Med Surg. Aug 2018. 8(7):709-718.. 16. Travis WD, Brambilla E, Burke AP, Marx A, Nicholson AG. Introduction to The 2015 World Health Organization Classification of Tumors of the Lung, Pleura, Thymus, and Heart. J Thorac Oncol. Sep 2015. 10(9):1240-1242. 17. Tổng cục thống kê (2009). Cấu trúc tuổi- giới tính và tình trạng hôn nhân của dân số Việt Nam. 18. Howard M. Fillit, Kenneth Rockwood, Kenneth Woodhouse (2017). Biology of Aging. In: Brocklehurst’s Textbook of Geriatric Medicine and Gerontology. Vol 118. seventh edition. Sauders Elsevier; :30-37. 19. Heron M. Deaths: Leading Causes for 2017. Natl Vital Stat Rep Cent Dis Control Prev Natl Cent Health Stat Natl Vital Stat Syst. 2019;68(6):1-77. 20 Lê Hồng Công (2017). Sự phân bố kiểu gen CYP1A1, CYP2D6 ở bệnh nhân ung thư phổi. Luận ántiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 21. Antonicelli A, Cafarotti S, Indini A, et al. EGFR-targeted therapy for non-small cell lung cancer: focus on EGFR oncogenic mutation. Int J Med Sci. 2013. 10(3):320-330. 22. Pallis AG, Serfass L, Dziadziusko R, et al. Targeted therapies in the treatment of advanced/metastatic NSCLC. Eur J Cancer. Sep 2009. 45(14):2473-2487. 23. Minguet J, Smith KH, Bramlage P. Targeted therapies for treatment of non-small cell lung cancer--Recent advances and future perspectives. Int J Cancer. Jun 1 2016. 138(11):2549-2561. 24. Silva AP, Coelho PV, Anazetti M, Simioni PU. Targeted therapies for the treatment of non-small-cell lung cancer: Monoclonal antibodies and biological inhibitors. Hum Vaccin Immunother. Apr 3 2017. 13(4):843-853. 25. Casaluce F, Sgambato A, Sacco PC, et al. Resistance to Crizotinib in Advanced Non-Small Cell Lung Cancer (NSCLC) with ALK Rearrangement: Mechanisms, Treatment Strategies and New Targeted Therapies. Curr Clin Pharmacol. 2016. 11(2):77-87. 26. Lim SH, Sun JM, Lee SH, Ahn JS, Park K, Ahn MJ. Pembrolizumab for the treatment of non-small cell lung cancer. Expert Opin Biol Ther. 2016. 16(3):397-406. 27. Leventakos K, Mansfield AS. Advances in the Treatment of Non-small Cell Lung Cancer: Focus on Nivolumab, Pembrolizumab, and Atezolizumab. BioDrugs. Oct 2016. 30(5):397-405. 28. Ksienski D, Wai ES, Croteau N, et al. Efficacy of Nivolumab and Pembrolizumab in Patients With Advanced Non-Small-Cell Lung Cancer Needing Treatment Interruption Because of Adverse Events: A Retrospective Multicenter Analysis. Clin Lung Cancer. Jan 2019. 20(1):e97-e106. 29. Santabarbara G, Maione P, Rossi A, Palazzolo G, Gridelli C. The role of pembrolizumab in the treatment of advanced non-small cell lung cancer. Ann Transl Med. Jun 2016. 4(11):215. 30. Sul J, Blumenthal GM, Jiang X, He K, Keegan P, Pazdur R. FDA Approval Summary: Pembrolizumab for the Treatment of Patients With Metastatic Non-Small Cell Lung Cancer Whose Tumors Express Programmed Death-Ligand 1. Oncologist. May 2016. 21(5):643-650. 31. CS MTKv. Các dạng biến đổi của thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô (EGFR) trong ung thư. 2008; http://ungthubachmai.vn/gen-tri-lieu/cac-dang-bien-doi-cua-thu-the-yeu-to-tang-truong-bieu-mo-egfr-trong-ung-thu.html. Accessed 20/06/2019. 32. Kumar A, Petri ET, Halmos B, Boggon TJ. Structure and clinical relevance of the epidermal growth factor receptor in human cancer. J Clin Oncol. Apr 1 2008. 26(10):1742-1751. 33. Sharma SV, Bell DW, Settleman J, Haber DA. Epidermal growth factor receptor mutations in lung cancer. Nat Rev Cancer. Mar 2007. 7(3):169-181. 34. Zhou Y, Ma Y, Shi H, Du Y, Huang Y. Epidermal growth factor receptor T790M mutations in non-small cell lung cancer (NSCLC) of Yunnan in southwestern China. Sci Rep. Oct 18 2018. 8(1):15426. 35. Ke L, Xu M, Jiang X, Sun X. Epidermal Growth Factor Receptor (EGFR) Mutations and Anaplastic Lymphoma Kinase/Oncogene or C-Ros Oncogene 1 (ALK/ROS1) Fusions Inflict Non-Small Cell Lung Cancer (NSCLC) Female Patients Older Than 60 Years of Age. Med Sci Monit. Dec 23 2018. 24:9364-9369. 36. Nakajima E, Sugita M, Furukawa K, et al. Frequency and significance of epidermal growth factor receptor mutations detected by PCR methods in patients with non-small cell lung cancer. Oncol Lett. Jun 2019. 17(6):5125-5131. 37. Lê Tuấn Anh, Tạ Minh Hiếu và CS. Phát hiện đột biến gen EGFR bằng kỹ thuật giải trình tự gen và Scorpion ARMS. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2013. 83(3). 38. Tạ Thành Văn. PCR và một số kỹ thuật Y sinh học phân tử. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2010. 39. Y Shi, et al. Molecular Epidemiology of EGFR Mutations in Asian Patients with Advanced Non-Small-Cell Lung Cancer of Adenocarcinoma Histology – Mainland China Subset Analysis of the PIONEER study. PLoS One. 2015 Nov 23 2015.10-11. 40. JE Gray, I Okamoto, V Sriuranpong, et al. Tissue and Plasma EGFR Mutation Analysis in the FLAURA Trial: Osimertinib versus Comparator EGFR Tyrosine Kinase Inhibitor as First-Line Treatment in Patients with EGFR-Mutated Advanced Non–Small Cell Lung Cancer. Clinical Cancer, 2019 – AACR 41. Bravo- Iniguez C, Perez Martinez M, Armstrong KW, et al. Surgical resection of lung cancer in elderly. Thorac Surg Clin 2014; 24:371-81 42. Kota Katanoda, Hiroko Yako-Suketomo. Time Trends in Lung Cancer Mortality Between 1950 and 2008 in Japan, USA and Europe Based on the WHO Mortality Database. Japanese Journal of Clinical Oncology, Volume 41, Issue 8, August 2011, Pages 1046–1047 43. Zhou C, Wu YL, Chen G, et al. Final overall survival results from a randomised, phase III study of erlotinib versus chemotherapy as first-line treatment of EGFR mutation-positive advanced non-small-cell lung cancer (OPTIMAL, CTONG-0802). Ann Oncol. Sep 2015. 26(9):1877-1883. 44. Zhou C, Wu YL, Chen G, et al. Erlotinib versus chemotherapy as first-line treatment for patients with advanced EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer (OPTIMAL, CTONG-0802): a multicentre, open-label, randomised, phase 3 study. Lancet Oncol. Aug 2011. 12(8):735-742. 45. Gridelli C, Rossi A. EURTAC first-line phase III randomized study in advanced non-small cell lung cancer: Erlotinib works also in European population. J Thorac Dis. Apr 1 2012. 4(2):219-220. 46. Y-L Wu et al. First-line erlotinib versus gemcitabine/cisplatin in patients with advanced EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer: analyses from the phase III, randomized, open-label, ENSURE study. Pubmed.gov. 23-06-2015 2015.1883-1889.. 47. Wu YL, Chu DT, Han B, Liu X, Zhang L, Zhou C, Liao M, Mok T, Jiang H, Duffield E, Fukuoka M. Phase III, randomized, open-label, first-line study in Asia of gefitinib versus carboplatin/paclitaxel in clinically selected patients with advanced non-small-cell lung cancer: evaluation of patients recruited from mainland China. IPASS study.Asia Pac J Clin Oncol. 2012 Sep;8(3):232-43. 48. JCH Yang, YL Wu, M Schuler, M Sebastian, S Popat, et al. Afatinib versus cisplatin-based chemotherapy for EGFR mutation-positive lung adenocarcinoma (LUX-Lung 3 and LUX-Lung 6): analysis of overall survival data from two randomised, phase 3 trials. The Lancet Oncology. Volume 16, Issue 2, February 2015, Pages 141-151 49. Yoshiko Urata 1 NKea. Randomized Phase III Study Comparing Gefitinib With Erlotinib in Patients With Previously Treated Advanced Lung Adenocarcinoma: WJOG 5108L. Pubmed.gov. 2016 Mar 28 2016.3248-3257. 50. Mok TS, Wu Y-L (2009), “Gefitinib or Carboplatin- Paclitaxel in pulmonary adenocarcinoma”, N Engl J Med 361: 847-957. 51. Mitsudomi T, Morita S, Yatabbe Y (2010), “Gefitinib versus ciplatin plus docetaxel in patients with non-small-cell lung cancer harbouring mutations of the epidermal growth factor receptor (WJTOG34050): an open label, randomized”. Lancet Oncol 2010 Tháng 2, 11 (2): 121-8. 52. Nguyễn Minh Hà, Tạ Thành Văn và CS. Erlotinib bước một trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến gen EGFR. Tạp chí nghiên cứu y học. 2014 , 97-14. 53. Nguyễn Thanh Hoa, Lê Văn Quảng, Đỗ Hùng Kiên. Đánh giá kết quả điều trị bước một của thuốc erlotinib trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại bệnh viện K. Tạp chí ung thư, 2019. 54. Đỗ Mai Linh, Lê Văn Quảng. Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng thuốc ức chế Tyrokinase. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 01/2017 2017.42-43. 55. Nguyễn Thị Thanh Huyền và CS. Đánh giá kết quả điều trị Erlotinib trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não có đột biến gen EGFR. Tạp chí ung thư học Việt Nam. 01/2019 2018.242-243 56. Y Inoue, N Inui, K Asada, M Karayama, et al. Phase II study of erlotinib in elderly patients with non-small cell lung cancer harboring epidermal growth factor receptor mutations. Cancer Chemotherapy and Pharmacology volume 76, pages155–161 (2015) 57 Yuh-Min Chen, MD, Chun-Ming Tsai, Wen-Chien Fan, et al. Phase II Randomized Trial of Erlotinib or Vinorelbine in Chemonaive, Advanced, Non-small Cell Lung Cancer Patients Aged 70 Years or Older. Journal of Thoracic Oncology • Volume 7, Number 2, February 2012 58 Merimsky O, Cheng C, Josheph S, et al. Efficacy and safety of first-line erlotinib in elderly patients with advanced non-small cell lung cancer. Oncology Reports, 28: 721-727, 2012. 59 Xin- Hua Xu, Jin Su, Xiang- Yang Fu, et al. Clinical effect of erlotinib as first-line treatment for Asian elderly patients with advanced non-small-cell lung cancer. Cancer Chemother Pharmacol. 2011 Feb;67(2):475-9. 60 David M. Jackman, Beow Y. Yeap, Neal I. Lindeman, et al. Phase II Clinical Trial of Chemotherapy-Naı¨ve Patients 70 Years of Age Treated With Erlotinib for Advanced Non–Small-Cell Lung Cancer.J Clin Oncol 25:760-766. 61 Aoshima, Y., Karayama, M., Inui, N. et al. Erlotinib and bevacizumab in elderly patients ≥75 years old with non-small cell lung cancer harboring epidermal growth factor receptor mutations. Invest New Drugs 39, 210–216 (2021). 62. Morikawa N, Minegishi Y, Inoue A,et al. First-line gefitinib for elderly patients with advanced NSCLC harboring EGFR mutations. A combined analysis of North-East Japan Study Group studies. Expert Opin Pharmacother. 2015 Mar;16(4):46572. 63. Kuwako T, Imai H, Masuda T,et el. First-line gefitinib treatment in elderly patients (aged ≥75 years) with non-small cell lung cancer harboring EGFR mutation. Cancer Chemother Pharmacol. 2015 Oct;76(4):761-9. 64. Maemondo M, Minegishi Y, Inoue A, et al. First-line gefitinib in patients aged 75 or older with advanced non-small cell lung cancer harboring epidermal growth factor receptor mutations: NEJ 003 study.J Thorac Oncol. 2012 Sep;7(9):1417-22. 65. Tateishi, K., Ichiyama, T., Hirai, K. et al. Clinical outcomes in elderly patients administered gefitinib as first-line treatment in epidermal growth factor receptor-mutated non-small-cell lung cancer: retrospective analysis in a Nagano Lung Cancer Research Group Study. Med Oncol 30, 450 (2013). 66. Asami K, Koizumi T, Hirai K, Ameshima S, et al. Gefitinib as first-line treatment in elderly epidermal growth factor receptor-mutated patients with advanced lung adenocarcinoma: results of a Nagano Lung Cancer Research Group study. Clin Lung Cancer. 2011; 12:387–92. 67. Phạm Văn Luận, Nguyễn Đình Tiến, và cs. Kết quả điều trị Gefitinib bước một ở bệnh nhân cao tuổi mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa, có đột biến EGFR. Journal of 108- Clinical Medicine and Phamarcy. 16(6). 68 Chihara Y, Yamada T, Uchino J, et al. Rationale and design of a phase II trial of osimertinib as first-line treatment for elderly patients with epidermal growth factor receptor mutationpositive advanced non-small cell lung cancer (SPIRAL-0 study). Transl Lung Cancer Res 2019;8(6):1086-1090. 69 Imai H, Kaira K, Suzuki K, et al. A phase II study of afatinib treatment for elderly patients with previously untreated advancednon-small-cell Lung cancer harboring EGFR mutations1, Lung Cancer (2018). 70 YL Wu, LV Sequist, et al. Afatinib as First-line Treatment of Older Patients With EGFR Mutation-Positive Non-Small-Cell Lung Cancer: Subgroup Analyses of the LUX-Lung 3, LUX-Lung 6, and LUX-Lung 7 Trials. Clinical Lung Cancer.Volume 19, Issue 4, July 2018, Pages e465-e479 71. Phạm Văn Phát (2020). “Đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III ở người cao tuổi tại Bệnh viện K”. Luận án thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội 72 Nguyễn Khắc Kiểm (2016). “Nghiên cứu nạo vét hạch theo bản đồ trong phẫu thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I-II-IIIA”. Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 73. Vũ Văn Vũ (2006). “Hóa liệu pháp ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa”. Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh. 74. Nghiêm Trần Vượng (2020). “Đánh giá kết quả Erlotinib trong điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến EGFR”. Luận án bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội. 75. Alberg AJ SJ. Epidemiology of lung cancer. 2003.123(121 Suppl):121S. 76. Lê Thu Hà (2017). “Đánh giá hiệu quả thuốc erlotinib trong điều trị ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn muộn”. Luận án Tiến sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 77. Hàn Thị Thanh Bình, Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn (2013). So sánh hiệu quả điều trị hóa chất phác đồ Paclitaxel-Cisplatin và Etoposide-Cisplatin trên bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn IIIB – IV. Ung thư học Việt Nam. 2013;4:180-188. 78. Kocher F HW, Seeber A và cộng sự. Longitudinal analysis of 2293 NSCLC patients: A comprehensive study from the TYROL registry. Elsevier. 13-12-2014 2015.193-200. 79. Athey VL WS, Rogers TK et al. Symptoms at lung cancer diagnosis are associated with major differences in prognosis. Thorax.bmj.com. 2018.73(12):1177. 80. Zhe Wang, 2 Minghuan Li,2 Feifei Teng et al. Primary tumor location is an important predictor of survival in pulmonary adenocarcinoma. Cancer Manag Res. 2019 Mar 21 2019.2269–2280 81. M. Riihimäki a b, ∗, A. Hemminki c, M. Fallah et al. Metastatic sites and survival in lung cancer. Elsevier. 2014.78-84. 82. Lê Hoàn (2020). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng kháng thuốc ức chế tyrosine kinase ở bệnh nhân ung thư phổi có đột biến gen EGFR”. Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học y Hà Nội. 83. Kuiper JL, Heideman DA, Thunnissen E, et al. Incidence of T790M mutation in (sequential) rebiopsies in EGFR-mutated NSCLC-patients. Lung Cancer. 2014, 85 (1): 19-24. 84. Joo JW, Hong MH, Shim HS. Clinical characteristics of T790M-positive lung adenocarcinoma after resistance to epidermal growth factor receptor-tyrosine kinase inhibitors with an emphasis on brain metastasis and survival. Lung Cancer. 2018; 121:12-17. 85. Đỗ Thị Phương Chung (2020). "Đánh giá kết quả điều trị Gefitinib trong ung thư phổi không tế bào nhỏ tái phát di căn", Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nộivi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectung thư phổi, Tyrosine kinase, cao tuổi, EGFRvi_VN
dc.titleKẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN CỦA PHỔI GIAI ĐOẠN MUỘN BẰNG THUỐC ỨC CHẾ TYROSINE KINASE THẾ HỆ 1 Ở BỆNH NHÂN TRÊN 60 TUỔIvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2022CK2nguyenthiminhhai.pdf.pdf
  Restricted Access
2.89 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
2022CK2nguyenthiminhhai.doc.docx
  Restricted Access
1.57 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.