Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3990
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Thị Trang-
dc.contributor.authorNguyễn, Phương Ngọc-
dc.date.accessioned2022-11-17T01:33:53Z-
dc.date.available2022-11-17T01:33:53Z-
dc.date.issued2022-11-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3990-
dc.description.abstractMục tiêu: 1.Mô tả đặc điểm huyết học của thai phụ, chồng thai phụ có nguy cơ cao sinh con mắc bệnh thalassemia tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. 2. Nhận xét giá trị của phần mềm trí tuệ nhân tạo thử nghiệm trong sàng lọc trước sinh bệnh thalassemia. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 11.754 đối tượng bao gồm thai phụ và chồng đến khám sàng lọc trước sinh bệnh thalassemia tại bệnh viện Phụ sản Trung ương từ năm 2012-2022 bao gồm có kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi hoặc có tiền sử liên quan đến thalassemia. Phần mềm được xây dựng bao gồm hệ tri thức chuyên gia và mô hình học máy. Sau khi xây dựng và huấn luyện sẽ được thử nghiệm và đánh giá hiệu quả. Kết quả: Ở nhóm đối tượng nguy cơ cao thì tình trạng thiếu máu cao hơn so với nhóm nguy cơ thấp (34% so với 6,9%), đa số người có nồng độ ferritin ở ngưỡng bình thường ở cả 2 nhóm. Đột biến Alpha- thalassemia chiếm tỉ lệ cao nhất với 70% và 3 loại đột biến hay gặp nhất là --SEA, α3.7, α4.2, β-thalassemia chiếm 13,15% với loại đột biến có tỉ lệ cao nhất là CD 17, CD 41/42, CD71/72. Tỉ lệ người mang gen α-thalassemia có giá trị HbA, HbA2 và HbF nằm trong ngưỡng tham chiếu lần lượt là 70,2%; 85,33% và 94,46%. Với ngưỡng HbA < 96%, số người chỉ mang đột biến β - thalassemia thuần là 40,14%, thấp hơn so với các thể đột biến khác với tỉ lệ là 41,5%. Với ngưỡng HbA2 >3,5% và HbF ≥ 1% số người mang gen β- thalassemia thuần cao hơn các nhóm khác với tỉ lệ 51,52% và 40,49%. Khả năng phát hiện của tiêu chí phối hợp MCV <80fL và MCH <27pg là cao nhất khi phát hiện được tỉ lệ người mang gen α và β thalassemia lần lượt là 80,16% và 11,53%. Với nhóm nguy cơ thấp có MCV ≥85 fL và MCH ≥28 và không có tiền sử thalassemia liên quan, có 14,29% trường hợp mang gen thalassemia. Về hệ tri thức chuyên gia có độ chính xác là 95,73%, độ đặc hiệu là 92,92% và độ nhạy là 99,33%. Giá trị dự báo dương tính và âm tính lần lượt là 89,67% và 99,55%. Về các mô hình học máy, độ chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu của mô hình Random Forest là cao nhất. Độ chính xác cao nhất đạt được là 97,83%, độ nhạy cao nhất là 100%, độ đặc hiệu cao nhất đạt được là 97,74%. Kết luận: Phần mềm sàng lọc trước sinh bệnh thalassemia bao gồm hệ tri thức chuyên gia và mô hình học máy. Mô hình học máy có độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác cao hơn hệ tri thức chuyên gia. Giá trị dự báo âm tính và dương tính của phần mềm cao hơn các ngưỡng sàng lọc hiện đang được sử dụng.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan về bệnh thalassemia 3 1.1.1. Cấu trúc và chức năng của hemoglobin 3 1.1.2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh thalassemia 4 1.1.3. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh thalassemia 6 1.2. Bệnh α-thalassemia 7 1.2.1. Cơ sở phân tử và cơ chế bệnh sinh 7 1.2.2. Các thể bệnh α-thalassemia 8 1.3. Bệnh β-thalassemia 11 1.3.1. Cơ sở phân tử và cơ chế bệnh sinh 11 1.3.2. Các thể bệnh β-thalassemia 13 1.4. Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia 13 1.4.1. Đối tượng sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia 13 1.4.2. Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh bệnh thalassemia 14 1.4.3. Các quy trình sàng lọc trước sinh 16 1.4.4. Các phương pháp chẩn đoán thalassemia 18 1.5. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y học 20 1.5.1. Lịch sử phát triển và các thành tựu của ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y học 20 1.5.2. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sàng lọc trước sinh 22 1.6. Phần mềm hỗ trợ ra quyết định ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sàng lọc trước sinh bệnh thalassemia 23 1.6.1. Hệ tri thức chuyên gia 23 1.6.2. Phương pháp học máy (machine learning) 25 1.7. Đánh giá giá trị của phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sàng lọc trước sinh thalassemia 32 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 33 2.2. Đối tượng nghiên cứu 33 2.2.1. Tiêu chuẩn chọn lựa 33 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 33 2.3. Phương pháp nghiên cứu 33 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 33 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu 33 2.4. Tiến trình nghiên cứu 35 2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 38 2.6. Sai số và cách khắc phục 40 2.7. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu 40 2.8. Đạo đức nghiên cứu 41 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42 3.1. Mô tả đặc điểm huyết học của thai phụ, chồng thai phụ có nguy cơ cao sinh con mắc bệnh thalassemia tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. 42 3.1.1. Dân tộc của các thai phụ đến làm sàng lọc trước sinh bệnh thalassemia 42 3.1.2. Tuổi của thai phụ đến làm sàng lọc trước sinh bệnh thalassemia 43 3.1.3. Đặc điểm thiếu máu và ferritin của nhóm đối tượng nghiên cứu 44 3.1.4. Phân bố nguy cơ mắc thalassemia theo giới 45 3.1.5. Phân bố các thể thalassemia của thai phụ và chồng thai phụ 46 3.1.6. Đặc điểm đột biến α-thalassemia của thai phụ và chồng thai phụ 47 3.1.7. Đặc điểm đột biến β-thalassemia của thai phụ và chồng thai phụ 48 3.1.8. So sánh trung bình các chỉ số công thức máu giữa nhóm mang gen và không mang gen 49 3.1.9. Thành phần huyết sắc tố ở người mang gen α và β thalassemia 50 3.2. Nhận xét giá trị của phần mềm trí tuệ nhân tạo thử nghiệm trong sàng lọc trước sinh bệnh thalassemia. 51 3.2.1. So sánh các phương pháp sàng lọc thalassemia hiện đang áp dụng 51 3.2.2. Đánh giá giá trị của phần mềm hệ tri thức chuyên gia trong sàng lọc trước sinh bệnh thalassemia 53 3.1.3. Đánh giá giá trị của phần mềm học máy trong sàng lọc trước sinh bệnh thalassemia 54 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 58 4.1. Đặc điểm huyết học của thai phụ, chồng thai phụ có nguy cơ cao sinh con mắc bệnh thalassemia tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương 58 4.1.1. Dân tộc và tuổi của thai phụ đến làm sàng lọc trước sinh 58 4.1.2. So sánh đặc điểm huyết sắc tố giữa 2 nhóm nguy cơ cao và nguy cơ thấp 59 4.1.3. Phân bố nguy cơ mắc thalassemia ở thai phụ và chồng đến làm sàng lọc trước sinh thalassemia 60 4.1.4. Đặc điểm kiểu gen thalassemia ở đối tượng nghiên cứu 61 4.1.5. Mối liên quan giữa các chỉ số xét nghiệm với đặc điểm kiểu gen 64 4.2. Giá trị của phần mềm trí tuệ nhân tạo thử nghiệm trong sàng lọc trước sinh bệnh thalassemia 66 4.2.1. Đánh giá các phương pháp sàng lọc sử dụng các ngưỡng cut-off 66 4.2.2. Đánh giá phần mềm hệ tri thức chuyên gia trong sàng lọc bệnh thalassemia 67 4.2.3. Đánh giá mô hình học máy trong sàng lọc bệnh thalassemia 71 4.2.4. Ứng dụng và tiềm năng của phần mềm trí tuệ nhân tạo trong sàng lọc trước sinh bệnh thalassemia 75 4.2.5. Hạn chế của nghiên cứu 76 KẾT LUẬN 78 KIẾN NGHỊ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectsàng lọc trước sinhvi_VN
dc.subjectthalassemiavi_VN
dc.subjecttrí tuệ nhân tạovi_VN
dc.subjecthệ tri thức chuyên giavi_VN
dc.subjectđột biến genvi_VN
dc.subjecthọc máyvi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA PHẦN MỀM TRÍ TUỆ NHÂN TẠO THỬ NGHIỆM TRONG SÀNG LỌC TRƯỚC SINH BỆNH THALASSEMIAvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
luận văn thalassemia - Ngọc.docx
  Restricted Access
2.24 MBMicrosoft Word XML
luận văn thalassemia- Ngọc.pdf
  Restricted Access
1.85 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.