Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3922
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Phạm, Thị Bích Đào | - |
dc.contributor.author | Tạ, Minh Tiến | - |
dc.date.accessioned | 2022-11-09T03:07:22Z | - |
dc.date.available | 2022-11-09T03:07:22Z | - |
dc.date.issued | 2022-10 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3922 | - |
dc.description.abstract | Ngạt tắc mũi mạn tính là biểu hiện tình trạng cản trở dẫn khí tại mũi cảm giác tắc nghẽn mũi một phần hay toàn bộ trong thời gian kéo dài trên 12 tuần. Triệu chứng có thể gây ra những ảnh hưởng tới đường hô hấp ở mức độ khác nhau tùy vào nguyên nhân gây ra. Ngạt mũi kéo dài có thể làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh do thiếu oxy.1 Quá phát cuốn mũi dưới là nguyên nhân chủ yếu gây ngạt mũi kéo dài,2 biểu hiện tăng kích thước cuốn mũi dưới chiếm thể tích của đường thở ở 4 mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng gây khó khăn trong việc hô hấp3–6 và làm tăng nguy cơ gây các bệnh về mũi. Theo các cuộc điều tra dịch tễ học ở các nước Châu Âu khác nhau đã chỉ ra rằng có từ 10% đến 20% dân số có tắc nghẽn đường thở mạn tính do dị ứng gây quá phát cuốn mũi.7,8 Ở tại Đức thì có tới 25% dân số có biểu hiện tăng phản ứng ở cuốn mũi dưới gây ngạt mũi.9 Quá phát cuốn mũi dưới được biểu hiện trong các tình trạng bệnh lý khác nhau như viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm mũi nhiễm trùng hoặc viêm mũi do dùng thuốc co mạch không đúng. Các biện pháp điều trị nội khoa như thuốc kháng histamin, thuốc co mạch và corticoid tại chỗ...được sử dụng nhằm để cải thiện triệu chứng tắc nghẽn mũi, thông thoáng đường thở.7 Tuy nhiên không phải tất cả các bệnh nhân đều đáp ứng với các thuốc điều trị trên. Một số trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa thường được chỉ định để phẫu thuật thu nhỏ cuốn mũi dưới.10 Phẫu thuật chỉnh hình cuốn mũi dưới bao gồm cắt bỏ niêm mạc có thể kèm xương cuốn mũi. Cho tới nay, đã có rất nhiều phương pháp phẫu thuật được đưa ra ở các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam như đốt cuốn, bẻ cuốn hoặc cắt cuốn; nhằm mục đích giải phóng cản trở của cuốn mũi dưới quá phát gây ngạt mũi mạn tính. Các phương pháp phẫu thuật chỉnh hình cuốn dưới chia làm 2 loại chính: phương pháp không bảo tồn niêm mạc (như cắt cuốn truyền thống, cắt cuốn bằng đông điện, cắt cuốn bằng laser, áp lạnh cuốn) và phương pháp bảo tồn niêm mạc (như chỉnh hình cuốn dưới đơn thuần, bằng hummer, coblator, sóng cao tần hoặc siêu âm).11 Bất kể kỹ thuật nào, mục đích là giảm tắc nghẽn mũi cũng như bảo tồn chức năng sinh lý của cuốn dưới một cách tối đa. Một di chứng hay gặp sau phẫu thuật cắt cuốn dưới toàn bộ là “ Hội chứng rỗng mũi” (ENS) gây ra cảm giác ngạt mũi hoàn toàn mặc dù mũi rất thông thoáng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.1,12 Cho tới nay đã có nhiều phương pháp phẫu thuật được đưa ra nhưng chưa có sự đồng thuận về tiêu chuẩn vàng cho phương pháp nào là có thể áp dụng cho mọi trường hợp hiệu quả nhằm cải thiện tốt nhất tình trạng ngạt mũi trong thời gian dài cũng như tránh tái phát trở lại sau phẫu thuật. Do vậy, để có một cách nhìn tổng quan hơn về các phương pháp điều trị phẫu thuật quá phát cuốn mũi giúp bác sĩ phẫu thuật cân nhắc đánh giá đưa ra chỉ định phẫu thuật phù hợp khi thực hiện cắt cuốn dưới toàn bộ hay một phần dưới niêm mạc. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tổng quan các phương pháp chỉnh hình cuốn dưới trong điều trị quá phát cuốn dưới ” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả các phương pháp chỉnh hình cuốn dưới trong điều trị quá phát cuốn dưới. 2. Phân tích kết quả điều trị của các phương pháp trên được ghi nhận trong y văn. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Bối cảnh nghiên cứu 3 1.1.1. Thế giới 3 1.1.2. Việt Nam 5 1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu 5 1.2.1. Giải phẫu cuốn dưới 5 1.2.2. Sinh lý mũi, cuốn dưới 9 1.2.3. Chức năng sinh lý mũi- cuốn dưới 12 1.2.4. Sinh bệnh học của viêm mũi quá phát cuốn 15 1.2.5. Nguyên nhân viêm mũi quá phát cuốn dưới 16 1.2.6. Triệu chứng lâm sàng của viêm mũi quá phát 17 1.2.7. Triệu chứng cận lâm sàng 19 1.2.8. Điều trị viêm mũi quá phát cuốn mũi dưới 22 1.2.9. Các thang đo đánh giá trước và sau phẫu thuật 30 1.3. Lý thuyết chung về tổng quan luận điểm 31 1.3.1. Khái niệm tổng quan luận điểm 31 1.3.2. Quy trình thực hiện tổng quan luận điểm 31 1.3.3. Sử dụng bảng kiểm PRISMA-ScR trong quá trình thực hiện nghiên cứu tổng quan luận điểm 32 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 33 2.2. Phương pháp nghiên cứu 33 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33 2.2.2. Chiến lược tìm kiếm 33 2.2.3. Quản lý và lựa chọn dữ liệu 35 2.3. Trích xuất dữ liệu 36 2.4. Kế hoạch phân tích số liệu 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37 3.1. Kết quả tìm kiếm nghiên cứu 37 3.2. Tổng hợp các đặc điểm chung của bài báo 38 3.3. Phẫu thuật không bảo tồn niêm mạc 46 3.3.1 Phẫu thuật cắt toàn bộ cuốn dưới: 48 3.3.2. Phẫu thuật cắt một phần cuốn dưới 49 3.3.3. Phẫu thuật cắt cuốn dưới bằng laser 50 3.3.4 Áp lạnh cuốn 52 3.3.5. Phương pháp đông điện 54 3.4. Phẫu thuật bảo tồn niêm mạc 55 3.4.1. Phẫu thuật chỉnh hình cuốn dưới đơn thuần 56 3.4.2. Phẫu thuật chỉnh hình cuốn dưới dùng hummmer 58 3.4.3. Phẫu thuật chỉnh hình cuốn dưới dùng sóng siêu âm 59 3.4.4. Phẫu thuật chỉnh hình cuốn dưới dùng sóng cao tần 60 3.4.5. Phẫu thuật chỉnh hình cuốn dưới dùng Coblator 61 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 63 4.1. Kết quả chung của các nghiên cứu 64 4.2. Phẫu thuật không bảo tồn niêm mạc 64 4.2.1. Phẫu thuật cắt cuốn dưới toàn bộ 65 4.2.2. Phẫu thuật cắt một phần cuốn dưới 66 4.2.3. Phẫu thuật cắt cuốn mũi bằng laser 67 4.2.4. Phương pháp đông điện cuốn 69 4.2.5. Phương pháp áp lạnh cuốn 69 4.3. Phẫu thuật bảo tồn niêm mạc 69 4.3.1. Phẫu thuật chỉnh hình cuốn dưới đơn thuần 70 4.3.2. Phẫu thuật chỉnh hình cuốn dưới bằng hummer 72 4.3.3. Phẫu thuật chỉnh hình cuốn dưới dùng sóng cao tần 73 4.3.4. Phẫu thuật chỉnh hình cuốn dưới bằng coblator 75 4.3.5. Phẫu thuật chỉnh hình cuốn dưới dùng sóng siêu âm 76 4.5. So sánh phẫu thuật cuốn dưới điều trị quá phát cuốn mũi dưới giữa trẻ em và người lớn. 77 4.6. Kỹ thuật nào chiếm ưu thế sử dụng ngày nay? 78 4.7. Hạn chế của nghiên cứu 80 KẾT LUẬN 81 KHUYẾN NGHỊ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Chỉnh hình cuốn dưới | vi_VN |
dc.subject | Quá phát cuốn dưới | vi_VN |
dc.title | Tổng quan các phương pháp chỉnh hình cuốn dưới trong điều trị quá phát cuốn dưới | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2022CK2taminhtien.pdf Restricted Access | 2.55 MB | Adobe PDF | Sign in to read | |
2022CK2taminhtien.docx Restricted Access | 6.03 MB | Microsoft Word XML |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.