Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3946
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Văn Thi-
dc.contributor.authorDương, Đức Hữu-
dc.date.accessioned2022-11-11T02:24:49Z-
dc.date.available2022-11-11T02:24:49Z-
dc.date.issued2022-11-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3946-
dc.description.abstractUng thư tuyến vú nữ là bệnh lý ung bướu phổ biến hiện nay. Theo thống kê của GLOBOCAN 2020, ung thư vú (UTV) đã vượt qua ung thư phổi, trở thành bệnh ung thư có số ca mắc mới cao nhất, chiếm 11,7% tổng số ca ung thư mới phát hiện trên toàn thế giới. Đây là bệnh lý ung bướu gây tử vong xếp hàng thứ 5 trên cả hai giới và đứng đầu ở nữ giới với gần 685.000 người chết vì bệnh trong năm 20201. Tại Việt Nam, trong năm 2020, UTV có số ca mắc mới trong năm 2020 đứng đầu trong các bệnh lý ung thư ở nữ giới và đứng thứ 3 trên cả hai giới, với hơn 21.500 ca mắc, chiếm tỷ lệ 25,8%. Tỷ lệ tử vong của bệnh là 13.8%, xếp hàng thứ 3, sau ung thư gan và ung thư phổi1. Tiên lượng bệnh ung thư vú phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó giai đoạn tại thời điểm chẩn đoán là quan trọng nhất2. Sàng lọc, phát hiện sớm UTV được coi là chìa khóa chiến lược trong điều trị kéo dài thời gian và nâng cao chất lượng sống của người mắc bệnh. Nhiều phương pháp đã được áp dụng trong chẩn đoán, phát hiện sớm ung thư vú, trong đó, chụp tuyến vú hiện vẫn được coi là phương pháp cơ bản trong sàng lọc ung thư vú ở nước ta và trên thế giới. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có nhiều hạn chế tồn tại. Đầu tiên, X-quang tuyến vú có độ nhạy thấp trong chẩn đoán ung thư vú (khoảng 70%), đặc biệt thấp hơn nữa trên các phụ nữ trẻ, có tuyến vú đặc hoặc có đột biến gen BRCA3, 4. Thêm vào đó, mật độ tuyến vú đặc quan sát thấy trên phim chụp còn được xác định là một yếu tố nguy cơ độc lập phát triển ung thư vú, ngay cả khi bệnh nhân không thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư vú. Thứ ba, việc chẩn đoán ung thư vú trên X-quang tuyến vú là dựa sự phát hiện các tổn thương vi vôi hóa, co kéo hay biến đổi cấu trúc tuyến vú, mà bản chất là các tổn thương tuyến vú do hoại tử, xơ hóa và thiếu oxy, điều này làm giảm khả năng phát hiện sớm ung thư vú, cũng như làm tăng khả năng chẩn đoán quá mức các tổn thương lành tính ở vú5. Cộng hưởng từ (CHT) tuyến vú là phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn, có giá trị cao trong chẩn đoán ung thư vú với độ nhạy >94% và độ đặc hiệu dao động từ 80-100%; có thể khắc phục được các nhược điểm của phim chụp tuyến vú trong sàng lọc ung thư vú, đã được Hiệp hội Điện quang Hoa Kỳ(ACR) khuyến cáo áp dụng trong sàng lọc đối với nhóm phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao (>20%) 6. Tuy nhiên, việc áp dụng cộng hưởng từ tuyến vú trong tầm soát ung thư vẫn còn nhiều hạn chế, do thời gian thăm khám kéo dài và chi phí tương đối cao7. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của CHT tuyến vú với các quy trình rút gọn, nhằm đơn giản hóa, giảm thời gian chụp cho bệnh nhân, thời gian đọc kết quả cho các bác sỹ, giảm các chi phí tiêu hao máy móc và tiến tới việc giảm chi phí cho dịch vụ chụp CHT sàng lọc ung thư vú. Nghiên cứu đầu tiên về CHT tuyến vú với quy trình rút gọn được Kulh và cộng sự công bố vào năm 2014 với việc sử dụng chuỗi xung T1W không xóa mỡ tại thời điểm trước tiêm và 1 phút sau tiêm, kết hợp các kỹ thuật xử lý hình ảnh như xóa nền và MIP. Từ đó đến nay, nhiều nghiên cứu tiếp theo đã được tiến hành trên thế giới với các quy trình rút gọn khác nhau, cho kết quả khả quan với độ nhạy tương tự CHT với quy trình đầy đủ, dao động từ 80-100%8. Nhằm nghiên cứu khả năng chẩn đoán, phát hiện ung thư vú trên CHT với quy trình rút gọn ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ 1.5 Tesla với quy trình rút gọn trong chẩn đoán u tuyến vú”, với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của ung thư vú trên cộng hưởng từ 1.5 Tesla với quy trình rút gọn. 2. Giá trị của cộng hưởng từ tuyến vú 1.5 Tesla với quy trình rút gọn trong chẩn đoán ung thư vú.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Đại cương về ung thư tuyến vú. 3 1.1.1. Tình hình ung thư vú trên thế giới và ở Việt Nam 3 1.1.2. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú 5 1.1.3. Thang điểm tính nguy cơ ung thư vú Tyrer-Cuzick 10 1.1.4. Hướng dẫn của ACR 2017 về sàng lọc ung thư vú 12 1.1.5. Phân loại TNM và đánh giá giai đoạn ung thư vú 13 1.2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong sàng lọc ung thư vú. 16 1.2.1. Chụp X quang tuyến vú thông thường và chụp X quang tuyến vú cắt lớp kỹ thuật số 16 1.2.2. Cộng hưởng từ tuyến vú có tiêm thuốc đối quang từ 17 1.2.3. Siêu âm 18 1.2.4. Các phương pháp khác 19 1.3. Cộng hưởng từ trong chẩn đoán, sàng lọc ung thư vú. 20 1.3.1. Các chuỗi xung cơ bản trong chụp cộng hưởng từ tuyến vú 20 1.3.2. Phân loại BI-RADS trên cộng hưởng từ 23 1.3.3. Cộng hưởng từ tuyến vú với quy trình rút gọn. 24 1.3.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước 26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu 29 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 29 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 29 2.3. Phương pháp nghiên cứu 30 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 30 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu 30 2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 30 2.4.1. Kỹ thuật 30 2.4.2. Công cụ thu thập thông tin 31 2.5. Sơ đồ nghiên cứu 31 2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu 33 2.7. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 35 2.7.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu. 35 2.7.2. Đặc điểm hình ảnh ung thư vú trên CHT tuyến vú 1.5 với quy trình rút gọn 35 2.7.3. Giá trị của cộng hưởng từ tuyến vú 1.5 Tesla với quy trình rút gọn tron chẩn đoán ung thư vú. 38 2.8. Phân tích và xử lý số liệu 38 2.9. Sai số và cách hạn chế sai số trong nghiên cứu 40 2.10. Đạo đức trong nghiên cứu. 40 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41 3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 41 3.1.1. Đặc điểm về tuổi của nhóm đối tượng nghiên cứu 41 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu. 42 3.1.3. Đặc điểm mô bệnh học u tuyến vú 42 3.2. Đặc điểm của ung thư vú trên cộng hưởng từ tuyến vú 45 3.2.1. Đặc điểm hình ảnh tổn thương trên phim chụp CHT với quy trình rút gọn 45 3.2.2. Đặc điểm hình ảnh tổn thương trên CHT với quy trình đầy đủ 51 3.3. Giá trị của cộng hưởng từ tuyến vú 1.5 Tesla với quy trình rút gọn trong chẩn đoán ung thư vú. 52 3.3.1. Khả năng phân loại tổn thương theo BI-RADS 2013 trên CHT quy trình rút gọn so với quy trình đầy đủ 52 3.3.2. Giá trị của cộng hưởng từ tuyến vú 1.5 Tesla quy trình rút gọn và đầy đủ trong chẩn đoán ung thư vú, đối chiếu với mô bệnh học 53 3.3.3. Vai trò của CHT với quy trình rút gọn trong đánh giá giai đoạn UTV so với CHT với quy trình đầy đủ 54 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 56 4.1. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân nghiên cứu 56 4.1.1. Tuổi. 56 4.1.2. Triệu chứng lâm sàng 57 4.1.3. Giải phẫu bệnh 58 4.1.4. Phương pháp điều trị. 59 4.2. Đặc điểm hình ảnh ung thư vú trên cộng hưởng từ 1.5 Tesla với quy trình rút gọn 60 4.2.1. Đặc điểm chung của ung thư vú trên cộng hưởng từ 1.5 Tesla 60 4.2.2. Đặc điểm hình ảnh ung thư tuyến vú trên CHT 1.5 Tesla với quy trình rút gọn. 62 4.2.3. Đặc điểm hình ảnh ung thư tuyến vú trên CHT 1.5 Tesla với quy trình đầy đủ. 68 4.3. Giá trị của cộng hưởng từ tuyến vú 1.5 Tesla với quy trình rút gọn trong chẩn đoán ung thư vú. 71 4.3.1. Khả năng phân loại tổn thương theo BI-RADS 2013 trên CHT quy trình rút gọn so với quy trình đầy đủ 71 4.3.2. Giá trị của cộng hưởng từ tuyến vú 1.5 Tesla quy trình rút gọn và đầy đủ trong chẩn đoán ung thư vú, đối chiếu với mô bệnh học 72 4.3.3. Vai trò của CHT với quy trình rút gọn trong đánh giá giai đoạn UTV so với CHT với quy trình đầy đủ 73 KẾT LUẬN 76 KIẾN NGHỊ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectCộng hưởng từvi_VN
dc.subjectU tuyến vúvi_VN
dc.subjectQuy trình rút gọnvi_VN
dc.titleGiá trị của Cộng hưởng từ 1.5 Tesla với quy trình rút gọn trong chẩn đoán u tuyến vúvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV CHẨN ĐOÁN HA DƯƠNG ĐỨC HỮU nop thu vien.pdf
  Restricted Access
2.19 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
LV CHẨN ĐOÁN HA DƯƠNG ĐỨC HỮU 30-10 (1).docx
  Restricted Access
3.33 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.