Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3860
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorCao Minh, Thành-
dc.contributor.authorNguyễn Thị, Như-
dc.date.accessioned2022-11-04T02:35:12Z-
dc.date.available2022-11-04T02:35:12Z-
dc.date.issued2022-11-03-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3860-
dc.description.abstractĐiếc bẩm sinh là tình trạng bệnh lý mất hoàn toàn khả năng nghe ngay từ khi sinh ra, hậu quả là trẻ sẽ trở thành câm và không thể hòa nhập với cộng đồng. Với sự phát triển của y học thế giới thì việc phục hồi sức nghe ở trẻ nghe kém rất nặng và điếc bằng thiết bị ốc tai điện tử là một bước tiến rất quan trọng.Cấy ốc tai điện tử (OTĐT) giúp tối ưu hóa cơ hội phục hồi khả năng nghe, phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp, hòa nhập cộng đồngcủa trẻ điếc bẩm sinh.1 Những năm gần đây, tỉ lệ trẻ được cấy OTĐT tăng lên đáng kể. Từ năm 2008 đến 2015, số trẻ em được cấy OTĐT trên toàn thế giới tăng từ 120.000 lên 324.500 người.2,3 Mặc dù phẫu thuật cấy OTĐT đang rất phát triển và được tin tưởng bởi nhiều bố mẹ trên thế giới, nhưng lại chưa được phổ biến nhiều ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Quyết định phẫu thuật cấy OTĐT cho trẻ còn gặp nhiều rào cản từ tâm lý lo lắng, thiếu kiến thức, tạo ra nhiều phân vân trong khi đưa ra quyết định cấy OTĐT cho trẻ.4 Sự thành công của phẫu thuật cấy OTĐT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó kiến thức của bố mẹ về bệnh điếc và phẫu thuật cấy ốc tai là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng không chỉ đến quyết định cấy OTĐT mà còn ảnh hưởng đến kết quả chung của sự phục hồi và hiệu quả sau phẫu thuật. Bố mẹ thiếu kiến thức dẫn đến chậm trễ trong quá trình chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.5,6 Không những thế, sau phẫu thuật, bố mẹ cũng là người chăm sóc chính và hỗ trợ trẻ em tập phục hồi ngôn ngữ.7 Việc có kiến thức về chăm sóc và phục hồi chức năng sau cấy OTĐT giúp bố mẹ trong tâm thế sẵn sàng và tự tin, bớt lo lắng khi chăm sóc trẻ. Giai đoạn quyết định phẫu thuật cấy OTĐT cho trẻ luôn là một giai đoạn khó khăn, gây nhiều lo lắng, tâm lý lo sợ cho bố mẹ. Theo nghiên cứu của Alkhamra, 93% bố mẹ đồng ý rằng họ cần thêm thông tin, kiến thức để đưa ra quyết định phẫu thuật cấy ốc tai cho trẻ.8Và trên thực tế họ luôn thiếu kiến thức để đưa ra quyết định.9 Việc đánh giá kiến thức và tâm lý của bố mẹ trẻ giúp nhân viên y tế lượng giá chính xác nhu cầu tìm hiểu thông tin và hỗ trợ tinh thần cho bố mẹ. Tuy nhiên, trên thế giới có rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào chẩn đoán, hiệu quả mà ít đề cập đến vai trò của gia đình trong quá trình điều trị và đặc biệt là nhu cầu về hỗ trợ kiến thức của họ. Ở Việt Nam, kiến thức và tâm lý bố mẹ của trẻ điếc bẩm sinh chưa được quan tâm nhiều, biểu hiện là chưa có nghiên cứu nào về đề tài này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu“Tâm lý và kiến thức chăm sóc của bố mẹ trẻ điếc bẩm sinh có chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử” tại trung tâm Tai Mũi Họng & phẫu thuật cấy ốc tai – Bệnh viện Đại học YHà Nội,với hai mục tiêu: 1. Mô tả thay đổi tâm lý và kiến thức chăm sóc của bố mẹ trẻ điếc bẩm sinh có chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử trước và sau tư vấn giáo dục sức khỏe. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tâm lý và kiến thức chăm sóc của bố mẹ trẻ điếc bẩm sinh tham gia nghiên cứu.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1Tổng quan về bệnh điếc bẩm sinh và phẫu thuật cấy ốc tai điện tử 3 1.1.1. Điếc bẩm sinh 3 1.1.2. Biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán điếc bẩm sinh 3 1.1.3. Phương pháp phẫu thuật cấy ốc tai điện tử 4 1.1.4. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cấy ốc tai điện tử 7 1.1.5 Phục hồi ngôn ngữ cho trẻ sau phẫu thuật cấy ốc tai điện tử 8 1.1.6 Thông tin gia đình cần biết về điếc bẩm sinh 10 1.2Kiến thức và tâm lý của bố mẹ trẻ điếc bẩm sinh có chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử 11 1.2.1 Kiến thức của bố mẹ trẻ điếc bẩm sinh có chỉ định phẫu thuật cấy OTĐT 11 1.2.2 Tâm lý của bố mẹ trẻ điếc bẩm sinh có chỉ định phẫu thuật cấy OTĐT 13 1.3Yếu tố liên quan đến tâm lý và kiến thức chăm sóc của bố mẹ trẻ điếc bẩm sinh 15 1.3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của bố mẹ: 15 1.3.2 Đặc điểm của trẻ: 16 1.3.3 Thời gian phát hiện trẻ bị điếc và thời gian đeo máy trợ thính 17 1.4Tình hình nghiên cứu về tâm lý và kiến thức của bố mẹ trẻ điếc bẩm sinh có chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử 17 Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1Đối tượng nghiên cứu 20 2.1.1 Quần thể nghiên cứu 20 2.1.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 20 2.1.3 Cỡ mẫu nghiên cứu 20 2.1.4 Tiêu chuẩn lựa chọn 20 2.1.5 Tiêu chuẩn loại trừ 21 2.2Phương pháp nghiên cứu 21 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 21 2.2.2 Các bước nghiên cứu 21 2.2.3 Biến số nghiên cứu 21 2.2.4 Phương pháp, công cụ thu thập số liệu 22 2.2.5 Phân tích và xử lý số liệu 25 2.3Đạo đức nghiên cứu 25 Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27 3.1Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 27 3.2Đặc điểm bệnh nhi 29 3.3 Thực trạng tâm lý của bố mẹ trẻ và các yếu tố liên quan 32 3.3.1 Tâm lý của bố mẹ trẻ khi nghi ngờ con mình bị điếc 32 3.3.2 Tâm lý của bố mẹ khi chắc chắn con bị điếc 33 3.3.3 Sự thay đổi tâm lý của bố mẹ trẻ trước và sau khi được tư vấn phẫu thuật 34 3.3.4 Một số yếu tổ liên quan đến tâm lý của bố mẹ 36 3.4Thực trạng kiến thức của bố mẹ trẻ và các yếu tố liên quan 40 3.4.1. Kiến thức của bố mẹ trẻ về triệu chứng, nguyên nhân, và ảnh hưởng của bệnh 40 3.4.2. Sự thay đổi về kiến thức của bố mẹ trước và sau khi cung cấp thông tin. 43 3.4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của bố mẹ 46 Chương 4:BÀN LUẬN 52 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 52 4.1.1. Giới 52 4.1.2. Tuổi 52 4.1.3. Các đặc điểm khác 52 4.2. Đặc điểm bệnh nhi 53 4.2.1. Giới tính trẻ 53 4.2.2. Tuổi 53 4.2.3. Thời điểm phát hiện trẻ nghe kém và thời điểm đeo máy trợ thính 56 4.3. Tâm lý của bố mẹ trẻ điếc bẩm sinh có chỉ định phẫu thuật cấy OTĐT 56 4.3.1. Tâm lý của bố mẹ trẻ khi nghi ngờ con mình bị điếc 56 4.3.2. Tâm lý của bố mẹ trẻ khi chắc chắn con mình bị điếc 57 4.3.3. Sự thay đổi tâm lý của bố mẹ trẻ trước và sau khi được tư vấn phẫu thuật 58 4.3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý bố mẹ trẻ 60 4.4. Thực trạng kiến thức của bố mẹ trẻ và các yếu tố liên quan 63 4.4.1 Kiến thức về các triệu chứng, nguyên nhân, ảnh hưởng của bệnh điếc bẩm sinh ở trẻ 63 4.4.2. Nguồn thông tin về phẫu thuật cấy ốc tai 64 4.4.3. Sự thay đổi kiến thức của bố mẹ về điếc bẩm sinh ở trẻ trước và sau giáo dục sức khỏe 65 4.4.4.Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức của bố mẹ trẻ trước phẫu thuật 67 KẾT LUẬN 69 KHUYẾN NGHỊ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectkiến thức, tâm lý, điếc bẩm sinh, phẫu thuật cấy ốc tai điện tửvi_VN
dc.titleTÂM LÝ VÀ KIẾN THỨC CHĂM SÓC CỦA BỐ MẸ TRẺ ĐIẾC BẨM SINH CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Nguyễn Thị Như - Cao học.docx
  Restricted Access
821.94 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.