Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3944
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Vũ Đăng, Lưu | - |
dc.contributor.author | Nguyễn Văn, Hoàng | - |
dc.date.accessioned | 2022-11-11T02:21:49Z | - |
dc.date.available | 2022-11-11T02:21:49Z | - |
dc.date.issued | 2022 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3944 | - |
dc.description.abstract | Phình động mạch não (PĐMN) là bệnh lý thần kinh khá thường gặp, khoảng 0,4 – 3,6% trên đại thể và 3,7 - 6,0% trên chụp mạch trong đó 85% các túi phình (TP) nằm trong vùng đa giác Willis. Nhiều TP trên một bệnh nhân (BN) chiếm tới 30% các trường hợp có PĐMN. Phần lớn các PĐMN kích thước nhỏ, không có triệu chứng. Trước đây BN thường đến viện trong tình trạng chảy máu não do vỡ phình. Khi CMDN, tỷ lệ tử vong có thể tới 25%, thậm chí theo S.Claiborne, tử vong có thể từ 32 - 67%. Di chứng ít nhiều có thể gặp ở 50% những BN sống sót. Như vậy chỉ khoảng 1/3 các bệnh nhân CMDN là có thể hồi phục hoàn toàn.1–3 Ngày nay với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh các túi phình chưa vỡ ngày càng được phát hiện nhiều hơn đặt ra câu hỏi túi phình nào nên điều trị, túi phình não nên theo dõi và theo dõi như thế nào. Có rất nhiều nghiên cứu đưa ra các chỉ số như tuổi, giới, vị trí phình, kích thước túi phình, hình thái túi phình,… trong đó yếu tố huyết động học bên trong túi phình được coi là yếu tố quan trong nhưng chưa được hiểu rõ. Gần đây, một phương pháp mới đã được phát triển dựa trên chụp động mạch số hoá xoá nền kết hợp đo lưu lượng bằng cách sử dụng nguyên lý dòng quang học OF (Optical Flow), cho phép quan sát đặc điểm huyết động nội sọ và đo lưu lượng theo vùng xác định ở bệnh nhân phình động mạch nội sọ. Bonnefous và cộng sự8 đã xác nhận thành công phương pháp OF này để đo tốc độ dòng chảy bằng cách sử dụng các thí nghiệm trong ống nghiệm, Pereira và cộng sự9 đã xác nhận các phép đo tốc độ dòng máu ở bệnh nhân bằng cách sử dụng siêu âm Doppler. Kỹ thuật này cũng đã được áp dụng để định lượng giảm dòng chảy sau khi đặt stent chuyển dòng và dường như là một yếu tố tiên lượng tốt cho huyết khối phình mạch. Các yếu tố thành công chính của cách tiếp cận này bao gồm tỷ lệ tiêm thuốc cản quang thấp và ứng dụng của nguyên lý dòng quang OF vào các hình ảnh chụp mạch tốc độ khung hình cao.10 Việc xác định được các vị trí nguy cơ vỡ cao đối với các phình mạch chưa vỡ và làm sáng tỏ đặc điểm huyết động, lưu lượng bên trong phình đối với phình mạch đã vỡ là vô cùng cần thiết. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu lưu lượng dòng chảy phình động mạch não trên chụp mạch số hoá xoá nền tại Bệnh viện Bạch Mai” với 2 mục tiêu chính: Mục tiêu 1: Khảo sát hình thái và lưu lượng dòng chảy phình mạch nội sọ trên chụp mạch số hoá xoá nền. Mục tiêu 2: So sánh sự khác biệt lưu lượng dòng chảy giữa hai nhóm phình mạch vỡ và chưa vỡ. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Giải phẫu động mạch não ứng dụng 3 1.1.1. Giải phẫu động mạch não ứng dụng trong bệnh lý phình mạch 3 1.1.2. Giải phẫu bệnh và phân bố phình mạch não 7 1.2. Chẩn đoán phình động mạch não 9 1.2.1. Chẩn đoán lâm sàng 9 1.2.2. Chẩn đoán hình ảnh phình động mạch não 11 1.2.3. Dòng chảy trong túi phình và nguy cơ vỡ: 26 1.4. Các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới 27 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1 Đối tượng nghiên cứu 28 2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu 28 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28 2.2.2. Sơ đồ nghiên cứu 29 2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 29 2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 29 2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu 30 2.2.6. Công cụ nghiên cứu 37 2.2.7. Phương pháp thu thập thông tin 37 2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu 37 2.3 Đạo đức nghiên cứu 37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 38 3.1.1. Đặc điểm về tuổi 38 3.1.2. Đặc điểm theo giới 39 3.1.3. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 40 3.1.4. Phương tiện phát hiện phình mạch não 41 3.2. Đặc điểm hình ảnh phình động mạch 41 3.2.1. Số lượng phình động mạch trên bệnh nhân 41 3.2.2. Phân bố vị trí túi phình theo các phân đoạn 42 3.2.3. Phân bố theo kích thước túi phình 43 3.2.4. Phân bố theo đường kính cổ túi phình tại các vị trí khác nhau 43 3.2.5. Đặc điểm hình thái và mạch mang túi phình 45 3.3. Đánh giá lưu lượng mạch mang tại các vị trí động mạch 46 3.4. Lưu lượng tại các vị trí trong túi phình 47 3.4.1. Lưu lượng trong túi phình của động mạch cảnh trong 47 3.4.2. Bảng ĐM não giữa 50 3.4.3. Phình thông trước 51 3.4.4. Phình gốc ĐM thông sau (ĐM TS) 53 3.4.5. Phình gốc ĐM mạch mạc (ĐM MM) 54 3.6. Bảng nhóm chuyển dòng và sự thay đổi lưu lượng bên trong túi phình trước và sau đặt Stent đổi hướng dòng chảy 55 3.6.1. Các đặc điểm túi phình của nhóm chuyển dòng 55 3.6.2. Sự khác biệt lưu lượng tại các vị trí trước và sau đặt Stent DHDC 56 3.6.3. Nhóm cảnh trong đặt Stent DHDC 56 3.7. Mối liên hệ giữa vị trí túi phình và huyết áp 57 3.8.1. Dòng tia tác động vào vị trí bên trong túi phình 58 3.8.2. Dòng tia vào thành túi phình của nhóm phình vỡ và chưa vỡ 58 3.8.3. Dòng vào thường xuyên nhất vào cổ túi phình 59 3.8.4. Phân độ dòng chảy 59 3.8.5. Phân loại dòng chảy theo túi phình vỡ và chưa vỡ 59 3.8.6. Kiểu dòng chảy theo vị trí 61 3.8.7. Phân loại dòng chảy giữa nhóm phình đã vỡ và chưa vỡ vị trí phình ĐM cảnh trong 62 3.8.8. Phân loại dòng chảy giữa nhóm phình đã vỡ và chưa vỡ vị trí phình ĐM não giữa 62 3.8.9. Phân loại dòng chảy giữa nhóm phình đã vỡ và chưa vỡ vị trí phình ĐM thông trước 62 3.8.10. Phân loại dòng chảy giữa nhóm phình đã vỡ và chưa vỡ vị trí phình ĐM thông sau 63 3.8.11. Phân loại dòng chảy giữa nhóm phình đã vỡ và chưa vỡ vị trí phình ĐM mạch mạc trước 63 3.8.12. Loại dòng chảy giữa nhóm phình đã vỡ và chưa vỡ vị trí phình ĐM não trước 63 3.8.13. Loại dòng chảy giữa nhóm phình đã vỡ và chưa vỡ vị trí phình ĐM thân nền 63 3.8.14. Loại dòng chảy giữa nhóm phình đã vỡ và chưa vỡ vị trí phình ĐM đốt sống 64 3.8.15. Kích thước vùng cản trở của nhóm phình vỡ và chưa vỡ 64 3.8.16. Kích thước vùng cản trở của nhóm phình vỡ và chưa vỡ 65 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 66 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 66 4.1.1. Tuổi, giới: 66 4.1.2. Triệu chứng lâm sàng 67 4.1.3. Tỷ lệ TP vỡ và chưa vỡ trong nghiên cứu và phương tiện phát hiện phình mạch não 67 4.2. Đặc điểm của các túi phình động mạch não. 68 4.2.1. Phân bố túi phình 68 4.2.2. Kích thước túi phình 69 4.2.3. Đặc điểm bờ TP 69 4.3. Khảo sát lưu lượng dòng chảy phình mạch nội sọ trên chụp mạch số hoá xoá nền. 70 4.3.1. Đánh giá lưu lượng mạch mang tại các vị trí động mạch 70 4.3.2. Lưu lượng tại các vị trí bên trong túi phình 70 4.4. So sánh sự khác biệt lưu lượng dòng chảy giữa hai nhóm phình mạch vỡ và chưa vỡ. 71 4.4.1. Lưu lượng trong túi phình của động mạch cảnh trong 71 4.4.2. Lưu lượng ĐM não giữa 73 4.4.3. Lưu lượng ĐM thông trước 76 4.4.4. Lưu lượng ĐM thông sau 79 4.4.5. Lưu lượng ĐM mạch mạc trước 81 4.4.6. Sự khác biệt giữa nhóm cổ rộng và cổ hẹp ở các vị trí khác nhau 84 4.4.7. Sự thay đổi lưu lượng của nhóm phình được đặt Stent ĐHDC 84 4.4.8. Sự thay đổi lưu lượng của nhóm phình cảnh trong được đặt Stent ĐHDC 84 4.5. Vị trí của túi phình và huyết áp 85 4.6. Đặc điểm huyết động học 86 4.7. Huyết động và vỡ 87 KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | huyết động học | vi_VN |
dc.subject | phình mạch não | vi_VN |
dc.subject | lưu lượng dòng chảy | vi_VN |
dc.subject | công nghệ dòng quang học OF | vi_VN |
dc.subject | CFD | vi_VN |
dc.title | Nghiên cứu lưu lượng dòng chảy phình động mạch não trên chụp mạch số hoá xoá nền tại bệnh viện Bạch mai. | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Nguyễn Văn Hoàng - BSNT - 05200534.pdf Restricted Access | 5.81 MB | Adobe PDF | Sign in to read | |
Nguyễn Văn Hoàng - BSNT - 05200534.docx Restricted Access | 40.18 MB | Microsoft Word XML |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.