Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3834
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Đỗ Trường, Thành | - |
dc.contributor.author | Trần Quang, Mạnh | - |
dc.date.accessioned | 2022-11-02T03:26:12Z | - |
dc.date.available | 2022-11-02T03:26:12Z | - |
dc.date.issued | 2022-10-20 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3834 | - |
dc.description.abstract | 1. Đặt vấn đề Sỏi tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, tỉ lệ tái phát cao, hay gặp nhất ở các vùng nhiệt đới. Sỏi thận có thể gây ra các biến chứng như viêm nhiễm, suy giảm chức năng thận, gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng người bệnh vì vậy khi đã phát hiện sỏi cần điều trị sớm để tránh các biến chứng. Trong sỏi thận thì sỏi san hô là sỏi có hình thái, kích thước lớn gây khó khăn cho việc điều trị lấy sỏi. Việc điều trị sỏi san hô trước đây chủ yếu mổ mở, tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức gần đây với kỹ thuật ngày càng hoàn thiện tán sỏi qua da đường hầm nhỏ ngày càng chỉ định rộng rãi với sỏi san hô thận. Nghiên cứu với 2 mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tán sỏi san hô thận tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2021-2022; Đánh giá kết quả điều trị sỏi san hô thận bằng tán sỏi qua da đường hầm nhỏ năng lượng Holmium Laser tại Bệnh viện Hữu nghị Việt đức giai đoạn 2021 – 2022. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Những bệnh nhân được chẩn đoán xác định là sỏi san hô thận được TSTQD đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong thời gian từ tháng 07 năm 2021 đến tháng 04 năm 2022. Chúng tôi mô tả đặc điểm chung, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả của tán sỏi san hô thận. 3. Kết quả Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nam giới, chiếm 72,9%. Tỷ lệ nữ giới là 27,1%. Hầu hết bệnh nhân nghiên cứu có thể trạng bình thường, chiếm 83,3%. Tỷ lệ thể trạng nhẹ cân và thừa cân lần lượt là 12,5% và 4,2%. Tỷ lệ có sỏi ở cả 2 thận là 16,6%. Tỷ lệ có sỏi chỉ ở thận trái hoặc phải là như nhau, chiếm 41,7% số đối tượng nghiên cứu. Hầu hết số trường hợp thận giãn độ 1 (62,5%) và 2 (33,3%). Tỷ lệ thận giãn độ 3 bằng tỷ lệ không giãn, chiếm 2,1% trong nghiên cứu. Đa số trường hợp trong nghiên cứu có diện tích bề mặt sỏi dưới 10 cm2. Tỷ lệ có diện tích 10 - 20cm2 là 20,8% và chỉ 8,3% só trường hợp có diện tích bề mặt từ 20cm2 trở lên. Thời gian tán sỏi trung bình lần 1 là 82,1 ± 22,5 phút cao thấp nhất là 50 phút, cao nhất là 145 phút, thời gian tán sỏi trung bình lần 2 là 61,6 ± 29,6 phút thấp nhất là 30 phút dài nhất là 120 phút Số lần chọc dò tạo đường hầm vào thận trung bình là 1,4 ± 0,6 lần Tỷ lệ gặp biến chứng chảy máu phải cạn thiệp nút mạch là 2,1% và sốt sau mổ là 2,1%. Sau tán sỏi lần 1 27/48 số trường hợp sạch sỏi, chiếm 56,1%. Có 25% số trường hợp sạch sỏi sau 2 lần tán sỏi. Sau 1 tháng tán sỏi có thêm 1 trường hợp sạch sỏi (2,1%). Còn lại 16,7% số bệnh nhân nghiên cứu vẫn còn sỏi. Tại thời điểm ra viện, có 81,2% số trường hợp đạt kết quả tán sỏi tốt, 16,7% đạt loại trung bình và có 2,1% đạt loại xấu. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Giải phẫu 3 1.1.1. Vị trí và hình thể ngoài của thận 3 1.1.2. Liên quan thận 4 1.1.3. Hình thể trong 6 1.1.4. Hệ thống đài bể thận 7 1.1.5. Phân bố mạch thận 8 1.1.6. Áp dụng 11 1.1.7. Phân loại sỏi thận theo Mooress.W.K và Boyce.P.J – 1976 12 1.1.8. Thang điểm Stone 13 1.2. Sự hình thành sỏi và diễn biến tự nhiên của sỏi 14 1.2.1. Sự hình thành sỏi 14 1.2.2. Các yếu tố nguy cơ của sỏi tiết niệu 15 1.2.3. Thành phần hóa học của sỏi 16 1.3. Chẩn đoán sỏi thận. 17 1.3.1. Triệu chứng lâm sàng. 17 1.3.2. Cận lâm sàng. 17 1.3.3. Biến chứng của sỏi thận. 18 1.4. Các phương pháp điều trị sỏi thận. 19 1.4.1. Điều trị nội khoa. 19 1.4.2. Điều trị ngoại khoa 20 1.4.3. Các phương tiện tán sỏi bằng năng lượng 22 1.4.4. Phương pháp phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ 26 1.5. Tình hình tán sỏi thận qua da. 31 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 2.1. Đối tượng nghiên cứu 33 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 33 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân. 33 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 33 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. 33 2.2.2. Mẫu nghiên cứu 34 2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 34 2.2.4. Phương tiện và Quy trình TSTQD đường hầm nhỏ bằng holmium laser dưới hướng dẫn siêu âm - BN tư thế nằm nghiêng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. 34 2.3. Nội dung nghiên cứu. 36 2.3.1. Đặc điểm chung 36 2.3.2. Chẩn đoán sỏi thận 37 2.3.3. Đánh giá kết quả 39 2.3.4. Thu thập số liệu và phân tích các mối liên quan. 42 2.3.5. Chỉ số biến nghiên cứu 45 2.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 49 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 49 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 50 3.1.1. Phân bố tuổi, giới mắc bệnh. 50 3.1.2. Nghề nghiệp. 51 3.1.3. Tiền sử can thiệp thận 51 3.1.4. Chỉ số BMI 52 3.1.5. Triệu chứng lâm sàng 52 3.2. Các xét nghiệm máu và nước tiểu trước tán. 53 3.2.1. Xét nghiệm CTM trước tán 53 3.2.2. Xét nghiệm sinh hóa máu trước tán. 53 3.2.3. Xét nghiệm nước tiểu trước tán. 54 3.3. Chẩn đoán hình ảnh. 54 3.3.1. Thận có sỏi 54 3.3.2. Tỷ lệ các mức độ giãn của thận 54 3.3.3. Diện tích bề mặt sỏi 55 3.3.4. Phân loại sỏi 55 3.4. Kết quả tán sỏi 56 3.4.1. Tỉ lệ đặt sonde JJ NQ 56 3.4.2. Vị trí và thời gian tạo đường hầm. 56 3.4.3. Số lần tạo đường hầm với mức độ ứ nước thận. 57 3.4.4. Thời gian tán sỏi và các yếu tố liên quan 57 3.4.5. Lượng Hemoglobin mất trung bình saumổ 59 3.4.6. Các chỉ số sinh hóa trước sau tán. 59 3.4.7. Các biến chứng trong và sau mổ. 60 3.4.8. Đánh giá mức độ đau sau mổ 60 3.4.9. Thời gian lưu DL thận. 60 3.4.10. Thời gian nằm viện. 61 3.4.11. Đánh giá tỉ lệ sạch sỏi. 61 3.4.12. Kết quả TSQD. 62 3.5. Những yếu tố liên quan kết quả tán sỏi 62 3.5.1. Chỉ số BMI đến kết quả tán sỏi 62 3.5.2. Diện tích bề mặt trung bình với độ sạch sỏi khi ra viện. 63 3.5.3. Liên quan giữa kết quả tán lúc ra viện với tiền sử mổ. 63 3.5.4. Liên quan kết quả tán với S trung bình bề mặt sỏi 63 Chương 4: BÀN LUẬN 64 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 64 4.1.1. Phân bố tuổi, giới mắc bệnh. 64 4.1.2. Nghề nghiệp 65 4.1.3. Tiền sử can thiệp thận 65 4.1.4. Chỉ số BMI 65 4.1.5. Triệu chứng lâm sàng 66 4.2. Các xét nghiệm máu và nước tiểu trước tán. 67 4.2.1. Xét nghiệm CTM trước tán 67 4.2.2. Xét nghiệm sinh hóa máu trước tán. 68 4.2.3. Xét nghiệm nước tiểu trước tán. 69 4.3. Chẩn đoán hình ảnh. 69 4.3.1. Thận có sỏi 69 4.3.2. Mức độ giãn của thận 70 4.3.3. Diện tích bề mặt sỏi 71 4.4. Kết quả tán sỏi 72 4.4.1. Tỉ lệ đặt sonde NQ 72 4.4.2. Vị trí và số lần tạo đường hầm. 72 4.4.3. Số lần chọc dò với mức độ ứ nước thận. 74 4.4.4. Thời gian tán sỏi và các yếu tố liên quan 75 4.4.5. Lượng Hemoglobin mất trung bình sau mổ 76 4.4.6. Các chỉ số sinh hóa trước sau tán. 77 4.4.7. Các biến chứng trong và sau mổ. 77 4.4.8. Đánh giá mức độ đau sau mổ 79 4.4.9. Thời gian lưu dẫn lưu thận, sonde bàng quang. 80 4.4.10. Thời gian nằm viện. 80 4.4.11. Đánh giá tỉ lệ sạch sỏi. 81 4.4.12. Kết quả TSQD. 82 4.5. Những yếu tố liên quan kết quả tán sỏi 82 4.5.1. Chỉ số BMI đến kết quả tán sỏi 82 4.5.2. Diện tích bề mặt trung bình với độ sạch sỏi khi ra viện. 83 4.5.3. Liên quan giữa kết quả tán lúc ra viện với tiền sử mổ. 83 KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Tán sỏi san hô | vi_VN |
dc.subject | Tán sỏi thận qua da | vi_VN |
dc.title | Đánh giá kết quả điều trị sỏi san hô thận bằng tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2021 - 2022 | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2022CK2tranquangmanh.pdf Restricted Access | Luận văn CK2 Bs Mạnh K34 | 2.18 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
2022CK2tranquangmanh.docx Restricted Access | Luận văn CK2 Bs Mạnh K34 | 4.12 MB | Microsoft Word XML |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.